Thực trạng và sự thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét kết quả giáo dục sức khỏe về tuân thủ điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 66 - 95)

mạn tính trước và sau can thiệp giáo dục.

Với cách phân loại đánh giá kiến thức thành 4 mức độ là yếu, trung bình, khá và tốt thì đánh chung phân loại mức độ kiến thức tuân thủ điều trị BPTNMT trước và sau can thiệp được thể hiện ở biểu đồ 3.5. Cụ thể trước can thiệp 100% kiến thức tuân thủ điều trị BPTNMT của NB được đánh giá ở mức độ yếu, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 10% tại thời điểm ngay sau can thiệp giáo dục sức khỏe tuy nhiên sau 8 tuần tỷ lệ NB có kiến thức ở mức độ yếu tăng lên đến 50%. Điều này ghi nhận can thiệp của chúng tôi đã có hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức tuân thủ điều trị BPTNMT của NB.

Bảng 3.17 cho thấy điểm trung bình về kiến thức tuân thủ điều trị của NB trước can thiệp là 8,57 ± 3,07 dao động từ 1 đến 17 điểm. Thời điểm ngay sau can thiệp điểm trung bình kiến thức tăng lên 21,94 ± 2,47 dao động từ 16 đến 28 điểm với mức ý nghĩa p < 0,001. Sự thay đổi này có ý nghĩa tăng tỷ lệ kiến thức tuân thủ điều trị BPTNMT thực sự. Sự thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị sau can thiệp giáp dục có thể giải thích bằng mô hình niềm tin sức khỏe (HBM) [41] là mô hình tâm lý dùng để giải thích và dự đoán hành vi sức khỏe bằng thái độ và niềm niên của các cá nhân. Chúng tôi áp dụng HBM để thay đổi kiến thức cho NB ở các điểm sau:

Một là tính cảm nhận của cá nhân: Quá trình này NB tự cảm nhận mức độ nguy cơ do tình trạng bệnh gây nên. Trong chương trình can thiệp của chúng tôi có đưa ra các câu hỏi về tình trạng bệnh, kiến thức về BPTNMT, kiến thức về chế độ tuân thủ điều trị BPTNMT để NB có thể hiểu được các nội dung tuân thủ (tuân thủ sử dụng thuốc, tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tuân thủ không sử dụng thuốc lá/thuốc lào và tuân thủ theo chế độ luyện tập, phục hồi chức năng hô hấp) và đánh giá được mức độ tuân thủ của mình. Hai là nhận thức về mức độ nghiêm trọng.: Chúng tôi cung cấp các thông tin về những hậu quả của việc NB không tuân thủ điều trị như tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian điều trị, tần suất nhập viện do đợt cấp….Để từ đó NB nhận thức được sự nguy hiểm nếu không tuân thủ điều trị. Ba là nhận thức những lợi ích của vấn đề: Chúng tôi tư vấn những lợi ích của việc tuân thủ như tiết kiệm chi phí và thời gian điều trị, hạn chế được tần suất nhập viện do đợt cấp...Bốn là nhận thức về những rào cản: chúng tôi đã hỏi về những khó khăn khi thực hiện tuân thủ điều trị (do quên, do tác dụng phụ của thuốc, do phụ thuộc vào người trong gia đình…). Sau đó nghiên cứu viên và NB cùng nhau trao đổi về những giải pháp để khắc phục những khó khăn. Kết quả sau tại thời điểm sau can thiệp 8 tuần điểm trung bình kiến thức có giảm xuống còn 18,65 ± 2,97 dao động từ 10 đến 25 điểm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p< 0,001.

Là nghiên cứu khoa học mới về lĩnh vực tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên nghiên cứu cũng không tránh được một số thiếu sót cần được nghiên cứu rõ hơn trong xác định các yếu tố liên quan đến thực trạng kiến thức cũng như sự thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Cần tìm hiểu về thực hành tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người bệnh, cũng như các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng áp dụng chương trình phục hồi chức năng hô hấp trên người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước can thiệp giáo dục.

Trước can thiệp 91,1% kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc của người bệnh được đánh giá ở mức độ yếu.

Tỷ lệ người bệnh hiểu biết về nguyên tắc không sử dụng thuốc lá/thuốc lào sai chiếm 51,1% và 71,1% người bệnh chưa có hiểu biết đúng về ảnh hưởng của thuốc lá/thuốc lào đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước can thiệp giáo dục.

Trước can thiệp 93,3% kiến thức tuân thủ chế độ tập luyện thể dục thể thao, phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh được đánh giá ở mức độ yếu, trong đó có 87,8 % người bệnh lựa chọn sai nguyên tắc luyện tập dành cho người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

2. Kiến thức tuân thủ chế độ điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau can thiệp giáo dục.

100% kiến thức tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người bệnh được đánh giá ở mức độ yếu tại thời điểm trước can thiệp, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 10% tại thời điểm ngay sau can thiệp giáo dục sức khỏe tuy nhiên sau 8 tuần tỷ lệ người bệnh có kiến thức ở mức độ yếu tăng lên đến 50%. Điểm trung bình kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước can thiệp là 8,57 ± 3,07 tăng lên 21,94 ± 2,47 và 18,65 ± 2.97 sau can thiệp sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

KHUYẾN NGHỊ

Từ những kết quả và phân tích kết quả, nghiên cứu có đưa ra các khuyến nghị sau:

1. Đối với cơ quan quản lý.

Phòng Chỉ đạo tuyến cần cập nhật kiến thức tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, cần chỉ đạo phối hợp với các khoa phòng khác trong bệnh viện (khoa Khám bệnh, khoa Phục hồi chức năng, khoa Cận lâm sàng..) trong tác khám chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nâng cao chất lượng quản lý người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

2. Đối với nhân viên y tế.

Nhân viên y tế (bác sĩ và điều dưỡng) cần hỗ trợ và khuyến khích xây dựng biện pháp hỗ trợ nhắc nhở về chế độ tuân thủ điều trị. Chủ động tư vấn lại cách xử lý khi quên và khi gặp bất thường cho người bệnh mỗi lần tái khám. Tuyên truyền về tác hại của rượu bia, thuốc lá/thuốc lào, dinh dưỡng, thuốc, chế độ luyện tâp đối với sức khỏe, lợi ích của việc tham gia tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, và những hiệu quả mang lại cho sức khỏe người bệnh.

3. Đối với người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh nguy hiểm và gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, vì vậy cần phải tuân thủ điều trị bệnh để điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng do đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bùi Phương Anh và Đinh Hoàng Sang (2014). Nghiên cứu tỷ lệ mắc và mối liên quan với các yếu tố nguy cơ của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại thành phố Quy Nhơn. Hội nghị khoa học ngành Y tế Bình Định lần thứ VIII, 23-25. 2. Nguyễn Thị Phương Anh (2014). Dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh phổi tắc

nghẽn mạn tính. Hội thảo khoa học về hen - COPD, Hà Nội, 18-19.

3. Bộ Y tế (2006). Quyết định 2879/QĐ- BYT về Hướng dẫn chế độ ăn bệnh viện, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2015). Quyết định số 2866/QĐ- BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, Hà Nội. 5. Ngô Quý Châu (2012). Bệnh học Nội khoa,Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 42-54. 6. Dương Đình Chỉnh, Nguyễn Đình Hợi và Ngô Đức Kỳ (2013). Khảo sát đặc điểm và tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại thành phố Vinh - Nghệ An.

Tạp chí Y học thực hành, 879, 91-93.

7. Dương Thị Thu Cúc và cộng sự (2014). Các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Kỷ yếu hội nghị khoa học An Giang 2014, An Giang, 22-25.

8. Trần Thị Hằng và Hoàng Hà (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn. Tạp chí Khoa học & Công nghệ - Đại học Y dược Thái Nguyên, 89(1), 95-99.

9. Ngô Huy Hoàng (2016). Giáo trình Chăm sóc người bệnh Nội khoa, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định, 117-124.

10. Trịnh Mạnh Hùng (2012). Nghiên cứu một số yếu tố làm xuất hiện nhiều đợt cấp trong năm ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp chí Y học thực hành, 825, 121-122.

11. Mai Xuân Khẩn, Đỗ Quyết và Trần Thị Hồng Thanh (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, thực trạng chẩn đoán điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện tỉnh Nghệ An. Tạp chí Y học thực hành, 822, 31-35.

12. Nguyễn Viết Nhung và cộng sự (2010). Mô hình quản lí Hen/COPD tại đơn vị quản lý bệnh phổi mạn tính bệnh viện Lao và bệnh Phổi trung ương. Tạp chí Y học thực hành, 2, 46-48.

13. Nguyễn Viết Nhung và cộng sự (2010). Hiệu quả điều trị phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Lao và bệnh phổi trung ương. Tạp chí Y học thực hành, 704, 48-52.

14. Nguyễn Tấn Phong và Vũ Thị Chăm (2012), Đánh giá quản lý, điều trị ngoại trú bệnh phổi tăc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định tại khoa khám bệnh, bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Nam Định.

15. Vũ Xuân Phú (2012). Chi phí điều trị của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh bệnh phổi trung ương. Tạp chí Y học thực hành, 804, 51-53.

16. Nguyễn Minh Phúc (2014). Khảo sát nhận thức của bệnh nhân về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại khoa Nội Tổng Hợp bệnh viện đa khoa Thống Nhất năm 2014. Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai 2014, Đồng Nai, 14-21.

17. Nguyễn Minh Sang (2014). Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: kiểu hình và ứng dụng lâm sàng. Tạp chí Lao và bệnh Phổi, 17,10- 16.

18. Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự (2011). Dịch tễ học COPD ở Việt Nam. Hội thảo khoa học về hen - COPD, Cần Thơ, 4-5.

19. Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự (2016). Tăng cường tuân thủ quản lý và điều trị Hen và COPD ở cộng đồng. Tạp chí Lao và bệnh Phổi, 14-15.

20. Bùi Xuân Tám (1999). Bệnh học Nội khoa, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, 122- 132.

21. Trần Quang Thắng (2012). Đặc điểm lâm sàng và sự biến đổi của khí máu động mạch ở người cao tuổi mắc đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau điều trị. Tạp chí Y học thực hành, 816, 41-43.

22. Trần Hoàng Thành và Nguyễn Phương Lan (2009). Tình hình hút thuốc lào và thuốc là của bệnh nhân COPD điều trị tại khoa hô hấp bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí Y học thực hành, 667(7), 41-11.

23. Nguyễn Thị Xuyên (2010). Nghiên cứu tình hình dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở Việt Nam, Tạp chí Y học thực hành, 704(2), 8-11.

TIẾNG ANH

24. Americain Thoracic Society (2011). Diagnosis and Management of Stable Chronic Obstructive Pulmonary Disease: A Clinical Practice Guideline Update from the American College of .Physicians, American College of Chest Physicians, American Thoracic Society, and European Respiratory Society. Ann Intern Med, 155, 179-191.

25. American Thoracic Society (2016). Copd today, Available at: http:// www.thoracic.org, truy cập ngày 18/2/2017.

26. American Thoracic Society (2016). Management of Adults With Hospital- acquired and Ventilator-associated Pneumonia: 2016 Clinical Practice Guidelines by the Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society.

27. C.Raherison, P-O. Girodet (2009). Epidemiology of COPD. European respiratory review, 18(114), 213-221.

28. C Hoerl, T McCormack (2001). Time and Memory: Issues in Philosophy and Psycholog. Oxford University Press, New York.

29. Charles MS (2010). Adherence to controller therapy for chronic obstructive pulmonarydisease: a review, Curr Med Res Opin, 26, 2421-2429.

30. D Restrepo, Ruben (2008). Medication adherence issues in patients treated for COPD. International Journal of Copd, 3(3), 371- 384.

31. Dariusz Wiśniewski (2012). Factors influencing adherence to treatment in COPD patients and its relationship with disease exacerbations. Pneumonol Alergol, 82, 96- 104.

32. Global Initiative for Chronic Obstrutive Lung Disease (GOLD) (2017). Available at: http:// www.goldcopd.org, truy cập ngày 18/2/2017.

33. J Bourbeau, S J Barlet (2008). Patient adherence in COPD.Thorax, 63(9), 831 - 838.

34. Kardas Premyslaw (2015). Adherence to treatment in asthma and COPD patients in their doctor's assessment.Pneumonol Alergol, 83, 436 -444.

35. Kian Chung Ong (2012). Chronic Obstructive Pulmonary Disease - Current Concepts and Practice.

36. Maria Conceicao de Castro (2014). Knowledge about COPD among users of primary health care service. International Journal of COPD, 10, 1-6.

37. Masaya Takemura (2011). Relationships between repeated instruction on inhalation therapy, medication adherence, and health status in chronic obstructive pulmonary disease. International Journal of Copd, 6, 97-104.

38. NHLBI/ WHO (2016). Global Strategy for Asthma Management and Prevention

39. Sam Lim (2015). Impact of chronic obstructive pulmonary disease (COPD) in the Asia-Pacific region: the EPIC Asia population-based survey. Asia Pacific Family Medicine, 14(4), 2-11.

40. Sanduzzi (2014). COPD: adherence to therap. Multidisciplinary Resiratory Medicine, 9(60).

41. Stretcher V and Rosenstock I.M (1997). The health belief model 4, p. 31-42 42. WHO (2016). World Health Statistics 2016, Available at: http://

//www.who.int/gho/publications/world_health_statistics/2016/en, truy cập ngày 12/07/2016.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU PHỎNG VẤN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đề tài: Nhận xét kết quả giáo dục sức khỏe về tuân thủ điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.

Chúng tôi xin phép được hỏi Ông/Bà một số câu hỏi và ghi lại câu trả lời. Câu trả lời của Ông/Bà sẽ được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Ông/Bà có thể từ chối trả lời bất cứ câu hỏi nào hoặc ngừng trả lời bất cứ khi nào. Sự tham gia của Ông/Bà là hoàn toàn tự nguyện. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích, để thu thập thông tin ông/bà không cần thiết phải viết tên mình trong bộ câu hỏi. Cám ơn sự tham gia hợp tác của ông/bà.

Sau khi phỏng vấn nếu Ông/Bà có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến nghiên cứu này xin hãy liên hệ với nhóm nghiên cứu.

Ông/Bà có câu hỏi gì không?

Ông/Bà có đồng ý tham gia phỏng vấn hôm nay không?

Đồng ý tham gia: Mã số bệnh án

Sự tuân thủ điều trị BPTNMT là vấn đề hết sức quan trọng trong chăm sóc và điều trị BPTNMT. Để có cái nhìn tổng quát hơn về kiến thức tuân thủ điều trị BPTNMT của người mắc BPTNMT điều trị ngoại trú và nhằm xây dựng một chương tình can thiệp lâu dài, phù hợp và hiệu quả trong việc kiểm soát BPTNMT cho nhóm người bệnh này, chúng tôi rất mong nhận được sự ủng hộ của Ông/Bà thông qua việc cung cấp thông tin cho những câu hỏi dưới đây:

Mã Câu hỏi Lựa chọn trả lời Đáp án A. Thông tin chung

A1 Năm sinh của Ông/Bà? Năm: ………... A2 Địa chỉ của Ông/Bà?

A3 Số điện thoại của Ông/Bà?

A4 Giới tính của Ông/bà? Nam

Nữ 1 2 A5 Trình độ văn hóa của

Ông/bà?

≤ Tiểu học (cấp 1) Phổ thông cơ sở (cấp 2) Trung học phổ thông (cấp 3) Trung học chuyên nghiệp/CĐ

Đại học/trên đại học 1 2 3 4 5 A6 Công việc hiện tại của

Ông/Bà là gì?

Nghỉ hưu hoặc không đi làm Viên chức nhà nước Kinh doanh Làm ruộng Tự do Khác 1 2 3 4 5 6 A7 Ông/Bà phát hiện mắc

bệnh được bao lâu rồi?

<6 tháng Từ 6 tháng đến < 1 năm Từ 1 năm đến <3 năm > 3 năm 1 2 3 4

A8 Ông/Bà có biết mình chẩn đoán bệnh ở giai đoạn mấy? (theo GOLD)

Độ 1 Độ 2 Độ 3 Độ 4 1 2 3 4 A9 Ngoài mắc BPTNMT, Ông/Bà có mắc thêm các bệnh lý khác không? Tim mạch Tiêu hóa Tiết niệu Bệnh về thần kinh

Đái tháo đường Tăng huyết áp Không mắc bệnh khác 1 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét kết quả giáo dục sức khỏe về tuân thủ điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 66 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)