Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 32)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các

trong việc đánh giá giáo viên triển khai ứng dụng CNTT trong HĐGD mầm non tránh đƣợc bệnh thành tích, đánh giá không sâu sát.

1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trƣờng mầm non mầm non

1.3.1. Những định hướng ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục ở trường mầm non trong giai đoạn hiện nay

Nhân loại đang bƣớc vào một thời đại mới, thời đại mà thông tin, tri thức trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, thời đại của xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức đƣợc hình thành trên cơ sở phát triển và ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông. Cuộc cách mạng thông tin cùng với quá trình toàn cầu hóa đang ảnh hƣởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội, đƣa con ngƣời chuyển nhanh từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông tin, từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, ở đó năng lực cạnh tranh phụ thuộc chủ yếu vào năng lực sáng tạo, thu thập, lƣu trữ, xử lý và trao đổi thông tin. Tại Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0,

Thủ tƣớng khẳng định: “Với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của ngƣời Việt Nam, chúng ta sẵn sàng vƣợt qua thách thức để nắm bắt lấy cơ hội, nhanh chóng bƣớc lên con tàu 4.0” (Thông tấn xã Việt Nam, 2018).

Nhận định đúng về tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý hoạt động dạy học, Đảng, Nhà nƣớc, Bộ GD&ĐT thông qua các văn bản chỉ đạo đã đề ra nhiều nhiệm vụ cụ thể trong đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhƣ: Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020 định hƣớng đến năm 2025; Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020 – 2021 của ngành Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2020-2021:

- Triển khai có hiệu quả Chƣơng trình chuyển đổi số quốc gia trong ngành Giáo dục; triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử theo Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/03/2019 của Chính phủ; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục và đào tạo theo Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hƣớng đến năm 2025".

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và giáo dục thƣờng xuyên; triển khai kết nối liên thông dữ liệu, tích hợp các hệ thống thông tin vào cơ sở dữ liệu ngành.

- Tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy, học, thi và kiểm tra đánh giá, quản lý giáo dục, quản trị nhà trƣờng; áp

dụng dạy, học trực tuyến; phát triển kho học liệu số toàn ngành, ngân hàng câu hỏi trực tuyến dùng chung, kho bài giảng e-learning kết nối với Hệ tri thức Việt số hóa.

Ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trƣờng dạy và học có sự tƣơng tác cao, sống động, tạo sự hứng thú và hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ. Những nội dung, tƣ liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú, góp phần nâng cao hiệu quả học tậpcủa học sinh. Với bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tƣợng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế.

Bên cạnh đó, giáo viên mầm non cũng có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin truyền thông, internet,… Đây là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim, …sống động tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng nhƣ ảnh hƣởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ.

1.3.2. Hoạt động giáo dục ở trường mầm non

1.3.2.1. Đặc iểm, êu cầu ối với ho t ng giáo dục ở trư ng mầm non

Để trẻ mẫu giáo đƣợc phát triển toàn diện theo lứa tuổi thì vai trò của nhà giáo dục rất quan trọng. Nhà giáo dục cần hiểu đặc điểm trẻ lứa tuổi mẫu giáo để trên cơ sở đó có những phƣơng pháp, biện pháp giáo dục cần thiết phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Trẻ mẫu giáo ở trƣờng mầm non có hai loại hoạt động cơ bản đó là hoạt động chăm sóc và hoạt động giáo dục. Hai hoạt động này đƣợc diễn ra song song, hỗ trợ lẫn nhau, nó đƣợc trải đều vào hoạt động hàng ngày của trẻ. Hoạt động chăm sóc của trẻ mẫu giáo bao gồm các hoạt động nhƣ ăn, ngủ, vệ sinh. Đối với hoạt động vệ sinh, trẻ mẫu giáo đƣợc rèn và trẻ thực hành các thói quen vệ sinh phù hợp một cách đầy đủ, đúng yêu cầu. Nói chung, đây là hoạt nhằm hình thành một số nề nếp, thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ, đồng thời tập cho trẻ một số nề nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày và tạo cho trẻ trạng thái tinh thần

sảng khoái và vui vẻ (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016). Hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo bao gồm các hoạt động nhƣ: Hoạt động chơi, đây là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi này. Có hai loại hoạt động chơi: Thứ nhất là hoạt động vui chơi trong lớp gồm có rất nhiều trò chơi cho trẻ nhằm phát triển thông qua các loại trò chơi nhƣ: trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi ghép hình lắp ráp, xây dựng, các trò chơi vận động tinh và vận động ngoài trời, trò chơi học tập, trò chơi đóng kịch... Thứ hai là hoạt động vui chơi ngoài trời gồm các trò chơi vận động, trò chơi dân gian, chơi với đồ chơi ngoài trời, quan sát... Ngoài ra, trẻ lứa tuổi mẫu giáo còn có hoạt động lao động tự phục vụ, lao động trực nhật, lao động tập thể, ... nhƣng hoạt động của trẻ không đòi hỏi là tạo ra sản phẩm mà chúng chỉ là tái tạo lại hành động và nó đƣợc sử dụng nhƣ một phƣơng tiện để tổ chức các hoạt động giáo dục trong trƣờng.

1.3.2.2. Các lo i hình ho t ng giáo dục trong trư ng mầm non

Hoạt động giáo dục ở trƣờng mầm non gồm có 5 dạng hoạt động cơ bản là hoạt động dạy học, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động, hoạt động đi dạo tham quan, ngày hội ngày lễ.

- Hoạt động dạy học: Giáo dục đƣợc thực hiện bằng nhiều con đƣờng khác nhau, một trong những con đƣờng hiệu quả nhất là tổ chức hoạt động dạy học. Thông qua hoạt động dạy học, nhằm cung cấp cho trẻ hệ thống kiến thức khoa học, bồi dƣỡng phƣơng pháp tƣ duy sáng tạo và kỹ năng thực tiễn, nhằm nâng cao trình độ học vấn, hình thành lối sống văn hóa. Mục đích cuối cùng là làm cho trẻ trở thành những ngƣời tự chủ, năng động sáng tạo. Nhƣ vậy, hoạt động dạy học là con đƣờng cơ bản nhất để đạt tới mục đích giáo dục tổng thể. Hoạt động dạy học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm các thành tố cơ bản: mục tiêu, nội dung, phƣơng tiện, hình thức tổ chức, phƣơng pháp dạy, phƣơng pháp học. Các thành tố này tƣơng tác với nhau thực hiện nhiệm vụ hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động dạy học.

lứa tuổi mầm non, thì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, chiếm nhiều thời gian đối với trẻ. Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ rèn luyện phát triển cơ thể, nhận biết về thế giới xung quanh, phát triển trí tuệ, óc phán đoán, suy luận, khả năng quan sát nhanh nhạy... Khi chơi trò chơi, trẻ thấy mình đang đƣợc vui chơi, nên rất hào hứng và sôi nổi, nhƣng thực chất trẻ đang lĩnh hội đƣợc một kiến thức mà cô giáo cung cấp cho trẻ một cách tích cực và nhanh nhất. Việc tổ chức các trò chơi cho trẻ là cực kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ, trò chơi là phƣơng tiện để trẻ học làm ngƣời. Giáo viên mầm non cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dƣới nhiều hình thức khác nhau để việc chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt kết quả tốt hơn.

- Hoạt động lao động: Trẻ mầm non rất dễ có hứng thú với lao động từ những việc đơn giản nhƣ thu dọn đồ chơi hay tự bỏ quần áo bẩn vào chậu hay đi giày dép, tự rửa ly, … trẻ thƣờng làm với thái độ rất tích cực. Trong các giờ học nhƣ hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động học, … Ngoài việc tổ chức cho trẻ thu dọn dụng cụ học tập, lau dọn các góc chơi, các cô còn tổ chức cho trẻ nhặt rác ở bồn hoa, tƣới cây,... Cô luôn tạo cơ hội cho trẻ tự lựa chọn và giải quyết những công việc trẻ thích. Qua hoạt động lao động tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với môi trƣờng tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống. Bên cạnh đó, rèn kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ ở trƣờng mầm non là việc làm hết sức quan trọng vì lao động phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc đẩy trẻ hoàn thiện mình một cách tốt nhất, nó sẽ giúp cho trẻ hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức và tính tự lập sau này.

- Hoạt động đi dạo, tham quan: Hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ mầm non. Trẻ mầm non rất thích hoạt động và những gì mới mẻ rất hấp dẫn đối với trẻ, trẻ rất thích đƣợc tiếp xúc tìm hiểu thiên nhiên, cuộc sống xung quanh trẻ. Trải nghiệm là quá trình nhận

thức, khám phá đối tƣợng bằng việc tƣơng tác với đối tƣợng thông qua hành động tri giác bên ngoài nhƣ nhìn, nghe, sờ, .... và quá trình tâm lý bên trong nhƣ chú ý, tƣ duy, tƣởng tƣợng, ghi nhớ... Thông qua đó trẻ có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy đƣợc những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kỹ năng trong cuộc sống. Dạy học thông qua trải nghiệm là một phƣơng pháp có nhiều ƣu điểm và kích thích đƣợc các tiềm năng trí tuệ của trẻ.

- Hoạt động ngày hội, ngày lễ: Tổ chức ngày hội, ngày lễ trong trƣờng mầm non là một hoạt động trong chƣơng trình chăm sóc giáo dục trẻ. Nó có vai trò quan trọng góp phần phát triển trí tuệ, thể chất và chính là nội dung của việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Hoạt động ngày hội, ngày lễ là hình thức giúp trẻ thâm nhập vào cuộc sống xã hội trong những thời điểm có ý nghĩa nhất để giáo dục truyền thống và mang lại niềm vui, niềm tự hào cho trẻ. Bên cạnh đó, thông qua việc tham gia vào các hoạt động ngày hội ngày lễ trẻ đƣợc ôn luyện củng cố kiến thức, kỹ năng đã học; rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, sự hợp tác, chia sẻ cùng bạn bè. Chính vì vậy, trƣờng mầm non cần phải nhận thức đúng vai trò của việc tổ chức các hoạt động ngày hội ngày lễ. Giúp trẻ hiểu đƣợc ý nghĩa của từng ngày lễ và tham gia một cách hào hứng.

1.3.2.3. Cấu trúc ho t ng giáo dục ở trư ng mầm non

Các hoạt động giáo dục nói chung và trong trƣờng mầm non nói riêng, có chung cấu trúc theo tiến trình, gồm các khâu (hay Pha):

a) Khâu chuẩn bị (Pre-active phase – refers to planning)

Chúng ta đều biết rằng dạy học là công việc vừa có tính khoa học lại vừa có tính nghệ thuật, nó luôn đòi hỏi sự sáng tạo của ngƣời giáo viên trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, không thể có một sự sáng tạo nào mà lại thiếu đi sự chuẩn bị chu đáo. Vì vậy, việc chuẩn bị lên lớp không những là điều cần thiết nà còn là điều bắt buộc không chỉ đối với ngƣời giáo viên mới bƣớc vào nghề mà cả đối với giáo viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm.

Việc chuẩn bị lên lớp của ngƣời giáo viên bao gồm việc chuẩn bị dài hạn cho cả năm học hoặc từng học kỳ và việc chuẩn bị lên lớp cho từng tiết học cụ thể.

* Việc chuẩn bị dài hạn cho cả năm học hoặc từng học kỳ bao gồm những công việc sau:

- Tìm hiểu trẻ ở lớp mình giảng dạy về kết quả học tập, giáo dục, thái độ và phong trào học tập, tu dƣỡng của lớp, đặc điểm tâm lý chung của lớp và của những trẻ cá biệt, phong cách sƣ phạm của ngƣời giáo viên đã và đang giảng dạy ở lớp đó. Trên cơ sở đó mà đề ra những yêu cầu hợp lý đối với họ.

- Nghiên cứu kỹ chƣơng trình, nội dung tài liệu học tập, trên cơ sở đó để thu thập, lựa chọn tài liệu cho từng tiết học, phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học và những hình thức dạy học thích hợp.

- Tìm hiểu những phƣơng tiện dạy học có ở trƣờng để tiến hành tạo nên những phƣơng tiện mới; những tài liệu, sách báo trong tủ sách nhà trƣờng để có kế hoạch xây dựng nên tủ sách của lớp. Qua đó mà có những dự định đổi mới phƣơng pháp dạy học.

- Với những tài liệu hƣớng dẫn của các cơ quan quản lý giáo dục và với sự nghiên cứu, tìm hiểu nêu trên mà mỗi giáo viên, tập thể nhóm giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học theo từng chƣơng mục cả năm học hay từng học kỳ của mình.

* Việc chuẩn bị trực tiếp lên lớp bao gồm việc phân tích nội dung sách giáo khoa, soạn giáo án và chuẩn bị những điều kiện cho việc lên lớp

- Về việc soạn giáo án: Giáo viên cần dựa trên kế hoạch dạy học theo chƣơng mục, nội dung sách giáo khoa, trình độ tri thức của trẻ mầm non và những điều kiện tiến hành bài dạy cụ thể mà xây dựng kế hoạch tiến hành từng kế hoạch cụ thể.

Khi soạn giáo án cần xác định trạng thái tri thức ban đầu cần phải có để lĩnh hội tri thức của tiết học và từ đó mà xác định trình độ tri thức của trẻ ở

lớp mình và đề ra các biện pháp khắc phục tình trạng hổng kiến thức của trẻ (nếu có).

- Cần phải cố gắng nhìn trƣớc tiến trình suy nghĩ, trạng thái tâm lý của trẻ sẽ diễn ra để dự định những phƣơng án thích hợp và xử lý kịp thời nhằm điều khiển hoạt động nhận thức và những trạng thái xúc cảm của họ.

- Cần suy nghĩ biện pháp để phát huy cao độ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của trẻ trong tiết học nhằm hình thành cho họ năng lực, phẩm chất tự lực để họ có thể học tập liên tục, học tập suốt đời.

- Cần suy nghĩ những biện pháp chỉ đạo cá biệt.

- Cần suy nghĩ cẩn thận những phƣơng tiện dạy học cần thiết và cách sử dụng chúng.

b) Khâu thực hi n (Interactive phase – refers to the conduct and management)

Lên lớp là hoạt động cụ thể của giáo viên nhằm thực hiện toàn bộ giáo án đã vạch ra. Lên lớp là lĩnh vực đời sống tinh thần quan trọng nhất. Đây là lúc ngƣời giáo viên và ngƣời học tiếp xúc với nhau. Chính trong thời gian đó ngƣời giáo viên mới thể hiện đầy đủ tính khoa học và tính nghệ thuật trong công tác dạy học và giáo dục của mình, thể hiện tầm hiểu biết, hứng thú, niềm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)