Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng ung thư cổ tử cung trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2020 (Trang 26 - 30)

Thế giới và ở Việt Nam.

1.6.1. Trên thế gii

1.6.1.1. Kiến thức về ung thư cổ tử cung.

Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức của người dân về ung thư tử cung còn hạn chế [22].

Ở Kampong Speu - Campuchia, nghiên cứu cắt ngang trên 440 phụ nữ về kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống UTCTC thì 74% phụ nữđã từng nghe về ung thư

cổ tử cung trong đó 34% phụ nữ đã từng nghe về xét nghiệm Pap [49]. Tuy nhiên kiến thức về UTCTC đạt của phụ nữ ở nông thôn Kenya là 17,6% [44] và theo

nghiên cứu của Said và cộng sự phụ nữ có kiến thức tốt về UTCTC là 10,8%[45].

Ở Tân Cương - Trung Quốc theo nghiên cứu của Abudukadeer, Abida và cộng sự

có 27,0% phụ nữđã nghe nói về ung thư cổ tử cung [28].

Theo WHO năm 2019, Papillomavirus ở người là một nhóm virus cực kỳ phổ

biến trên toàn thế giới, khoảng 99,7% người bị UTCTC là do papillomavirus gây nên [41]. Tiêm vắc-xin HPV là một phương pháp hiệu quảđể ngăn ngừa ung thư cổ

tử cung [49], tỷ lệ phụ nữ đã từng sống tại Mỹ di cưđến Tây Ban Nha sinh sống 5 năm có kiến thức về HPV và dự kiến sẽ tiêm HPV lần lượt là 56% và 49% [33]. Tại các trung tâm ở Bharin số phụ nữđến chăm sóc sức khoẻ thì 3,7% phụ nữ đã nghe nói về vắc-xin HPV [34]. Nghiên cứu cắt ngang tại Tân Cương – Trung Quốc cho thấy 13,0% phụ nữ có kiến thức về HPV [28].

Tỷ lệ phụ nữ bị viêm nhiễm, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD) như nghiên cứu của Haiyan Zhu và các cộng sự năm 2016 về nguy cơ

viêm nhiễm do mắc C. trachomatis liên quan đến UTCTC cho thấy phụ nữ mắc C. trachomatis có nguy cơ mắc UTCTC cao hơn [51].

Điều kiện dinh dưỡng, kinh tế xã hội thấp, thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng thuốc tránh thai đường uống kéo dài trên 5 năm, người mắc bệnh đái tháo đường, suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV) là một trong những yếu tố nguy cơ mắc UTCTC[7]. Tại Tân Cương – Trung Quốc phụ nữ có kiến thức về một số yếu tố

nguy cơ như: hút thuốc lá, sử dụng thuốc tránh thai và sinh nhiều con lần lượt là 1,34%; 0,84%; 1,28% và 1,58% [28].

1.6.1.2. Kiến thức về thực hành phòng chống UTCTC

Tiêm phòng vc xin HPV

Thay đổi toàn cầu hiện nay, từ y học chữa bệnh sang y tế dự phòng cần nhiều nỗ lực hơn trong việc cải thiện kiến thức của phụ nữ về ung thư cổ tử cung và tiêm vắc-xin HPV [40]. Tiêm vắc-xin dự phòng HPV là phương pháp hiệu quả phòng ngừa tiên phát chống lại UTCTC [35]. Theo nghiên cứu của Sothy Touch và Jin- Kyoung Oh (2018) có 35% phụ nữ nhận thức được rằng ung thư cổ tử cung có thể

Sàng lc UTCTC

Ở Campuchia chỉ 7% phụ nữ từng trải qua xét nghiệm Pap [49]. Theo Jassim và cộng sự có 44,3% phụ nữ tin rằng họ nên làm xét nghiệm Pap ít nhất 3 năm một lần [34]. Nghiên cứu của Ncube Butho và cộng sự cho thấy hơn một nửa (53%) phụ

nữ chưa từng phết tế bào Pap ở nhóm tuổi trẻ nhất từ 19 đến 29 và 78% phụ nữđộc thân chưa bao giờ làm xét nghiệm Pap [39]. Những phát hiện này cho thấy mức độ

hiểu biết về sàng lọc ung thư cổ tử cung vẫn còn thấp [49].

1.6.2. Vit Nam

1.6.2.1. Kiến thức về bệnh ung thư cổ tử cung.

Việt Nam, theo nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà và cộng sự trên 178 phụ nữ thì 78,9% phụ nữ nghe/ biết đến bệnh UTCTC [12], tuy nhiên theo nghiên cứu của Vũ

Thị Minh Thi trên 200 phụ nữ tại Sông Lô – Vĩnh Phúc thì số phụ nữ có kiến thức

đạt về dự phòng UTCTC là 27,5% [20], ở Quảng Bình năm 2019 số phụ nữ có kiến thức chung đúng về bệnh rất thấp chỉ có 1,8% [17], phụ nữ biết về khả năng phòng tránh UTCTC là 29,1% [22], kiến thức của người dân về UTCTC là 68,5% [22].

Tỷ lệ phụ nữ ở Sông Lô - Vĩnh Phúc năm 2018 có tỷ lệ phụ nữ có biết về một số yếu tố nguy cơ UTCTC như: hút thuốc lá, quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều bạn tình, sinh đẻ nhiều, viêm nhiễm bệnh phụ khoa tương ứng là 51,0%; 47,5%; 45%; 64,5% 66,5% .Tuy nhiên điểm kiến thức về một số yếu tố nguy cơ

UTCTC của phụ nữ trong nghiên cứu vẫn thấp chỉ 28,0% [20]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú thì tỷ lệ phụ nữ tại Quảng Bình biết về yếu tố nguy cơ rất thấp như dinh dưỡng 0,8%; viêm cổ tử cung mạn tính, nhiễm khuẩn BLTQĐTD là 17,3%. Trong khi số phụ nữ không biết bất kỳ một yếu tố nguy cơ nào về UTCTC là 61,4% [17].

1.6.2.2. Kiến thức về thực hành phòng UTCTC

Kiến thc tiêm phòng Vc – xin HPV

Vắc xin HPV được FDA chấp thuận và CDC khuyên dùng cho cả phụ nữ và

đàn ông. Vắc xin này thường được tiêm ởđộ tuổi 11 hoặc 12, nhưng có thể tiêm bắt

tiêm cách mũi tiêm thứ 1 từ 1 - 2 tháng. Mũi thứ 3 tiêm sau mũi tiêm thứ 1 là 6 tháng [9].

Tại Việt Nam, Vắc xin Gardasil® được triển khai bởi Viện Vệ sinh dịch tễ

Trung Ương và Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia theo hai chiến lược: tiêm chủng tại trường học cho học sinh lớp 6 (có theo dõi tại cộng đồng) và tiêm chủng tại trạm y tế cho trẻ em gái tuổi 11 ở khu vực thành thị, nông thôn và miền núi. Tổng số có trên 6.400 trẻ em gái đã nhận được ít nhất 1 liều vắc xin. Mỗi chiến lược có sự quan tâm và chú ý khác nhau do ưu nhược điểm của chúng, nhưng nhìn chung các bên liên quan đều chấp nhận và độ bao phủ lớn, khoảng 94% trẻ em gái

được tiêm chủng đầy đủ trong năm thứ hai triển khai nếu tiêm tại trường học (năm

đầu tiên đạt 83%) và 98% tại cơ sở y tế khi triển khai năm thứ 2 (93% trong năm

đầu tiên). Phòng chống ung thư là lý do chính khiến bố mẹ, cán bộ y tế, giáo viên và các em gái chấp nhận và tham gia vào chương trình. Vắc-xin HPV hiện đang được cung cấp dưới dạng vắc-xin dịch vụ cho trẻ em nữ và phụ nữ trong độ tuổi 9 - 26 với liệu trình 3 mũi tiêm trong vòng 6 tháng. Tính đến tháng 12/2015 đã có khoảng 514.000 liều vắc-xin nhị giá và 811.000 liều vắc-xin tứ giá được nhập vào Việt Nam, số phụ nữđược tiêm ước tính là 350.000 - 400.000 phụ nữ.

Năm 2019, Bộ Y tế đã xây dựng một Kế hoạch triển khai vắc xin HPV phòng bệnh ung thư cổ tử cung tại 5 tỉnh, dự kiến sẽ bắt đầu triển khai từ năm 2021 và kéo dài trong giai đoạn 2021 - 2015 trên địa bàn 100% xã/phường của 5 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Cần Thơ và Đồng Tháp. Đối tượng của kế hoạch này sẽ tập trung vào trẻ em gái 12 tuổi (học sinh lớp 6). Dự kiến vắc-xin được lựa chọn sẽ là vắc-xin HPV tứ giá chứa 4 typ vi rút là HPV 6, HPV 11, HPV 16 và HPV 18. Nhu cầu vắc xin HPV cho 5 năm ước tính khoảng 2 triệu liều [6].

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ biết về tiêm vắc xin HPV phòng UTCTC vẫn chưa cao. Nghiên cứu của Nguyễn Điền và Huỳnh Thị Thuỷ tại Bệnh viện Từ Dũ (2011) cho thấy người bệnh có kiến thức về HPV là 55,1% [11], kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà tại Thái Bình năm 2013 cho thấy phụ nữ biết về vắc xin HPV là 55,9% [12]. Nghiên cứu của

Nguyễn Thị Như Tú cho phụ nữ có độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi ở Quảng Bình phụ nữ đã từng nghe về vắc xin HPV chiếm 51,1% nhưng có 4,4% là đã được tiêm vắc xin phòng HPV [17].

Kiến thc sàng lc UTCTC

Tại Việt Nam, một số các biện pháp sàng lọc UTCTC đã được áp dụng như: Phương pháp xét nghiệm tế bào học cổ tử cung, phương pháp xét nghiệm HPV, phương pháp quan sát cổ tử cung với acid acetic, phương pháp quan sát cổ tử cung với Lugol [21]. Tuy nhiên, phụ nữ biết về các phương pháp sàng lọc còn hạn chế, nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà ở phụ nữđã có chồng độ tuổi từ 35 đến 60 tuổi cho thấy điểm kiến thức trung bình của phụ nữ là 5,1/13 điểm và phụ nữ biết đến 2 phương pháp sàng lọc UTCTC là hơn 51% [12].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2020 (Trang 26 - 30)