Sai số và cách khắc phục sai số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2020 (Trang 43 - 45)

* Những sai số có thể xảy ra

+ Sai số nhớ lại: có thể xảy ra ở một số câu hỏi do phụ nữ không nhớ chính xác những việc xảy ra trong quá khứ.

+ Sai số ngẫu nhiên: do điều tra viên có thể giải thích chưa rõ câu hỏi hoặc do

ĐTNC không hiểu rõ nội dung của câu hỏi.

+ Sai số do quá trình nhập số liệu, xử lý số liệu vào phần mềm trên máy tính.

* Biện pháp khắc phục:

- Đối với nghiên cứu viên

+ Phiếu phỏng vấn được thiết kế logic với ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu. Tiến hành điều tra thử tìm ra những điểm chưa hợp lý để khắc phục.

+ Xin ý kiến chuyên gia để chuẩn hoá, phù hợp với nghiên cứu

+ Tập huấn kỹ cho điều tra viên, nghiên cứu sẽ trực tiếp giám sát và hỗ trợ điều tra viên khi cần thiết.

+ Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm tra số liệu trước khi phân tích. + Để tránh sai số trong quá trình nhập số liệu: nhập số liệu 2 lần độc lập.

- Đối với người bệnh được phỏng vấn

+ Giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của phỏng vấn đểĐTNC hiểu và hợptác.

+ ĐTNC nếu đến khám lại sớm hơn hoặc muộn hơn 20 ngày thì vẫn lấy vào trong nghiên cứu ở T2.

+ Trường hợp ĐTNC không đến khám lại thì nhóm nghiên cứu sẽđến tận nhà nơi phụ nữđang sinh sống. Được lấy vào thời điểm T2.

+ Đối với sai số nhớ lại: điều tra viên trực tiếp hỏi từ đối tượng nghiên cứu bằng câu hỏi gợi mở để đối tượng hồi nhớ lại, kiểm tra chéo bằng câu hỏi lặp lại gắn với các mốc thời gian.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2020 (Trang 43 - 45)