Phương pháp phổ kích thích electron

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp vật liệu composite Ag3VO4 BiVO4 ứng dụng làm chất xúc tác quang phân hủy các chất hữu cơ ô nhiễm trong môi trường nước (Trang 82 - 85)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Phương pháp phổ kích thích electron

Khả năng hấp thụ bức xạ của các hợp phần riêng lẻ Ag3VO4, BiVO4 và vật liệu composite tổng hợp ở điều kiện thích hợp trong vùng khảo sát được đặc trưng bằng phương pháp phổ phản xạ khuếch tán tử ngoại – khả kiến mẫu rắn, kết quả được trình bày ở Hình 3.34.

Kết quả phổ hấp thụ UV-Vis ở Hình 3.18 (a) cho thấy, vật liệu Ag3VO4, BiVO4 và mẫu vật liệu composite AB-12 đều có khả năng hấp thụ bức xạ ánh sáng vùng khả kiến với giá trị năng lượng vùng cấm theo phương pháp Kubelka-Munk lần lượt khoảng 2,12 ; 2,38 và 2,20 eV. Bên cạnh đó, vật liệu composite AB-12 có bờ hấp thụ ánh sáng mạnh hơn BiVO4 và Ag3VO4. Đồng thời, sự kết hợp hai hợp phần Ag3VO4 và BiVO4 sẽ dẫn đến làm giảm sự tái kết hợp cặp điện tử - lỗ trống đã được nói đến trước đó ở Hình 3.26 phổ PL

mẫu AB-12, điều này cho phép dự đoán sự gia tăng hoạt tính quang xúc tác của vật liệu composite Ag3VO4/BiVO4 trong vùng ánh sáng khả kiến.

Hình 3.18. Phổ UV-Vis mẫu rắn (a) và đồ thị sự phụ thuộc hàm Kubelka-Munk theo

năng lượng ánh sáng bị hấp thụ (b) của vật liệu Ag3VO4 , BiVO4 và mẫu vật liệu

composite AB-12

3.3.3. Phương pháp hiển vi điện tử quét

Kết quả về hình thái của vật liệu Ag3VO4, BiVO4 và vật liệu composite AB-12 tổng hợp được trình bày ở Hình 3.19.

Từ ảnh SEM (Hình 3.19) của vật liệu Ag3VO4, BiVO4 và vật liệu composite AB-12 cho thấy, các hạt Ag3VO4 có dạng hình bầu dục, không đều, co cụm lại với nhau. Vật liệu BiVO4 có dạng hình trụ dài không đều, nằm rời rạc. Đối với mẫu vật liệu composite Ag3VO4/BiVO4 các hạt Ag3VO4 đã phủ lên các hạt BiVO4 thành các tấm có dạng hình thoi. Điều này cho thấy, cần có sự nghiên cứu về dung môi phân tán các chất trong quá trình điều chế các hợp chất riêng lẻ cũng như vật liệu composite.

Hình 3.19. Ảnh SEM của Ag3VO4 (a), BiVO4 (b) và AB-12 (c)

3.3.4. Phương pháp phổ hồng ngoại

Để xác định các liên kết trong vật liệu composite AB-112 chúng tôi tiến hành đặc trưng bằng phương pháp phổ hồng ngoại. Kết quả được trình bày ở Hình 3.20.

Từ kết quả ở Hình 3.20 cho thấy, phổ hồng ngoại của vật liệu AB-12 gần như xuất hiện tất cả các đỉnh phổ đặc trưng của cả hai hợp phần riêng lẻ Ag3VO4 và BiVO4. Cụ thể các đỉnh phổ ứng với số sóng 745 cm-1 và 868 cm-1 lần lượt tương ứng đặc trưng cho liên kết Ag-V và liên kết V-O của nhóm VO43- trong vật liệu Ag3VO4 và BiVO4. Các đỉnh phổ tại số sóng 1631 cm-1 và 3433 cm-1 đặc trưng cho dao động của liên kết OH của phân tử nước hấp phụ trên bề mặt vật liệu. Để khẳng định sự có mặt của Ag và Bi trong vật liệu tổng hợp, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp EDX ở phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp vật liệu composite Ag3VO4 BiVO4 ứng dụng làm chất xúc tác quang phân hủy các chất hữu cơ ô nhiễm trong môi trường nước (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)