6. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Khảo sát hoạt tính xúc tác quang của vật liệu Ag3VO4
3.1.2.1. Xác định thời gian đạt cân bằng hấp phụ của vật liệu Ag3VO4
Sự thay đổi nồng độ RhB theo thời gian do sự hấp phụ trên vật liệu Ag3VO4 được trình bày ở Hình 3.6.
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của dung lượng hấp phụ vào thời gian
của vật liệu Ag3VO4
Kết quả hình 3.6 cho thấy, dung lượng hấp phụ tăng trong 90 phút đầu. Sau 90 phút, hầu như dung lượng hấp phụ không thay đổi. Như vậy, thời gian đạt cân bằng hấp phụ của vật liệu Ag3VO4 là 90 phút. Do đó, chúng tôi chọn nồng độ dung dịch RhB tại thời điểm 90 phút là nồng độ đầu để khảo sát hoạt tính xúc tác quang của vật liệu Ag3VO4.
3.1.2.2. Khảo sát hoạt tính quang xúc tác của vật liệu Ag3VO4
Để đánh giá hoạt tính quang xúc tác của vật liệu Ag3VO4 tổng hợp được, chúng tôi tiến hành khảo sát hoạt tính quang xúc tác của vật liệu thông qua phản ứng phân hủy rhodamine B trong dung dịch nước dưới tác dụng của bức xạ đèn LED 30W. Kết quả phân hủy rhodamine B của vật liệu nêu trên được trình bày ở Hình 3.7.
Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc C/Co của RhB theo thời gian phản ứng
Kết quả ở Hình 3.7 cho thấy, tại thời điểm 15 phút đến 105 phút nồng độ RhB đã giảm rõ rệt và gần như không thay đổi sau đó. Sau 105 phút, hiệu suất quang xử lý RhB trên vật liệu Ag3VO4 đạt 97,09%. Điều này cho thấy, vật liệu Ag3VO4 có khả năng hoạt động mạnh trong vùng ánh sáng nhìn thấy và có tiềm năng ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ ô nhiễm [13], [48], [17].