Chủ trương tiến hành thí điểm hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa giai đoạn 1977 1988 (Trang 32 - 35)

TỪ NĂM 1977 ĐẾN NĂM

2.1.1. Chủ trương tiến hành thí điểm hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

TỪ NĂM 1977 ĐẾN NĂM 1988

2.1. Tiến hành thí điểm hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (1977 - 1978) Khánh Hòa (1977 - 1978)

2.1.1. Chủ trương tiến hành thí điểm hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Trước khi tiến hành thí điểm hợp tác hóa, Khánh Hòa là địa phương có tiềm năng phát triển nông nghiệp nhưng còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp là chủ yếu, sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, lạc hậu, năng suất lao động thấp. Nhiều thôn xã trước năm 1975 là nơi tranh chấp giữa chính quyền Sài Gòn và cách mạng nên hậu quả của chiến tranh để lại khá nặng nề. Ruộng vườn, nhà cửa, đường xá, cầu cống, hệ thống thủy lợi, đê điều bị tàn phá; một phần diện tích canh tác bị hoang hóa, trong khi địa hình bị chia cắt, phần lớn diện tích canh tác bị hạn hán đe dọa, năng suất cây trồng thấp. Lực lượng lao động dồi dào nhưng phân bố không hợp lý, vùng đồng bằng dân đông ruộng ít, vùng núi dân thưa đất rộng, lao động thương nghiệp đông, lao động lâm nghiệp rất ít. Hơn thế, trên địa bàn tỉnh tuy có một số ít cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng phần lớn nằm trong tay tư nhân, không đồng bộ, công suất nhỏ, hiệu quả sử dụng còn thấp, thiếu cơ sở sửa chữa và phụ tùng thay thế. Bên cạnh mặt tiến bộ như áp dụng máy móc, dùng giống mới, cấy sạ dày,... vẫn còn một số mặt lạc hậu như chưa chú ý làm và sử dụng phân hữu cơ, gieo trồng liên miên làm cho sâu bệnh lây lan trên đồng ruộng, kết quả là hiệu quả sản xuất của nền nông nghiệp Khánh Hòa rất thấp.

Tuy nhiên, sau hơn hai năm tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân, nhất là quá trình triển khai cuộc cách mạng về ruộng đất đã tạo ra luồng sinh khí mới trong các tầng lớp nhân dân lao động, cổ vũ

33

mạnh mẽ giai cấp nông dân phát huy vai trò chủ lực của mình trong việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp, hăng hái góp sức người, sức của để khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lại quê hương. Đặc biệt, quán triệt Chỉ thị 43- CT/TW và 57-CT/TW của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về xóa bỏ áp bức bóc lột của phong kiến, địa chủ, vận động nhân dân vào con đường làm ăn tập thể, chính quyền cách mạng các cấp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa tiến hành xây dựng các tổ đổi công, vòng công nhằm tạo điều kiện cho nông dân giúp đỡ nhau trong sản xuất. Sự ra đời và hoạt động của các tổ đổi công, vòng công góp phần phát huy tinh thần tập thể, tính cộng đồng, giúp đỡ nhau trong sản xuất; đồng thời làm cho người nông dân bước đầu làm quen với con đường làm ăn tập thể, chuẩn bị tiền đề về tư tưởng, tổ chức cho công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trước thực trạng trên, tháng 8/1977 Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 15/BBT về xây dựng hợp tác xã nông nghiệp thí điểm nhằm rút kinh nghiệm cho công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam. Tiếp đó, hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Khánh họp ngày 20/9/1977 ban hành nghị quyết về tập trung lực lượng phát triển nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc. Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ quan trọng hiện tại của tỉnh Phú Khánh là cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, xóa bỏ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, chuyển tư liệu sản xuất tư nhân thành sở hữu tập thể, thực hiện phân phối theo lao động; tiến hành xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, đưa kỹ thuật mới vào sản xuất; tổ chức lại sản xuất và xây dựng hệ thống quản lý mới, phân bố sản xuất và phân công lao động trên phạm vi huyện, xây dựng huyện thành cấp trực tiếp quản lý sản xuất, quản lý hợp tác xã [3, tr.45]. Nghị quyết cũng nêu rõ để có cơ sở tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh, đồng thời rút kinh nghiệm và lấy thực tế đào tạo cán bộ tại chỗ, cần tiến hành hoạt động thí điểm ở một số địa phương.

Triển khai thực hiện chủ trương trên, Tỉnh ủy Phú Khánh ra Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 1/8/1977 về việc triển khai thí điểm hợp tác hóa nông nghiệp.

34

Theo đó, chỉ thị nêu rõ “tiến hành đợt một thí điểm cuộc vận động cải tạo quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, xây dựng hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, lấy xã Hòa Bình và huyện Tuy Hòa làm nơi thí điểm của tỉnh, các huyện Cam Ranh (lấy xã Cam Tân), Diên Khánh (lấy xã Diên An), Khánh Ninh (lấy xã Ninh Quang), Xuân An (lấy xã Xuân Sơn), mỗi huyện thí điểm ở một xã” [39, tr.4]. Như vậy, riêng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, hoạt động thí điểm hợp tác hóa nông nghiệp được tiến hành tại các xã Ninh Quang (Khánh Ninh), Cam Tân (Cam Ranh) và Diên An (Diên Khánh).

Theo phân tích của Tỉnh ủy Phú Khánh, cơ sở để lựa chọn các xã Ninh Quang, Cam Tân, Diên An tiến hành thí điểm hợp tác hóa nông nghiệp trước hết là có tổ chức cơ sở Đảng và quần chúng khá mạnh. Các thôn trong xã đều có Chi bộ Đảng, chi bộ đông nhất có 28 đảng viên, chi bộ ít nhất cũng có tới 8 đảng viên [40, tr.4]; các tổ chức quần chúng đều được thiết lập và phong trào quần chúng vào loại mạnh của các huyện; đội ngũ cán bộ xã, thôn ở những địa phương này có quyết tâm cao và phần lớn đều học qua trường quản lý hợp tác xã của tỉnh, cán bộ đội đã được bồi dưỡng tại chỗ. Các xã được chọn vốn là vùng đất thuần nông, đồng thời nằm trong vùng trọng điểm trồng lúa của các huyện và tỉnh Khánh Hòa, có bình quân diện tích canh tác trên đầu người khá cao.

Về mặt thời gian, theo chủ trương của Tỉnh ủy Phú Khánh, hoạt động thí điểm hợp tác hóa nông nghiệp phải triển khai ngay từ vụ đông xuân 1977 - 1978. Theo đó, tiến hành đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý lẫn chuyên trách, lên kế hoạch sản xuất theo thời vụ và chính thức triển khai hợp tác hóa từ cuối năm 1977.

Hình thức tiến hành thí điểm hợp tác hóa nông nghiệp được tổ chức dưới dạng các hợp tác xã sản xuất. Theo đó, vận động các hộ dân vào hợp tác xã, tập thể hóa tư liệu sản xuất, tổ chức sản xuất dưới sự điều hành của hợp tác xã. Cơ cấu của hợp tác xã gồm có Ban Quản trị (trong đó có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và ủy viên), Ban Kiểm soát (có trưởng ban, phó ban và ủy viên).

35

Ngoài ra, còn có các ban khác như: kế toán, kế hoạch - định mức, văn hóa - xã hội, bảo vệ. Mỗi hợp tác xã nông nghiệp có đài truyền thanh riêng và các đội ngành nghề như: chăn nuôi, mộc, phân bón, gạch ngói. Dưới hợp tác xã là tổ chức các đội sản xuất, mỗi đội sản xuất có đội trưởng và kế toán, bên cạnh đó có đội còn có tổ chăn nuôi, tổ thủy nông, tổ làm phân, tổ giống,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa giai đoạn 1977 1988 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)