Chương 3 NHẬN XÉT VỀ PHONG TRÀO HỢP TÁC HÓA NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
3.1.1. Phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa diễn ra với những thuận lợi và khó khăn nhất định
Hòa diễn ra với những thuận lợi và khó khăn nhất định
Trước khi tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, trên địa bàn Khánh Hòa đã có những tiền đề nhất định về chính trị, kinh tế, xã hội. Những tiền đề này vừa tạo những thuận lợi, tác động thuận chiều, nhưng cũng hàm chứa nhiều khó khăn, cản trở đối với công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp.
Về chính trị,sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, nước nhà hoàn toàn độc lập, nhân dân được sống trong hòa bình. Ngay sau giải phóng bộ máy chính trị được mau chóng thành lập và hoàn thiện từ cấp tỉnh đến các huyện, xã, thôn. Bên cạnh đó, các đoàn thể quần chúng cách mạng cũng được củng cố làm chỗ dựa vững chắc cho các phong trào sau này. Sau khi sáp nhập cùng với tỉnh Phú Yên, trên địa bàn Khánh Hòa có 3 huyện là Khánh Ninh, Diên Khánh, Cam Ranh và thị xã Nha Trang. Bộ máy Nhà nước được đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam - là đại diện cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Về kinh tế, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Ngay sau giải phóng, cả tỉnh bước vào công cuộc khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh bằng các biện pháp khai hoang phục hóa và xây dựng các vùng kinh tế mới. Đồng thời, Tỉnh ủy Phú Khánh ra các chỉ thị phát động nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể ở hình thức giản đơn gắn với các tổ đổi công, vần công đã ra đời. Nhân dân lao động bước đầu đi vào làm ăn và dần thích ứng với kiểu làm ăn tập thể, kinh tế hợp tác dưới các hình thức giản đơn. Tính đến trước thời điểm hợp tác hóa diễn ra trên thực tế (cuối
71
năm 1977), trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng được 3.220 tổ đổi công, vần công, với 161.518 tổ viên [17, tr.43].
Về xã hội, ngay sau giải phóng thực hiện chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa của Đảng, đến năm 1977 đa số thành phần địa chủ đều đã bị xóa bỏ, thành phần xã hội là trung nông, bần cố nông chiếm đa số. Lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở Khánh Hòa tương đối dồi dào.
Những tiền đề về chính trị, kinh tế, xã hội trên đã tạo ra những thuận lợi cơ bản cho phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn Khánh Hòa đó là nhân dân Khánh Hòa có truyền thống yêu nước, lao động cần cù, sáng tạo. Bộ máy chính quyền vững chắc, nhân dân lao động sống trong điều kiện hoàn bình, đoàn kết xây dựng lại quê hương.
Tuy nhiên, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn Khánh Hòa còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Đó là, hậu quả của 30 năm chiến tranh để lại khá nặng nề, nông nghiệp kém phát triển, sản xuất manh mún, thô sơ, lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật hầu như không có; ruộng đất bị bỏ hoang nhiều. Hơn nữa, khi triển khai hợp tác hóa nông nghiệp, chủ trương là đưa những kinh nghiệm và mô hình hợp tác xã tập thể hóa ở miền Bắc đã được áp dụng vào quá trình này, trong khi hoàn cảnh, điều kiện nông thôn - nông dân - nông nghiệp các tỉnh phía Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng có nhiều điểm khác biệt so với nông thôn - nông dân - nông nghiệp các tỉnh phía Bắc. Trong khi, chính phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc với mô hình tập thể hóa đã đến “ngưỡng” của nó, bắt đầu biểu lộ những bất cập và hạn chế, rõ nhất là sự xuất hiện của hiện tượng “khoán chui’. Do đó, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn Khánh Hòa ngay từ đầu đã có những biểu hiện bất cập, và một khi những bất cập này không được kịp thời khắc phục, sữa chữa đúng cách, sẽ dẫn tới khủng hoảng và thậm chí đi đến tan rã phong trào.
Ở miền Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng, phương thức sản xuất phong kiến về căn bản đã được loại bỏ; phương thức chiếm hữu rộng đất của
72
các đại, trung điền chủ và bóc lột địa tô đã bị truất hữu. Ruộng đất - tư liệu sản xuất cơ bản của nông nghiệp, trước đó đã vào tay nông dân. Trung nông chiếm 70% cư dân nông thôn đã tập trung 80% ruộng đất. Đây là lực lượng trung tâm ở nông thôn, đại diện cho sức sản xuất nông nghiệp đang lên. Phần lớn trung nông là người có kinh nghiệm sản xuất giỏi, có vốn, có công cụ, máy móc, làm việc có hiệu quả. Một bộ phận trung nông ở một số vùng đã tích tụ ruộng đất, kinh doanh theo hướng “nông trại” sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng mở rộng. Một bộ phận ruộng đất khác lại bị bỏ hoang, dân phiêu tán khắp nơi do chính sách dồn dân. Do đó, khi diễn ra phong trào hợp tác hóa, bộ phận nông dân có sở hữu ruộng đất và tư liệu sản xuất, nhất là trung nông nếu không được làm công tác tư tưởng tốt và chính sách vận động hợp lí sẽ dẫn tới hiện tượng “bán chạy”, thậm chí phản đối, chống phá phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.