TỪ NĂM 1977 ĐẾN NĂM
2.1.2. Triển khai thí điểm hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
tỉnh Khánh Hòa
Tiến hành thí điểm hợp tác hóa nông nghiệp, các cấp bộ Đảng và chính quyền trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa nhận thức rất rõ đây là quá trình khó khăn. Bởi trải qua quá trình lao động sản xuất, người nông dân vốn quen với lối làm ăn, sản xuất cá thể, nhỏ lẻ; mặt khác, số lượng ruộng đất trong các xã thí điểm không nhiều, sự chênh lệch giữa người nhiều ruộng và ít ruộng chiếm tỷ lệ lớn, dù trước đó đã có sự điều chỉnh. Trong khi đó, trình độ, năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm vận đồng quần chúng của đội ngũ cán bộ những xã thí điểm chưa theo kịp với yêu cầu của nhiệm vụ đổi mới nên dẫn đến những khó khăn về nguồn lực con người khi thực hiện.
Vì vậy, nhằm đảm bảo thí điểm hợp tác hóa nông nghiệp thành công, các cấp bộ Đảng và chính quyền của tỉnh Khành Hòa xác định rõ nhiệm vụ hàng đầu là phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng; phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Bởi không có sự ủng hộ của nhân dân và không dựa hẳn vào nhân dân thì công cuộc thí điểm sẽ rất khó thành công. Do đó, phải tìm cách đánh thông tư tưởng cho cán bộ và nhân dân, làm cho nhân dân nhận thức được sự cần thiết và nhất là lợi ích của công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp. Cùng với đó, để chuẩn bị cho công cuộc thí điểm hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn ba xã được chọn (Ninh Quang, Cam Tân, Diên An) diễn ra có kết quả, một mặt tỉnh Khánh Hòa tiến hành lập Ban Vận động thành lập hợp tác xã nông nghiệp các cấp và cử những cán bộ, đảng viên có uy tín trong nhân dân, kinh nghiệm trong điều hành sản xuất làm trưởng ban; mặt khác, lần lượt cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, học tập về cải tạo quan hệ sản xuất, hợp tác hóa nông nghiệp do tỉnh và các huyện tổ chức.
36
Nhờ có giải pháp đồng bộ, công tác tuyên truyền, vận động quần chúng vào con đường làm ăn tập thể được tiến hành sâu rộng, liên tục từ trong Đảng ra ngoài quần chúng. Phương châm là tuyên truyền, vận động đến đâu kết hợp thăm dò, đăng ký vào hợp tác xã nông nghiệp đến đó. Qua quá trình tuyên truyền, vận động quần chúng, chính quyền các xã Ninh Quang, Cam Tân và Diên An đều có nhận định chung là một bộ phận người dân nảy sinh “tâm lý bất an” khi tham gia vào con đường làm ăn tập thể. Cụ thể, người dân sợ đông người, quản lý không tốt, dẫn đến hiện tượng cán bộ tham ô, lãng phí; không được tự do sản xuất và nảy sinh tư tưởng dựa dẫm vào nhau, khiến đời sống sẽ khó khăn. Những người dân khá giả sợ tập thể hóa tư liệu sản xuất, dẫn tới hiện tượng bán chạy trâu bò, công cụ sản xuất. Tuy nhiên, nhờ nắm được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người nông dân và sự kiên trì vận động, giải thích của cán bộ các cấp, người nông dân thấy rõ được tính đúng đắn, nhân văn của chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp; lợi ích thực sự khi vào hợp tác xã nông nghiệp. Đặc biệt, trong quá trình vận động quần chúng, chính quyền các xã có hoạt động thí điểm hợp tác hóa nông nghiệp đã thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo gắn với thực tiễn. Ví dụ như trường hợp xã Cam Tân (Cam Ranh), để vận động người dân tự nguyện vào hợp tác xã, chính quyền xã chủ động xuất gạo cho một số hộ dân thiếu đói ứng trước; hay như trường hợp xã Ninh Quang, Hội phụ lão đã phát huy tốt vai trò trong tuyên truyền, vận động quần chúng. Kết quả là người dân các xã thí điểm đều tin tưởng và yên tâm vào hợp tác xã, thậm chí có trường hợp người dân mua thêm trâu bò, nông cụ trước khi tham gia vào hợp tác xã. Những hộ nghèo từ trước tới nay làm thuê kiếm sống, những hộ đông con sợ vào hợp tác xã nông nghiệp làm không đủ nuôi con, và nhất là 400 nhân khẩu ở xã Cam Tân (Cam Ranh) hàng ngày phải lo từng bữa ăn cũng hăng hái tự nguyện bước vào con đường làm ăn tập thể, tham gia hợp tác xã nông nghiệp.
Cùng với hoạt động tuyên truyền, vận động quần chúng, các cấp bộ Đảng và chính quyền tỉnh Khánh Hòa xác định một trong những nhiệm vụ
37
quan trọng và phải tiến hành trước một bước là nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ công cuộc hợp tác hóa cho các xã có thí điểm. Để đảm bảo mục tiêu đặt ra là đào tạo cho mỗi hợp tác xã 120 - 180 cán bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho phép địa phương có hoạt động thí điểm áp dụng tạm thời một số chính sách để đào tạo lực lượng cán bộ, cử một số cán bộ chủ chốt ra miền Bắc tham quan học tập, đồng thời mời 50 cán bộ có kinh nghiệm của các tỉnh miền Bắc trực tiếp vào giúp đỡ tỉnh tiến hành thí điểm hợp tác hóa nông nghiệp. Không những thế, Tỉnh ủy cử một số lãnh đạo tỉnh xuống trực tiếp các xã có thí điểm hợp tác hóa nông nghiệp để chỉ đạo kịp thời và nắm bắt tình hình, đồng thời chỉ thị cho các ban, ty, ngành trong tỉnh tham gia chỉ đạo và phục vụ công cuộc thí điểm hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Không những thế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy còn khẳng định quá trình vận động quần chúng xây dựng hợp tác xã cũng là quá trình củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng, kết nạp thêm đảng viên mới. Biện pháp này có tác động hai chiều, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh sẽ đảm bảo công cuộc thí điểm hợp tác hóa thành công, và ngược lại cuộc vận động quần chúng sẽ góp phần gia tăng số lượng hội viên, đoàn viên cho các đoàn thể quần chúng; đồng thời phát hiện, bồi dưỡng những quần chúng ưu tú để kết nạp vào tổ chức Đảng. Kết quả công cuộc thí điểm hợp tác hóa nông nghiệp, ở ba xã kết nạp được 18 đảng viên, 117 đoàn viên; và bồi dưỡng được 40 đối tượng kết nạp Đảng và 70 đối tượng kết nạp Đoàn [40, tr.4].
Sau khi vận động, đào tạo cán bộ, củng cố tổ chức đảng, quần chúng, thì chính thức bắt đầu tiến hành hợp tác hóa từ vụ đông xuân 1977 - 1978. Cụ thể, tại xã Diên An (Diên Khánh), từ ngày 3 đến ngày 4/10/1977, Đại hội thành lập Hợp tác xã nông nghiệp Diên An được tiến hành trong không khí phấn khởi. Trên 99% xã viên đi bầu, các ứng cử viên được tín nhiệm với tổng số phiếu cao. Bầu ra Ban Quản trị có 7 thành viên, Ban Kiểm soát 5 thành viên, chủ nhiệm hợp tác xã là Bí thư chi bộ xã Nguyễn Hồng Quang. Hợp tác xã nông nghiệp Diên An được tổ chức thành 21 đội,
38
tổ sản xuất. Nhờ công tác chuẩn bị từ trước nên sau đại hội, hợp tác xã tiến hành đi vào hoạt động sản xuất trực tiếp. Hợp tác xã nông nghiệp Diên An có 1.012 hộ với 5.933 nhân khẩu, trong đó có trên 2.000 lao động, với diện tích 266 ha ruộng [28, tr.5]. Tại huyện Khánh Ninh, trong tháng 10/1977, hợp tác xã nông nghiệp Ninh Quang (nay thuộc thị xã Ninh Hòa) được thành lập, với 100% xã viên tham gia vào hợp tác xã, gồm 1.343 hộ làm ăn tập thể với 743 ha ruộng đất [6, tr.30]. Hợp tác xã nông nghiệp Ninh Quang được tổ chức thành 20 đội, tổ sản xuất. Đây là một trong 2 đơn vị tiến hành phong trào hợp tác hóa đầu tiên trên địa bàn