6. Cấu trúc luận văn
1.3.3. Phương pháp tổng hợp Ag3VO4
Cấu trúc tinh thể pha monoclnic của Ag3VO4 thường được tổng hợp bằng phương pháp kết tủa với điều kiện vanadi hoặc bạc dư theo tỷ lệ hợp thức của phương trình hóa học. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, phép đo nhiễu xạ tia X và độ phản xạ khuếch tán UV-vis cho thấy lượng vanadi hoặc bạc dư trong sản phẩm làm tăng độ kết tinh và độ hấp thụ trong vùng ánh sáng khả kiến, làm tăng hiệu quả xúc tác quang. Năm 2007, X. Hu và các cộng sự đã biến tính thành công với NiO, kết quả chỉ ra rằng hiệu suất quang xúc tác đạt 3,8 lần so với vật liệu Ag3VO4 nguyên chất. Điều này được giải thích là do sự hình thành của một lớp điện hóa ngắn trên bề mặt NiO/Ag3VO4 làm tăng cường sự tái kết hợp cặp electron - lỗ trống điều này đã được chứng minh bằng các nghiên cứu ESR [46].
Ngoài ra, các tinh thể quang xúc tác α-Ag3VO4 dạng ống rỗng đã được tổng hợp thành công thông qua phương pháp thủy nhiệt. Hình thái, thành phần pha và cấu trúc tinh thể của tinh thể α-Ag3VO4 phụ thuộc rất nhiều vào giá trị pH của dung dịch tiền chất và sự hình thành các ống nano α-Ag3VO4 rỗng chỉ xảy ra ở pH = 10. Hơn nữa, các ống nano α-Ag3VO4 rỗng thể hiện các hoạt động xúc tác quang vượt trội hơn so với α-Ag3VO4 tinh khiết với sự phân hủy của rhodamine B dưới ánh sáng mặt trời mô phỏng, đạt được sự suy giảm tới 97% trong 2 giờ chiếu xạ. Chủ yếu là do hiệu ứng tổng hợp của hiệu
suất chuyển điện tử được cải thiện, phạm vi hấp thụ ánh sáng mở rộng và sự phân tách không hiệu quả của các cặp lỗ electron [43].