Chủ trương mở rộng phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa giai đoạn 1977 1988 (Trang 43 - 47)

TỪ NĂM 1977 ĐẾN NĂM

2.2.1. Chủ trương mở rộng phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

tiêu cực. Điều đó cho thấy ngay từ đầu, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở Khánh Hòa đã bộc lộ những yếu điểm vốn là “gót chân Achilles” của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp nói chung. Nhất là những hiện tượng vi phạm dân chủ, không đảm bảo nguyên tắc tự nguyện khi tham gia hợp tác xã của người dân; vấn đề hợp tác xã đảm nhận quá “nhiều vai” ngoài nhiệm vụ chính là tổ chức, quản lý sản xuất, lao động. Vấn đề là, những hạn chế đó chưa được nghiêm túc nhìn nhận, sửa chữa, khắc phục trước khi tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp trên toàn tỉnh. Đó là căn nguyên sâu xa cho sự khủng hoảng của các hợp tác xã nông nghiệp vào thập niên 80 của thế kỷ XX.

2.2. Mở rộng phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (1978 - 1980) Khánh Hòa (1978 - 1980)

2.2.1. Chủ trương mở rộng phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TU ngày 13/1/1978 của Tỉnh ủy Phú Khánh về việc sơ kết đợt thí điểm xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, các huyện Khánh Ninh, Diên Khánh, Cam Ranh đã lần lượt tiến hành hội nghị sơ

44

kết việc xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp tại xã Ninh Quang, Diên An và Cam Tân. Qua hội nghị, những thắng lợi cũng như hạn chế của quá trình tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp tại 3 xã thí điểm đã được nêu lên.

Thắng lợi trước hết của các hợp tác xã nông nghiệp thí điểm là đã xóa bỏ được quan hệ sản xuất cá thể, xóa bỏ bóc lột và nguồn gốc sinh ra bóc lột, xóa bỏ tình trạng sản xuất manh mún. Tất cả ruộng đất, trâu bò cày kéo, nông cụ, máy móc đều được tập thể hóa, quan hệ sản xuất mới được xây dựng, đưa nông dân đi dần lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Đây là bước ngoặt của phong trào, chuyển sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thành sở hữu tập thể, chuyển người nông dân cá thể thành người nông dân tập thể dưới sự lãnh đạo của Đảng, là sự đổi đời đối với nông dân. Thắng lợi này đã củng cố hơn lòng tin của nông dân vào hợp tác xã.

Các hợp tác xã thí điểm đã từng bước tổ chức lại sản xuất theo hướng đi lên sản xuất lớn một cách vững chắc với 3 yêu cầu: sản xuất tăng, nghĩa vụ đối với Nhà nước tăng, thu nhập của xã viên tăng và có tích lũy. Đây là cái mới trong vận dụng kinh nghiệm sáng tạo về hợp tác hóa nông nghiệp của miền Bắc, là sự hình thành từng bước phương hướng sản xuất theo hướng tập trung chuyên canh, thâm canh, mở rộng diện tích, phát triển ngành nghề đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Trong công tác tổ chức lao động, 3 hợp tác xã thí điểm Ninh Quang, Diên An, Cam Tân đã bước đầu phân công lao động theo hướng chuyên môn hóa. Ngành trồng trọt đã từng bước tổ chức lại, phân bổ lao động đi khai hoang mở rộng diện tích; cơ sở vật chất được xây dựng bước đầu đảm bảo cho phương hướng sản xuất.

Nhằm phát huy những thắng lợi đã đạt được trong hoạt động thí điểm xây dựng các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, đồng thời quán triệt Chỉ thị 43-CT/TW tháng 4/1978 của Bộ Chính trị về nắm vững và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp ở miền Nam, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Khánh ra Chỉ thị 100-CT/TU ngày 19/11/1978 về việc phát động cao trào hợp tác hóa nông nghiệp trong toàn tỉnh. Chỉ thị đã nêu rõ những thắng lợi đạt

45

được qua công cuộc thí điểm xây dựng các hợp tác xã, đồng thời nêu lên những hạn chế bộc lộ qua cuộc thí điểm và đưa ra phương hướng để khắc phục và mở rộng phong trào.

Về quan hệ sản xuất mới đã hình thành nhưng chưa được củng cố, công tác quản lý còn nhiều phức tạp do tính chất công việc còn mới mẻ, việc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa cá nhân và tập thể còn gay go, quyết liệt. Phương hướng sản xuất tuy đã được xác định, nhưng việc triển khai được hay không còn nhờ vào sự giúp đỡ của các ngành các cấp. Trong sản xuất năng suất cây lúa còn thấp, việc sử dụng diện tích còn chậm, trình độ thâm canh nhất là làm phân xanh chưa đồng đều, việc điều tiết nước còn nhiều chỗ chưa hợp lý; chăn nuôi của hợp tác xã còn yếu.

Đội ngũ cán bộ đã qua thử thách còn ít, trình độ có hạn, trong khi tiến hành còn nhiều lúng túng. Một số cán bộ thiếu kinh nghiệm vận động quần chúng có lúc nóng nảy, mệnh lệnh. Sau khi có hợp tác xã, hoạt động đoàn thể phần nào hơi yếu. Quản lý lao động chưa chặt, phân bổ lao động cho chăn nuôi ngành nghề còn ít, năng suất lao động chưa cao, ngày công bình quân làm cho hợp tác xã còn thấp. Việc bố trí lao động đi xây dựng kinh tế mới còn yếu. Quản lý tài sản vật tư chưa chặt, còn có hiện tượng lãng phí. Vấn đề chăm lo đời sống cho quần chúng còn chưa làm được nhiều, nhất là nhà trẻ còn ít, việc giải quyết phúc lợi cho xã viên chưa thỏa đáng.

Phương hướng để khắc phục khi mở rộng phong trào hợp tác hóa trên toàn địa bàn Khánh Hòa trước hết là cần quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng và sự hướng dẫn của các cấp. Cần nghiên cứu kỹ tình hình địa phương, ứng dụng sao cho thích hợp, có sự sáng tạo. Tiếp tục chú trọng bồi dưỡng cán bộ, cử các cán bộ đi học các lớp đào tạo dài hạn về khoa học nghiệp vụ, kỹ thuật. Xây dựng đội ngũ cán bộ cho một số ngành còn yếu như: cô nuôi dạy trẻ, vệ sinh viên ở các đội sản xuất,... Kịp thời đề xuất đưa vào bộ máy quản trị những cán bộ trẻ có năng lực trong phong trào. Có hình thức giáo dục thích hợp với từng đối tượng khác nhau, để cho mọi tầng lớp đều

46

được học tập chủ trương của Đảng. Với những người chưa giác ngộ cần giáo dục riêng, cần phân biệt với người chậm hiểu và kẻ cố tình. Với những người cố tình phá hoại cần đưa ra quần chúng, phát huy uy thế của quần chúng.

Cần phải đi đúng đường lối quần chúng, dựa vào quần chúng, tin vào quần chúng. Lúc đầu, ở nhiều xã lo nông dân không vào hợp tác xã và làm dựa dẫm, huy động vốn trong người dân sợ không có... nhưng nhờ tin tưởng vào quần chúng, phát động trong huyện mọi việc đều được giải quyết. Do đó, không phát huy được vai trò làm chủ của quần chúng sẽ khó tổ chức, quản lý tốt. Bất cứ chủ trương gì đưa ra xã viên bao giờ cũng phải làm cho mọi người đồng tình, tuyệt đối không được mệnh lệnh. Không để kéo dài tình trạng nghi ngờ, có dư luận gì phải nghiên cứu, mau chóng giải quyết.

Trong sản xuất cần xác định đúng đắn phương hướng sản xuất mới có hướng đầu tư và phân bổ lao động. Muốn xác định đúng phương hướng sản xuất cần phải nắm tình hình cơ bản và chủ trương yêu cầu chung phát triển kinh tế của huyện. Chủ trương cần dứt khoát, rõ ràng, thực hiện nghiêm chỉnh nhưng phải linh hoạt tránh gây căng thẳng không cần thiết. Phải thưởng thích đáng cho những xã viên làm tốt, những người lao động giỏi, năng suất lao động cao, đóng góp ngày công nhiều. Xây dựng hợp tác xã phải chú ý đến xây dựng cơ sở vật chất nhất là sân phơi, nhà kho để việc quản lý ngay từ đầu được dễ dàng hơn. Ngay từ đầu các tổ đội chuyên phải được hoạt động, không nên chỉ tập trung sản xuất trồng trọt, cần hỗ trợ nhau để phát triển.

Thực hiện Chỉ thị 100-CT/TU của Tỉnh ủy Phú Khánh, các huyện trên địa bàn Khánh Hòa đã mau chóng phát động phong trào hợp tác hóa nông nghiệp khắp các xã, thôn. Cụ thể, Thành ủy Nha Trang đã họp hội nghị chuyên đề mở rộng từ ngày 4 đến ngày 6/12/1978 bàn về đẩy mạnh cải tạo nông nghiệp. Sau hội nghị, Thành ủy Nha Trang ra Nghị quyết số 08/NQ-TU về công tác cải tạo nông nghiệp từ năm 1978 đến năm 1980. Triển khai nghị quyết trên, tháng 3/1979 thành phố Nha Trang bắt đầu thực hiện thí điểm xây dựng hợp tác xã nông nghiệp tại Vĩnh Phương với

47

340 ha đất [14, tr.55]. Tại huyện Diên Khánh, sau hội nghị về đẩy mạnh xây dựng hợp tác xã diễn ra thành công, vào đầu tháng 12/1978, Huyện ủy Diên Khánh ban hành Nghị quyết số 05/NQ-HU về công tác xây dựng hợp tác xã. Các huyện Khánh Ninh, Cam Ranh cũng mau chóng triển khai thực hiện Chỉ thị 100-CT/TU ngay từ cuối năm 1978. Có thể nói từ cuối năm 1978 đến năm 1979 là khoảng thời gian diễn ra cao trào của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, cả tỉnh rộn ràng, tích cực mở rộng phong trào hợp tác hóa, đó như ngày hội lớn trong toàn dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phong trào hợp tác hóa nông nghiệp trên địa bàn tỉnh khánh hòa giai đoạn 1977 1988 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)