composite g-C3N4/Cu2O
Quan sát từ Hình 3.17 cho thấy, bờ hấp thụ ánh sáng của cả ba vật liệu đều nằm trong vùng ánh sáng khả kiến (λ > 390 nm). Tuy nhiên, khả năng hấp thụ ánh sáng của composite g-C3N4/Cu2O trong vùng ánh sáng này là mạnh nhất (trải dài đến λ > 700 nm). Điều này cho phép dự đoán, hoạt tính quang xúc tác của composite trong vùng ánh sáng này là tốt hơn so với g-C3N4 và Cu2O.
3.1.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ tiền chất đến quá trình hình thành composite g-C3N4/Cu2O g-C3N4/Cu2O
Để so sánh với mẫu composite g-C3N4/Cu2O trên (mẫu có g-C3N4 chiếm 10%), các mẫu composite có tỉ lệ tiền chất khác nhau (5% và 20%) cũng được tổng hợp. Kết quả được trình bày ở Hình 3.18.
Hình 3.18. Giản đồ XRD của các mẫu vật liệu g-C3N4, Cu2O và các composite
g-C3N4/Cu2O-w (w = 5, 10 và 20%)
Kết quả cho thấy, nhiễu xạ XRD của các mẫu composite g-C3N4/Cu2O-w có chứa tất cả các pic nhiễu xạ của g-C3N4 và Cu2O tinh khiết. Cụ thể từ Hình 3.18 có thể quan sát thấy các mẫu composite g-C3N4/Cu2O có các pic đặc trưng của Cu2O tại góc 2θ = 29,62; 36,52; 42,37; 61,54 và 73,67o tương ứng với các mặt phản xạ (110), (111), (200), (220) và (311) [59] và các nhiễu xạ đặc trưng của g-C3N4 tại góc 2θ = 13,6 và 27,7o tương ứng với các mặt phản xạ (100) và (002) [51]. Kết quả nhiễu xạ XRD của các mẫu g-C3N4/Cu2O-w
không thấy có nhiễu xạ của pha lạ. Điều này chứng tỏ vật liệu composite g-C3N4/Cu2O bao gồm 2 cấu tử g-C3N4 và Cu2O. Cường độ cực đại của g-C3N4 tăng dần khi hàm lượng g-C3N4 tăng.
Các composite g-C3N4/Cu2O ở các tỉ lệ tiền chất khác nhau có sự khác biệt về cường độ pic. Đây là minh chứng rõ rệt cho sự ảnh hưởng của tỉ lệ hai tiền chất đến cấu trúc của vật liệu thu được.