Khái quát về tình hình Kinh tế-Xã hội và Giáo dục – Đào tạo của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 56)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Khái quát về tình hình Kinh tế-Xã hội và Giáo dục – Đào tạo của

2.2.1. Vị trí địa lí, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

2.2.1.1. Vị tr ịa l , iều ki n tự nhiên v dân cư

Vân Canh là một huyện miền núi của tỉnh Bình Định và có vị trí địa lý thuận lợi. Phía Nam, Vân Canh giáp với huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên, phía Bắc giáp với huyện Tây Sơn và An Nhơn, phía Tây giáp với huyện Kông Chơro tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp huyện Tuy Phƣớc và thành phố Quy Nhơn. Vân Canh cùng với Vĩnh Thạnh, nhƣ một hàng lang lớn giữa bắc Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ án ngữ đèo An Khê. Vân Canh cách không xa Quốc lộ 1A, gần ga Diêu Trì. Từ Vân Canh, xuống Cảng Quy Nhơn, hoặc ngƣợc lên đƣờng 19, đến vùng đất Tây Nguyên đều rất thuận tiện. Đặc biệt, tỉnh lộ ĐT 638 từ thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phƣớc lên Vân Canh có thể đi thẳng tới tỉnh Phú Yên. Do đó, việc đi lại, vận chuyển hàng hoá từ Vân Canh vào Nam, ra Bắc, hay ngƣợc lên Tây Nguyên đều thuận lợi và ngƣợc lại.

Vân Canh có các ngọn núi hòn Ông, hòn Chuông, hòn Bà, hòn Nắm, … cùng sông Hà Thanh dài 48 km và các con suối nhỏ chảy quanh co, vừa tạo cho Vân Canh cảnh quan đẹp, có nét hùng vĩ và thơ mộng riêng; Đồng thời, cũng chia khu vực này thành 3 thung lũng nhỏ: nằm giữa có sông Hà Thanh là

vùng đất cày trong tâm niệm của đồng bào Chăm H’roi; Phía đông Vân Canh có suối Đá Lộc, Đá Lót, xã Canh Giao nhiều dầu rái; Phía tây Vân Canh là vùng An Tƣợng với suối Khe Cành, sông An Trƣờng, suối Lao, … Các làng canh tác dọc theo các thung lũng với các vùng: vùng ruộng nƣớc ở An Tƣợng, đất rừng nà thổ ở vùng đất cày và vùng rừng dầu rái ở vùng Canh Giao.

Cảnh quan Vân Canh một vóc dáng hùng vĩ nhờ có Núi Ông và núi Bà với độ cao hơn 1.000 m tạo nên khung cảnh nên thơ mà thật sự đã đi vào tâm thức đồng bào với một kho chuyện kể thấm đẫm triết lý và đan xen lịch sử, huyền thoại.

Vân Canh chủ yếu phát triển kinh tế tong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm 1,15%. Phấn đấu giải quyết việc làm mới cho 250 - 300 ngƣời lao động. Tăng cƣờng có hiệu quả các chƣơng trình quốc gia về đào tạo nghề, giải quyết việc làm, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

2.2.1.2. Điều ki n kinh tế - xã h i

Huyện Vân Canh Có 3 dân tộc cùng chung sống là dân tộc Chăm, dân tộc Kinh và dân tộc Ba Na; Dân tộc Chăm tập trung chủ yếu ở xã Canh Hoà, dân tộc BaNna tập trung ở các xã Canh Thuận, Canh Liên, Canh Hiệp với dân số chiếm trên 40% so tổng dân số. Ngƣời Chăm (Chăm Hroi) ở Vân Canh có quan hệ mật thiết và có quá trình phát triển vừa chung vừa riêng rất đáng đƣợc chú ý trong cộng đồng ngƣời Chăm trong cả nƣớc. Ngƣời Chăm ở Vân Canh sống xen cƣ với ngƣời Ba Na và ngƣời Kinh; Họ có khá nhiều tên gọi khác nhau nhƣ Chăm Hroi, Chăm Đắc Rây, Hroi, Aroi, Chăm Đèo, Chăm Hơđang ,... Trong quá trình sinh sống do tách biệt cộng đồng ban đầu, do ảnh hƣởng của ngƣời Ba Na sống trƣớc đó nên trong văn hoá của bộ phận Chăm miền núi này dần xuất hiện những yếu tố văn hoá mới. Cũng có thể ngƣời Chăm này vốn là nhóm ngƣời địa phƣơng của ngƣời Chàm cổ có mặt ở Vân Canh trƣớc đó. Mỗi dân tộc có những nét văn hoá, tập quán riêng nhƣng tất cả

đều sống hoà thuận, đoàn kết với nhau.

Phần lớn các xã của huyện Vân Canh nằm trên tuyến đƣờng Diêu Trì - Mục Thịnh mới đƣợc nâng cấp nên giao thông khá thuận lợi; Phong trào bê tông hóa giao thông nông thôn phát triển trong những năm gần đây nên đƣờng sá có phần đƣợc cải thiện đáng kể, trừ địa bàn xã Canh Liên giao thông còn khó khăn.

Hiện nay, trên địa bàn huyện còn có đƣờng sắt Việt Nam đi qua với ga Vân Canh. Đời sống nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Đất đai bị bạc màu và thiếu nƣớc tƣới nên chủ yếu sản xuất lúa nƣớc 1 vụ và màu. Cây mía phát triển khá, trong những năm gần đây là vùng nguyên liệu mía của Nhà máy đƣờng Bình Định, nên đời sống nhân dân đƣợc cải thiện một bƣớc. Khu vực Canh Liên có đồng cỏ rộng có điều kiện phát triển bò đàn. Ở đây còn là khu vực có diện tích rừng tự nhiên còn khá và đang phát triển rừng trồng.

Vân Canh trong công cuộc đổi mới về kinh tế-xã hội có những chuyển biến tích cực. Nền kinh tế của huyện tiếp tục tăng trƣởng và phát triển; Sản xuất nông nghiệp đƣợc mùa; Công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ tiếp tục có bƣớc tăng trƣởng khá; Các hoạt động trên lĩnh vực văn hoá xã hội tiếp tục có tiến bộ; Quốc phòng, an ninh đƣợc giữ vững, trật tự an toàn xã hội đƣợc tăng cƣờng. Đời sống nhân dân Vân Canh từng bƣớc đƣợc cải thiện. Hệ thống quản lý hành chính nhà nƣớc từng bƣớc đƣợc xây dựng vững mạnh, đáp ứng tốt các nhu cầu của tổ chức và nhân dân.

2.2.2. Tình hình giáo dục và đào tạo của huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

Kết thúc năm học 2019-2020, tỷ lệ hoàn thành chƣơng trình bậc Tiểu học đạt 100%; tốt nghiệp THCS 100%. Đến tháng cuối năm 2020, toàn huyện có 8/19 trƣờng đạt chuẩn Quốc gia, trong đó có 01/7 trƣờng mầm non; có 05/7 trƣờng tiểu học và 02/05 trƣờng THCS, so với năm 2019, số trƣờng chuẩn quốc gia giảm 05 trƣờng do sáp nhập trƣờng theo quy định

khuyến học, khuyến tài, xã hội hóa giáo dục đƣợc quan tâm; Các trung tâm học tập cộng đồng từng bƣớc đƣợc củng cố. Công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo triển khai có hiệu quả, chất lƣợng đội ngũ giáo viên ngày đƣợc nâng cao trình độ, các điều kiện phục vụ cho việc dạy và học đƣợc tăng cƣờng; Tỉ lệ trẻ trong độ tuổi đến trƣờng tiếp tục ổn định. Đến nay, huyện Vân Canh có 7/7 xã - thị trấn đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non theo nhóm tuổi, chống mù chữ - đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

2.2.3. Tình hình giáo dục mầm non của huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định

2.2.3.1. Qu m trư ng lớp, iều ki n, phương ti n phục vụ d học

Trong những năm qua, huyện Vân Canh đã tập trung đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất theo hƣớng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa. Thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục, các trƣờng mầm non đã vận động nhiều tổ chức, cá nhân đóng góp sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ.

Tiếp tục huy động trẻ trong độ tuổi đi học, duy trì ổn định tỷ lệ trẻ mẫu giáo đến trƣờng, giảm huy động trẻ độ tuổi nhà trẻ. Đồng thời khuyến khích các trƣờng mầm non tƣ thục mở ra, nhằm giảm áp lực về số lƣợng trẻ cho các trƣờng mầm non công lập.

Bảng 2.4: Thống kê số lƣợng trƣờng lớp mầm non huyện Vân Canh Năm học Số phòng học Phòng chức năng Số học sinh Số trẻ mầm non dân tộc chuẩn bị học tiếng Việt

2018-2019 58 3 1680 843

2019-2020 57 3 1675 864

2020 -2021 57 3 1621 810

2.2.3.2. Đ i ngũ cán b qu n l v giáo viên

Hàng năm, Phòng Giáo dục và Đào tạo đều chỉ đạo các nhà trƣờng xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên, kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành. Phòng Giáo dục và Đào tạo còn cử cán bộ, giáo viên các trƣờng điểm tham dự đầy đủ các buổi tập huấn, kiến tập, bồi dƣỡng chuyên môn do Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Hiện nay 90% giáo viên trên địa bàn huyện đạt chuẩn và trên chuẩn, cụ thể nhƣ Bảng 2.5.

Bảng 2.5: Thống kê tình hình đội ngũ giáo viên mầm non huyện Vân Canh

Năm học Tổng số CBQL, GV Số lƣợng CBQL Số lƣợng GV Trình độ chuyên môn TC ĐH 2018-2019 104 17 87 13 7 84 2019-2020 103 15 88 14 7 82 2020 -2021 106 15 91 10 6 90

(Nguồn: Phòng GD&Đ hu n Vân Canh)

Giáo viên mầm non huyện Vân Canh đa số là những giáo viên có thâm niên công tác lâu dài với hơn 88% có thâm niên từ 5 năm trở lên, số lƣợng đội ngũ giáo viên có thâm niên dƣới 5 năm, chiếm tỷ lệ 11,3 %. Cơ cấu theo thâm niên công tác của GV mầm non trên địa bàn huyện đƣợc thể hiện qua Bảng 2.6.

Bảng 2.6: Số lƣợng giáo viên các trƣờng mầm non phân chia theo thâm niên giảng dạy

Tổng số < 5 năm Từ 5 - 15 năm > 15 năm

SL TL% SL TL% SL TL%

106 12 11,3 44 41,5 50 47,2

2.2.3.3. ình hình học sinh

Cùng với việc phát triển về quy mô trƣờng, lớp mầm non, đầu tƣ cơ sở vật chất, kinh phí và các điều kiện đảm bảo thực hiện tốt chƣơng trình giáo dục mầm non nói chung thì trong những năm gần đây, với định hƣớng của Bộ GD&ĐT, dƣới sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT huyện Vân Canh đã quan tâm, chỉ đạo có chất lƣợng việc thực hiện chƣơng trình giáo dục mầm non và quan tâm tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nói riêng.

Chất lƣợng giáo dục ngày càng đƣợc nâng cao so với những năm trƣớc, các trƣờng mầm non đã có nhiều nội dung tích cực để chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục trẻ. Các hoạt động học tập, vui chơi đƣợc tổ chức quy mô, sôi nổi, góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển thể chất cho trẻ. các trƣờng thực hiện nghiêm túc các hoạt động dạy trẻ theo hƣớng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ, xây dựng môi trƣờng sƣ phạm an toàn, thân thiện, kích thích trẻ tích cực hoạt động. Chất lƣợng giáo dục cũng đạt đƣợc những kết quả tốt, nhìn chung trẻ khoẻ mạnh, phát triển hài hoà, cân đối, có nề nếp trong các hoạt động, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, tuy nhiên số lƣợng trẻ đạt yêu cầu có xu hƣớng tăng dần, cụ thể nhƣ Bảng 2.7.

Bảng 2.7: Thống kê số lƣợng và chất lƣợng giáo dục trẻ mầm non huyện Vân Canh

Năm học Tổng số trẻ Chất lƣợng giáo dục

Tốt Khá Đạt yêu cầu

2018-2019 1680 1196 375 109

2019-2020 1675 1251 320 104

2020 -2021 1621 1199 267 155

(Nguồn: Phòng GD&Đ hu n Vân Canh)

mầm non mà “ứng dụng công ngh thông tin trong d học mầm non” với rất nhiều ƣu điểm tạo nên môi trƣờng phát triển toàn diện cho trẻ. Trẻ đƣợc tiếp cận với thế giới công nghệ từ sớm, góp phần hình thành tƣ duy công nghệ, tạo dựng nguồn hành trang vững chắc cho tƣơng lai. giúp giáo viên thiết kế ra những bài giảng trực quan, sinh động, tạo nên môi trƣờng học tập thân thiện, trẻ tích cực. Không chỉ nghe, nhìn, trẻ mầm non còn đƣợc thực hành nội dung bài học một cách bài bản thông qua các đoạn video sinh động, hấp dẫn. Từ đó, giúp các em phát triển toàn diện về cả giác quan lẫn nhân cách.

Mỗi buổi học sẽ là những giờ phút khám phá đầy thú vị của cả cô và trò, giúp trẻ càng thêm yêu mến giáo viên, bạn bè và thích thú mỗi khi đến trƣờng mà không cần phải bó buộc theo khuôn khổ cứng nhắc nhƣ trƣớc đây.

2.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trƣờng mầm non huyện Vân Canh, tỉnh Bình.

2.3.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu chuẩn bị hoạt động giáo dục

Đối với trẻ mầm non luôn bị hấp dẫn với những gì mới lạ nên các hoạt động giáo dục trẻ có ứng dụng CNTT trong chƣơng trình giáo dục mầm non tạo ra một môi trƣờng dạy học sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao. Những nội dung, tƣ liệu bài giảng đƣợc xây dựng để giáo dục trẻ mang tính chân thực, phong phú. Qua tìm hiểu cho thấy trong thực tiễn hiện nay các hình thức phổ biến của ứng dụng CNTT trong thực hiện chƣơng trình giáo dục trẻ ở các trƣờng mầm non bao gồm: Ứng dụng CNTT chủ yếu để soạn thảo văn bản, giáo án; tìm các hình ảnh minh họa, đoạn video; ứng dụng phần mềm MS.PowerPoint để phục vụ cho bài giảng điện tử khi tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề và các môn học, hoạt động. Thực trạng ứng dụng CNTT trong khâu chuẩn bị hoạt động giáo dục ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Vân Canh đƣợc thể hiện quan Bảng 2.8.

dạy của giáo viên mầm non đạt mức độ khá, thể hiện ở ĐTB= 4,3. Điều này cho thấy, ứng dụng công nghệ thông tin độ vào chuẩn bị bài dạy của giáo viên mầm non đã đƣợc thực hiện có hiệu quả và thành thạo. Công nghệ thông tin đã phục vụ tốt cho chuẩn bị bài giảng của giáo viên.

Bảng 2.8: Thực trạng mức độ ứng dụng CNTT trong khâu chuẩn bị hoạt động giáo dục

S TT Nội dung Mức độ thƣờng xuyên thực hiện 1 2 3 4 5 ĐTB TH 1 Chuẩn bị các phần mềm soạn thảo giáo án 55 50 4,48 2 2 Sử dụng các phần mềm vào thiết kế giáo án 5 55 45 4,38 3 3 Sử dụng các hình ảnh và video để chèn vào giáo án 5 40 60 4,52 1 4 Sử dụng mạng internet để khai thác dữ liệu cho thiết kế giáo án

1 6 54 44 4,34 4

5 Khai thác các hiệu ứng và mô

hình ảo cho giáo án 5 12 20 33 35 3,77 6

6 Tự học tập, tìm hiểu kiến thức qua mạng Internet phục vụ soạn bài 1 4 65 35 4,28 5 ĐTB = 4,3

Xếp ở vị trí thứ 1, đƣợc đánh giá ở mức tốt là nội dung “Sử dụng các hình ảnh và video để chèn vào giáo án” có ĐTB= 4,52. Hầu hết các giáo viên đều sử dụng tốt phần mềm word để soạn giáo án và các văn bản trong quá

trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Sau đó chuyển tải bài giảng sang phần mềm Power Point để trình chiếu. Ở trƣờng mầm non vì trẻ thƣờng tiếp nhận thông tin tốt nhất và hình ảnh và video để chèn vào giáo án là việc làm rất tốt của GV.

Đứng ở vị trí thứ 2 với ĐTB=4,48, ở mức khá, là khâu Sử dụng các phần mềm vào thiết kế giáo án. Khảo sát cho thấy giáo viên mầm non đã sử dụng phần mềm Power Point để soạn các bài giảng điện tử.

Với ĐTB=3,77, nội dung “Khai thác các hiệu ứng và mô hình ảo cho giáo án”. Đây là một nội dung khá mới nên còn nhiều giáo viên bỡ ngỡ. Việc khai thác, sử dụng còn gặp nhiều hạn chế. Qua phỏng vấn thì nhiều giáo viên chƣa đƣợc tập huấn về khai thác hiệu ứng, các mô hình ảo cho giáo án. Bên cạnh đó GVMN thời gian làm việc trên trƣờng khá nhiều, hầu hết là các giáo viên là nữ nên khi về nhà thƣờng bận công việc nhà, khả năng học hỏi về CNTT và các phƣơng pháp dạy học tích cực, sử dụng đa dạng các phần mềm khai thác hiệu ứng và mô hình ảo còn hạn chế. Do đó, CBQL phải quan tâm, khuyến khích và động viện giáo viên khai thác tốt nội dung này hơn.

Để mỗi bài giảng sinh động, hấp dẫn và dễ tiếp thu hơn khi đƣợc sự trợ giúp của CNTT thì ngƣời trực tiếp làm việc đó là những giáo viên hằng ngày đứng trên bục giảng. Bên cạnh mức độ thực hiện thì chất lƣợng ứng dụng CNTT cũng góp phần quan trọng. Chất lƣợng ứng dụng CNTT trong khâu chuẩn bị đƣợc thể hiện qua Bảng 2.9.

Kết quả khảo sát cho thấy các chất lƣợng ứng dụng CNTT tại các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện đạt mức độ tốt với ĐTB từ 3,7 đến 4,81.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non trên địa bàn huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 56)