Thực trạng và sự thay đổi kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc trước và sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét kết quả giáo dục sức khỏe về tuân thủ điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 61 - 64)

can thiệp giáo dục

Kiến thức tuân thủ thuốc điều trị BPTNMT rất quan trọng, nguyên tắc cơ bản là NB cần uống thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Chính vì vậy tuân thủ tốt việc uống thuốc không phải là điều dễ dàng nhưng lại có liên quan chặt chẽ đến sự thành công của công tác điều trị BPTNMT.

Nghiên cứu chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên sử dụng bộ công cụ đánh giá dựa trên Quyết định số 2866/QĐ – BYT ngày 08 tháng 7 năm 2015 [4]. Chúng tôi chọn các mức độ yếu, trung bình, khá và tốt để đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị BPTNMT của đối tượng nghiên cứu. NB về tuân thủ điều trị BPTNMT ở mức độ yếu (tức là có câu trả lời đúng < 50% trên tổng số câu hỏi). Mức độ trung bình (tức là có câu trả lời đúng trong phạm vi 50% đến < 70% trên tổng số câu hỏi). Mức độ khá (tức là có câu trả lời đúng trong phạm vi 70% đến 80% trên tổng số câu hỏi). Và mức độ tốt (tức là có câu trả lời đúng < 80% trên tổng số câu hỏi).

Kiến thức chung về tuân thủ sử dụng thuốc: Kết quả trước can thiệp có 88,9% NB có kiến thức yếu và 11,1% NB có kiến thức trung bình.

Kiến thức về yếu tố liên quan đến sự tuân thủ sử dụng thuốc: Kết quả trước can thiệp có 88,9% NB có kiến thức yếu. Cụ thể có 3,3% NB có câu trả lời đúng khi hỏi về mục đích của tuân thủ sử dụng thuốc hay có 7,8% NB có câu trả lời đúng về tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc điều trị BPTNMT trước can thiệp giáo dục

Sau khi đánh giá kiến thức của NB về sự tuân thủ thuốc, chúng tôi tiến hành can thiệp truyền thông giáo dục sức khoẻ bằng cách phát tờ rơi, tuyên truyền giáo dục sức khỏe về tác dụng cũng như cách sử dụng các loại ống hít, ưu điểm và nhược điểm của từng loại thuốc từng nhóm 3-5 NB. Hiệu quả của can thiệp được đánh giá 2 lần, lần 1 ngay sau thời điểm can thiệp, lần 2 sau can can thiệp 8 tuần.

Kết quả thu được sau 2 lần can thiệp:

Tại thời điểm ngay sau can thiệp, kiến thức chung về tuân thủ sử dụng thuốc: Kết quả có 40,4% NB có kiến thức yếu và 46,7% NB có kiến thức trung bình và 13,3% NB có kiến thức tốt.

Kiến thức về yếu tố liên quan đến sự tuân thủ sử dụng thuốc: Kết quả có 30% NB có kiến thức yếu, 48,9% NB có kiến thức trung bình, 20% NB có kiến thức khá và 13,3% NB có kiến thức tốt.

Tại thời điểm sau can thiệp 8 tuần, kiến thức chung về tuân thủ sử dụng thuốc: Kết quả có 76,7% NB có kiến thức yếu và 50% NB có kiến thức trung bình và

22,2% NB có kiến thức tốt.

Kiến thức về yếu tố liên quan đến sự tuân thủ sử dụng thuốc: Kết quả có 76,7% NB có kiến thức yếu, 21,1% NB có kiến thức trung bình và 2,2% NB có kiến thức khá.

Điểm số trung bình tăng từ 1,3 ± 1,07 lên 4,54 ± 1,05 ở thời điểm sau can thiệp T2 và 3,95 ± 1,17 ở thời điểm T3 với p< 0,001.

Do nghiên cứu của chúng tôi là nghiên cứu đầu tiên sử dụng bộ công cụ đánh giá dựa trên Quyết định số 1149/QĐ – BYT ngày 01 tháng 4 năm 2008 về hướng dẫn chuyên môn về chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tĩnh, chúng tôi không tìm thấy những nghiên cứu có các tiêu chí đánh giá tương tự, vì vậy việc bàn luận của chúng tôi còn gặp nhiều hạn chế.

Tuy nhiên chúng tôi đưa ra một số kết quả của nghiên cứu khác để thấy được thực trạng tuân thủ thuốc của NB BPTNMT. Nghiên cứu J. Bourbeau và cộng sự (2014) của đã ghi nhận chỉ 15% NB không sử dụng thuốc giãn phế quản theo đúng tấn số quy định và số lần xịt trong 1 lần sử dụng. Mặc dù tỷ lệ tuân thủ trong các thử nghiệm rất cao 70% số NB tham gia nghiên cứu. Qua nghiên cứu cũng ghi nhận tình trạng chỉ có 29 - 39% NB nhận được hướng dẫn sử dụng từ nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ..) về cách sử dụng thuốc. Nghiên cứu đưa ra kết luận vai trò của nhân viên y tế trong hướng dẫn, giáo dục cách sử dụng thuốc, tuân thủ sử dụng thuốc, tự theo dõi sự tuân thủ của bản thân NB [33]. Một nghiên cứu khác của Alessandro Sanduzzi và cộng sự tiến hành tại Bệnh viện Monaldi, Đại học Federico II,Naples, Italia nhận định 15% NB trong nghiên cứu không thể ghi lại đã sử dụng thuốc gì trong điều trị và không tiếp tục điều trị trong vòng 6 tháng 50% NB gặp khó khăn khi sử dụng thuốc ở dạng hít, Nghiên cứu đưa ra kết luận các nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe NB thì việc đầu tiên cần thực hiện là thực hiện chương trình giáo dục sức khỏe, tăng cường hiểu biết về tuân thủ điều trị cho NB. Nghiên cứu đưa ra 4 lý do trên 6 lý do chính khiến NB không tuân thủ điều trị có liên quan đến nhận thức tuân thủ điều trị bệnh của NB là chưa tốt là: Thứ nhất: NB thấy việc tuân thủ điều trị quá phức tạp. Thứ hai: NB không nhận thức được

tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe. Thứ ba: NB không hiểu về tác dụng của thuốc. Thứ tư: NB tin rằng bệnh sẽ tự khỏi [36].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét kết quả giáo dục sức khỏe về tuân thủ điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)