TỪ NĂM 1977 ĐẾN NĂM
2.3.2. Tình hình thực hiện hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn Khánh Hòa trong những năm 1981
Khánh Hòa trong những năm 1981 - 1988
Trên cơ sở Nghị quyết 24-NQ/TU ngày 20/2/1981 và Chỉ thị 17-CT/TU ngày 1/3/1981 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Khánh về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp, các huyện trên địa bàn Khánh Hòa tiếp tục triển khai phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Tại huyện Ninh Hòa, Thường vụ Huyện ủy tổ chức hội nghị quán triệt tinh thần Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng, Chỉ thị 17-CT/TU của Tỉnh ủy và ra Chỉ thị 516-CT/HU về kế hoạch, biện pháp triển khai thực hiện khoán sản phẩm trên toàn huyện, lấy hợp tác xã Ninh Quang làm điểm từ vụ 3 năm 1981. Đối với các hợp tác xã Ninh Bình, Ninh Hưng, Ninh Hà, Ninh Đa, Ninh Trung I lấy một đội mạnh làm điểm triển khai “Khoán sản phẩm” vụ hè thu và vụ đông xuân năm 1981. Tại các huyện Diên Khánh, Cam Ranh và
64
thành phố Nha Trang cũng đã mau chóng triển khai thực hiện Chỉ thị 100 của Ban Bí thư trung ương Đảng.
Với sự ra đời của Chỉ thị 100-CT/TW có thể coi là mốc khởi đầu quan trọng cho quá trình đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp nói chung, cơ chế quản lý hợp tác xã nói riêng, và đây cũng là một thách thức mới khi tiến hành triển khai trong thực tế. Do đó, ban lãnh đạo các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã xác định tiến hành từng bước.
Trước hết là tiến hành tổ chức học tập, quán triệt tinh thần nội dung Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị 17-CT/TU của Tỉnh ủy về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động cho toàn thể cán bộ, các đoàn thể quần chúng từ xã đến đội sản xuất và tuyên truyền sâu rộng đến quần chúng nhân dân. Các hợp tác xã nông nghiệp trên toàn địa bàn đã cử cán bộ chuyên môn đi học tập các lớp nghiệp vụ “khoán 100” do tỉnh và các huyện mở, xác định quy mô đội sản xuất, tổ chức hội đồng bình sản, xây dựng hoàn chỉnh phương án khoán, thông qua Ban chỉ đạo cấp ủy vào cuối tháng 7/1981. Tiếp theo là tổ chức học tập quán triệt tinh thần chỉ thị đến xã viên từng đội sản xuất, thông qua phương án khoán của từng đội sản xuất để xã viên bàn bạc, thảo luận. Chọn đội sản xuất cơ bản làm điểm triển khai phương án khoán để đánh giá rút kinh nghiệm. Sau đó tiến hành tổ chức ký kết giao 3 khoán giữa hợp tác xã nông nghiệp và đội sản xuất cơ bản. Đội sản xuất tổ chức ký kết giao khoán với từng hộ xã viên đi vào sản xuất vụ 3 năm 1982.
Khi Khoán 100 bắt đầu được triển khai trong thực tế cần theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo điều hành phương án khoán, kịp thời uốn nắn những lệch lạc phát sinh và tổng kết rút kinh nghiệm sau mỗi vụ sản xuất để hoàn thiện hơn công tác khoán theo tinh thần Chỉ thị 100 và các chỉ thị, hướng dẫn thực hiện của tỉnh và huyện. Nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là kinh tế hộ gia đình, tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành chuyển đổi mô hình hợp tác xã thuần nông sang mô hình hợp tác xã công - nông - thương - tín, ngoài hình thức cổ phần của hộ xã viên, các hợp tác xã còn bổ sung thêm nguồn vốn vay
65
từ ngân hàng. Năm 1988, riêng 11 hợp tác xã của huyện Diên Khánh đã được ngân hàng hỗ trợ vay 2.408 triệu đồng, nâng tổng số vốn kinh doanh của các hợp tác xã lên 15.762 triệu đồng [28, tr.22], cao nhất là hợp tác xã Diên An với 2.982 triệu đồng. Nhờ đó, hợp tác xã có nguồn vật tư dồi dào hơn, nhất là phân bón; giá cả trao đổi giữa sản phẩm của hộ nông dân và Nhà nước ổn định, tạo điều kiện cho nông dân tự hạch toán được trước mùa vụ. Hầu hết các huyện trong tỉnh đều có các hợp tác xã thực hiện mô hình mới thành công, như Ninh Quang 1 (Ninh Hòa), Vĩnh Trung (Nha Trang)... Bước chuyển đổi tuy chỉ mới bắt đầu nhưng đã tạo nên những thay đổi quan trọng trong nông nghiệp, nông thôn Khánh Hòa.
Từ năm 1982, khoán sản phẩm mở rộng đều khắp ở các hợp tác xã trên địa bàn Khánh Hòa. Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, quy trình sản xuất và các định mức kinh tế - kỹ thuật đã được xác định, hợp tác xã và đội phải trực tiếp tổ chức chu đáo lao động trong các đội, tổ chuyên khâu để làm những khâu quan trọng như làm đất, thủy nông, giống mạ, quản lý và phân phối phân bón, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ mùa màng. Trong những khâu này, hợp tác xã và đội sản xuất tổ chức khoán việc cho từng người lao động trong đội, tổ chuyên khâu để nâng cao trách nhiệm, nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc. Đối với những khâu công việc dựa vào cách làm thủ công mà lao động từng người có thể làm tốt như cây trồng, chăm sóc, thu hoạch, đội giao cho nhóm lao động hoặc người lao động đảm nhiệm.
Tại huyện Diên Khánh, số hợp tác xã khá giỏi chiếm gần 50% tổng số hợp tác xã. Hợp tác xã nông nghiệp Diên An là “con chim đầu đàn” trong việc cải tiến công tác quản lý và xây dựng mô hình từ chỗ hợp tác xã nông nghiệp đến hợp tác xã công - nông - thương - tín. Năm 1985, Hợp tác xã nông nghiệp Diên An được Nhà nước tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lao động.
Việc thực hiện Chỉ thị 100-CT/TW cũng bước đầu giúp thành phố Nha Trang tháo gỡ cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp, phát huy quyền làm chủ của nông dân, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi, đem lại lợi ích thiết thực cho bà con nông dân. Cơ chế khoán mới có tác dụng thúc
66
đẩy mạnh mẽ mọi người tham gia sản xuất, tận dụng đất đai, phân bón, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả chi phí sản xuất, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Nha Trang vài năm sau hợp tác hóa nông nghiệp đã khai hoang phục hóa hàng trăm héc ta đất canh tác, nâng tổng diện tích đất gieo trồng từ 4.306 ha (1980) lên 4.679 ha (1985). Việc cải tiến cơ cấu mùa vụ cũng được coi trọng, vụ hè thu và vụ đông xuân là hai vụ sản xuất ổn định, có vị trí quyết định về sản xuất lương thực, cây công nghiệp được tập trung chỉ đạo, ưu tiên cung cấp vật tư lao động và kỹ thuật, nhờ đó đã đạt được những tiến bộ nhanh về năng suất và sản lượng. Ngoài ra, hàng loạt biện pháp khác đã được thực hiện: thủy lợi, phân bón, giống cây trồng, giống vật nuôi, đầu tư, thu mua, bảo quản, tạo mối liên hệ giữa nông - công - lâm nghiệp... Nhờ đó đã tác động tích cực vào việc phát triển nông nghiệp.
Tại huyện Ninh Hòa, thực hiện khoán đối với các loại cây rau và cây nông nghiệp toàn bộ trong vụ đông xuân năm 1981 - 1982. Đối với cây lúa chuẩn bị các điều kiện để mở rộng diện khoán cây lúa vụ đông xuân 1981 - 1982, vụ hè thu và vụ mùa năm 1982. Đối với chăn nuôi, khuyến khích việc khoán sản phẩm con heo, con bò, gia cầm, con cá...
Trên toàn tỉnh, năng suất lương thực tăng từ 253 tạ (1976 - 1980) lên 303 tạ/ha (1984) [31, tr.35], Khánh Hòa là một trong 6 tỉnh có năng suất cao trong cả nước. Bình quân lương thực quy thóc đầu người tăng từ 176 kg (1976) lên 322 kg (1984) [31, tr.35], cao hơn bình quân đầu người của cả nước cùng thời điểm; số hộ nông dân vào hợp tác xã nông nghiệp tăng thêm 2% với năm 1979. Nhiều huyện thực hiện “cơ khí hóa” nên đã có máy kéo, máy tuốt lúa, xe tải nhỏ... Bước đầu hình thành vùng nông nghiệp chuyên canh, phá vỡ thế độc canh ở các địa phương như Cam Ranh, Diên Khánh, chuyên canh lúa cao sản, sắn, mía; khu vực Đồng Bò (Nha Trang) chuyên trồng mía; Vạn Ninh, Ninh Hòa trồng dừa,.... Các huyện Diên Khánh, Ninh Hòa, thành phố Nha Trang được xác định là vùng có năng suất cao. Mô hình hợp tác xã nông -
67
công nghiệp hình thành ở hợp tác xã Diên An (Diên Khánh) có tỷ trọng công nghiệp 40%.
Tuy nhiên, các hợp tác xã gặp không ít khó khăn như do ảnh hưởng lụt lớn cuối năm 1981 làm mất gần 13 ngàn tấn lương thực của năm 1982, nhiều hợp tác xã bị mất hàng trăm tấn giống, một số diện tích bị bồi lấp, trâu bò bị chết, tiếp theo là hạn hán kéo dài. Bước vào Đông Xuân 1982 - 1983 bị sâu bệnh nặng. Sự biến động của giá cả thị trường đã ảnh hưởng không ít đến sản xuất kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp.
Hơn nữa, mô hình khoán mới cũng chỉ là một bước cải tiến nhỏ so với cơ chế quản lý trước đây vì tư liệu sản xuất vẫn do hợp tác xã quản lý, xã viên phải nộp đủ sản lượng thóc theo “bản khoán” để hợp tác xã phân phối sản phẩm. Do đó, xã viên chỉ quan tâm khai thác triệt để đất đai, không chú ý đến dưỡng đất; mặt khác, họ buộc phải gieo trồng loại cây mà hợp tác xã quy định; cơ chế thưởng, phạt đối với việc thiếu hoặc vượt sản phẩm không rõ ràng.... Hiện tượng trên lại đưa hợp tác xã nông nghiệp vào tình trạng khó khăn mới, nên Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10-NQ/TW năm 1988, chuyển giao sử dụng đất cho người lao động để điều chỉnh tình hình. Tuy nhiên, mô hình còn quá mới mẻ nên hiệu quả đạt được chưa đồng đều. Số hợp tác xã thích ứng với hoạt động dịch vụ đã tồn tại và phát triển khá, một số khác hoạt động cầm chừng, số không thích ứng đã ngưng hoạt động. Sau một năm hoạt động, toàn tỉnh có 47 hợp tác xã yếu kém. Trong đó, 9 hợp tác xã tổ chức được một số khâu dịch vụ, 38 hợp tác xã ngưng hoạt động ngay sau khoán. Địa phương có số hợp tác xã yếu kém nhiều nhất là huyện Cam Ranh với 29 hợp tác xã (88%). Điều này được thể hiện rõ nét ở Bảng 2.2.
68
Bảng 2.2. Xếp loại hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa năm 1988
[1, tr.15]
Đơn vị Tổng số HTXNN
Khá Trung bình Yếu, kém SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ
Nha Trang 9 2 22% 5 56% 2 22% Diên Khánh 24 7 29% 16 67% 1 4% Ninh Hòa 33 7 21% 18 54% 8 25% Vạn Ninh 17 5 29% 5 29% 7 42% Cam Ranh 33 0 0% 4 12% 29 88% Tổng cộng 116 21 18% 48 42% 47 41% Tiểu kết chương 2
Phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trong khoảng 10 năm (1977 - 1988) đã trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau. Thời kỳ 1977 - 1979, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp phát triển mạnh mẽ trong toàn tỉnh. Kinh tế hợp tác xã là một trong hai thành phần kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội lúc đó. Hợp tác xã nông nghiệp thời kỳ này hoạt động theo cơ chế kế hoạch tập trung và đã hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn lịch sử đó. Khôi phục kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp giải quyết vấn đề lương thực, ổn định đời sống nhân dân. Nhưng càng về sau hoạt động sản xuất trong hợp tác xã nông nghiệp nông nghiệp bắt đầu bộc lộ sự trì trệ. Nguyên nhân của sự trì trệ đó có nhiều, song nguyên nhân chính và chủ yếu là vai trò và lợi ích cá nhân của người lao động chưa được quan tâm và phát huy một cách đầy đủ. Để khắc phục tình trạng trì trệ của hợp tác xã nông nghiệp, năm 1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị 100-CT/TW về khoán sản phẩm đến nhóm, người lao động. Chỉ thị 100-CT/TW đã tháo gỡ khó khăn cho hợp tác xã nông nghiệp phát triển và bước sang thời kỳ mới.
69
Thời kỳ 1981 - 1988, hợp tác xã nông nghiệp hoạt động sản xuất theo phương thức khoán sản phẩm trực tiếp đến xã viên, đã tạo động lực cho người lao động hăng hái sản xuất. Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp bước vào giai đoạn phát triển mới. Tổng sản phẩm xã hội của nông nghiệp tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên lúc này lại xuất hiện mâu thuẫn mới, người xã viên chỉ quan tâm đến khai thác triệt để đất đai, không chú ý đến bồi dưỡng lại cho đất, kết quả đất đai bị thoái hóa; mặt khác người nông dân chỉ được gieo trồng loại cây do hợp tác xã quy định.
Nhìn chung, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn chứa nhiều bất cập. Hợp tác xã còn bị ràng buộc trong tổng thể cơ chế quản lí tập trung bao cấp của Nhà nước, sở hữu tư liệu sản xuất vẫn thuộc về hợp tác xã. Vẫn duy trì chế độ quản lý kiểu hành chính quan liêu bao cấp. Trong khi nông nghiệp đã thực hiện cơ chế mới khoán sản phẩm, nhưng tư duy kinh tế, phong cách lãnh đạo, phương pháp quản lý chưa chuyển biến kịp thời, chưa thật sự đi vào hạch toán kinh doanh. Nhất là trong đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành và cấp cơ sở, hợp tác xã còn bao cấp quá nhiều.
Sự tác động của các ngành các cấp đối với hợp tác xã còn hạn chế, đặc biệt là cấp huyện, các dịch vụ phục vụ cho hợp tác xã chậm, hiệu quả chưa cao, chưa đủ sức thuyết phục đối với tập thể và xã viên, cơ sở chưa thật sự năng động sáng tạo trong điều kiện vật tư thiếu thốn, mất cân đối nghiêm trọng sự liên doanh liên kết mở rộng sản xuất đa dạng theo ưu thế của từng cơ sở chưa được thúc đẩy mạnh mẽ.
70