7. Cấu trúc của luận văn
1.5.2. Những yếu tố chủ quan
Giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy, giữ vai trò chỉ đạo, tổ chức, điều khiển và điều chỉnh hoạt động dạy học nên cũng ảnh hƣởng và chi phối hoạt động giáo dục của trẻ. Giáo viên là đối tƣợng trực tiếp sẽ ảnh hƣởng đến quá trình học tập, tiếp nhận tri thức của trẻ. Khi giáo viên có ý thức và năng lực tự học tập về các cách thức, kỹ năng vận dụng ứng dụng CNTT vào dạy học thì hiệu quả học tập sẽ đƣợc nâng cao. Ngƣợc lại, nếu GV có nhận thức đầy đủ vai trò của việc ứng dụng CNTT trong học tập, nhƣng năng lực học tập và kỹ năng ứng dụng CNTT không cao thì hiệu quả học tập khi ứng dụng
CNTT cũng sẽ hạn chế.
Thêm vào đó trình độ tin học của đội ngũ GV ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động ứng dụng CNTT vào hoạt động học tập của trẻ. Khi GV có trình độ tin học cộng với kinh nghiệm bề dày về hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học thì mọi công việc từ khâu chuẩn bị bài giảng, tổ chức giảng dạy đến khâu đánh giá kết quả chắc chắn đƣợc diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
Giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, luôn đổi mới, sáng tạo coi việc đổi mới phƣơng pháp, tạo hứng thú học tập cho trẻ là nhiệm vụ ƣu tiên đầu. Ứng dụng CNTT của GV trong hoạt động giáo dục là con đƣờng thuận tiện để đạt đƣợc mục tiêu đó.
Thái độ, nhận thức của đội ngũ CBQL và GV cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng của hoạt động ứng dụng CNTT vào học tập trong nhà trƣờng. Quá trình ứng dụng CNTT ở trƣờng mầm non có đạt hiệu quả cao hay không, đầu tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực triển khai thực tiễn của ngƣời CBQL và giáo viên. Trƣớc hết CBQL và giáo viên phải là ngƣời am hiểu sâu sắc về ứng dụng CNTT vào việc học tập, ít nhất trong lĩnh vực chuyên môn của mình, trong dạy học ở thực tiễn đơn vị của mình.
Việc phối hợp giữa nhà trƣờng - gia đình - xã hội để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ luôn đƣợc các nhà trƣờng quan tâm nhƣng thực tế về một số tác động của khách quan xã hội cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả của ứng dụng CNTT. Nhà trƣờng luôn chủ động và phối hợp tốt với gia đình trẻ trong việc định hƣớng hoạt động giáo dục có ứng dụng CNTT, khai thác triệt để các thiết bị CNTT của các gia đình để trẻ tham gia tốt vào hoạt động giáo dục, tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu bản chất, tính quan trọng và yêu cầu cần thiết phải ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non.
Tuy nhiên, vẫn còn đại đa số các gia đình ở khu vực nông thôn vẫn còn rất khó khăn, chƣa thể có điều kiện đƣợc tiếp cận với CNTT một cách đầy đủ,
nhiều gia đình chƣa có khả năng chi trả mua thiết bị CNTT, nối mạng Internet… dẫn đến học tình trạng trẻ mầm non có điều kiện không đồng đều, thiếu đồng bộ. Mặt khác, mặt trái của xã hội hiện đại, hội nhập còn khá nhiều điều mà các nhà quản lý giáo dục còn đang trăn trở nhƣ tệ nạn xã hội xâm nhập đến tận thôn, xóm, bản làng, dịch vụ CNTT tại một số nơi gây tác động xấu đến việc giáo dục trẻ em khi không sử dụng CNTT đúng mục đích, còn nhiều nơi cung cấp dịch vụ CNTT chủ yếu là trò chơi bạo lực, trò chơi sát phạt về kinh tế.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trong Chƣơng 1, luận văn đã tập trung vào việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trƣờng mầm non. Trong đó gồm các khái niệm công cụ nhƣ: Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng, quản lý hoạt động giáo dục mầm non, công nghệ thông tin tác giả đã đi đến nội dung quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục trẻ.
Luận văn đã triển khai hƣớng nghiên cứu quản lý quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trƣờng mầm non theo tiếp cận chức năng quản lý. Từ đó xác định đƣợc 5 nội dung quản lý hoạt động này: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá và quản lý các điều kiện hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trƣờng mầm non.
Luận văn cũng đã xác định đƣợc lý luận về các yếu tố ảnh hƣởng tới ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục trẻ tại các trƣờng mầm non. Trong đó gồm các yếu tố nhƣ: Nhận thức của của CBQL, Hiệu trƣởng và giáo viên ứng dụng CNTT trong trƣờng mầm non; Năng lực quản lý của CBQL trƣờng mầm non trong việc quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong nhà trƣờng và năng lực chuyên môn của giáo viên có ảnh hƣởng tới việc ứng dụng CNTT; Điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng đổi mới phƣơng pháp có ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non; Việc phối hợp giữa nhà trƣờng - gia đình - xã hội để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động giáo dục trẻ. Kết quả nghiên cứu lý luận tại Chƣơng 1 là cơ sở khoa học để nghiên cứu thực trạng trong Chƣơng 2 và đề xuất biện pháp hoàn thiện ở Chƣơng 3.
CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở
CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH