Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2020 (Trang 35)

- Phương pháp nghiên cứu: Can thiệp giáo dục một nhóm có so sánh trước sau.

Hình 2.1. Sơđồ qui trình nghiên cu

T1: thời điểm thu thập số liệu liên quan đến kiến thức, thực hành trước can thiệp của người bệnh về phòng UTCTC.

ĐÁNH GIÁ TRƯỚC CAN THIỆP (T1) ĐÁNH GIÁ SAU CAN THIỆP 1 THÁNG (T2)

CAN THIỆP TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨCKHOẺ CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

T2: thời điểm thu thập số liệu liên quan đến kiến thức, thực hành sau can thiệp 1 tháng của người bệnh về phòng UTCTC 2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu 2.4.1. C mu nghiên cu - Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo công thức: = [ / 1 − −+ 1 − ] Trong đó:

• n là số phụ nữ tham gia nghiên cứu

• Z(1-α/2) là giá trị Z thu được từ bảng Z tương ứng với giá trịα.

• Với 1 – β = 90

• Mức ý nghĩa 95% (α = 0,05)

• P0: là tỷ lệ phụ nữ có kiến thức, thực hành về phòng chống ung thư cổ tử

cung trước can thiệp. Tham khảo nghiên cứu Nguyễn Thị Như Tú (2019), tỷ lệ phụ

nữđi khám phụ khoa trước can thiệp về phòng bệnh ung thư cổ tử cung là 40% nên P0 = 0,4.

• P1 : là giả thiết can thiệp làm tăng tỷ lệ phụ nữ có kiến thức và thực hành về

phòng chống ung thư cổ tử cung sau can thiệp là 60% ( tăng lên 20%). Áp dụng công thức và chạy trên phần mền Sample size 2.0 ta được cỡ mẫu n = 55.

Dự phòng mất đối tượng nghiên cứu đánh giá sau 1 tháng nên lấy thêm 15% cỡ mẫu, nên cỡ mẫu ước lượng chúng tôi làm tròn là 65.

2.4.2. Phương pháp chn mu

Chọn mẫu thuận tiện: Mỗi phụ nữđến khám và tham gia nghiên cứu. Ước tính khoảng thời gian cho mỗi phụ nữ được tư vấn và trả lời câu hỏi khoảng 45 phút. Vì vậy sau 45 phút phụ nữ tham gia nghiên cứu xong sẽ tiếp tục lấy mẫu tiếp theo cho

2.4.3. Công c, phương pháp và thu thp s liu

2.4.3.1. Công cụ thu thập số liệu

Số liệu được thu thập với hình thức phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi – phiếu tự điền của về kiến thức, thực hành phòng UTCTC của người bệnh.

Bộ công cụ thu thập số liệu được phát triển dựa trên các hướng dẫn của Bộ Y tế cụ thể :

- Hướng dẫn dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung, Bộ Y tế năm 2015. - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa, ban hành kèm theo Quyết định số 315/ QĐ-BYT ngày 29/01/2015

- Tài liệu: Truyền thông phòng chống ung thư (dành cho học viên) của Bộ Y tế

năm 2015.

- Sách: Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học - NXB Giáo dục Việt Nam.

Đồng thời có tham khảo hai bộ tài liệu của của Nguyễn Thị Minh Tú [17] và Vũ Thị Minh Thi [20]. Bộ công cụ được chạy thử trên 10 phụ nữ không lấy vào phần nghiên cứu, kiểm định sự tin cậy Cronbach’s anpha 0,88 và được sựđồng ý về

nội dung của 02 chuyên gia về bộ công cụ sau khi chỉnh sửa cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và có chỉ số CVI = 0,91. Bộ câu hỏi được thiết kế làm 3 phần với 47 câu như sau:

-Phần A: Thông tin chung về phụ nữ 14 câu -Phần B: Kiến thức chung về UTCTC 19 câu -Phần C: Thực hành phòng bệnh UTCTC 14 câu

- Tài liệu sử dụng can thiệp giáo dục:Phụ lục 04

2.4.3.2. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp trên bộ câu hỏi có sẵn.

- Người thu thập số liệu: người nghiên cứu và cộng tác viên (đã được tập huấn). - Địa điểm thu thập số liệu: tại phòng TT- GDSK Bệnh viện Phụ Sản Nam Định. - Thời điểm thu thập: đánh giá trước can thiệp (T1) và đánh giá sau can thiệp 1 tháng (T2).

2.4.4. Quy trình thu thp s liu:

-Bước 1: Tập huấn phương pháp thu thập số liệu và phương pháp can thiệp nghiên cứu: Tập huấn phương pháp thu thập số liệu và phương pháp can thiệp cho nhóm nghiên cứu gồm 4 người.

-Bước 2: đánh giá thực trạng kiến thức và thực hành của người bệnh trước can thiệp ( T1): Người nghiên cứu và nhóm nghiên cứu phỏng vấn trực tiếp phụ nữ thông qua bộ câu hỏi soạn sẵn tại phòng tư vấn sức khoẻ của Bệnh viện Phụ

Sản Nam Định

-Bước 3: Tiến hành truyền thông cho người bệnh về phòng bệnh UTCTC

Nội dung GDSK cho phụ nữ về phòng bệnh UTCTC được thiết kế sẵn tại phụ

lục 3 để GDSK cho phụ nữ. Tổ chức truyền thông cho phụ nữ khoảng 45 phút với những nội dung sau:

+ Nội dung GDSK

Bệnh UTCTC

Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ gây UTCTC

Độ tuổi dễ mắc UTCTC

Dấu hiệu, triệu chứng mắc UTCTC Các giai đoạn của UTCTC

Một số phương pháp phòng bệnh UTCTC

+ Hình thức can thiệp: Truyền thông trực tiếp bằng tài liệu thiết kế phù hợp, hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc cho phụ nữ.

-Bước 4: Đánh giá sau can thiệp 1 tháng (T2)

Nghiên cứu viên và nhóm nghiên cứu đánh giá lại kiến thức, thực hành cho phụ nữ sau can thiệp GDSK 1 tháng tại Bệnh viện Phụ Sản Nam Định.

2.5. Quy ước điểm số, cách tính điểm và phân loại kiến thức

2.5.1. Quy ước đim s, cách tính đim

trả lời đúng tương ứng với 1 điểm còn nếu trả lời sai không có điểm.

+ Cách tính điểm kiến thức chung của người bệnh về UTCTC: Điểm kiến thức về bệnh UTCTC 8 điểm; kiến thức phòng và điều trị bệnh 5 điểm, kiến thức tiêm vắc xin và khám sàng lọc 6 điểm.

+ Cách tính điểm thực hành VSBPSD ngoài của phụ nữ 5 điểm.

Tiêu chuẩn đánh giá điểm [17, 20].

Bng 2.1. Đim kiến thc v bnh ung thư c t cung ca đối tượng nghiên cu

STT CÂU HỎI ĐÁP ÁN ĐIỂM

B1 Theo chị, bệnh ung thư cổ tử cung là bệnh như thế

nào ở cổ tử cung ? Đáp án 2 1 điểm

B2 Theo chị, QHTD nàocó nguy cơ gây UTCTC? Đáp án 3 1 điểm

B3 Theo chị, phụ nữ mắc bệnh viêm nào có nguy cơ gây

ung thư cổ tử cung? Đáp án 1 1 điểm

B4 Theo chị, hành vi nào có yếu tố nguy cơ gây

UTCTC ? Đáp án 3 1 điểm

B5 Theo chị, chảy máu âm đạo nào cần phải đi khám ? Đáp án 3 1 điểm

B6 Theo chị, phụ nữ đi khám khi có biểu hiện tiết dịch

âm đạo như thế nào? Đáp án 2 1 điểm

B7 Theo chị, độ tuổi nào phụ nữ hay mắc UTCTC? Đáp án 2 1 điểm

B8 Theo chị, bệnh UTCTC có mấy giai đoạn? Đáp án 3 1 điểm

Bng 2.2. Bng đim phòng và điu tr bnh ung thư c t cung

STT CÂU HỎI ĐÁP ÁN ĐIỂM

B9 Theo chị, UTCTC có thể chữa khỏi nếu phát hiện

sớm không?

Đáp án 1 1 điểm

B10 Theo chị, bệnh UTCTC có lây không? Đáp án 2 1 điểm

B11 Theo chị, nếu có dấu hiệu bất thường nghi ngờ

UTCTC nên làm gì ?

Đáp án 1 1 điểm

B12 Theo chị, UTCTC có thể phòng ngừa được không? Đáp án 1 1 điểm

B13 Theo chị, biện pháp nào sau đây KHÔNG là biện

pháp phòng UTCTC?

Đáp án 3 1 điểm

Tổng điểm 5 điểm

Bng 2.3. Đim kiến thc v tiêm vc xin và khám sàng lc

STT CÂU HỎI ĐÁP ÁN ĐIỂM

B14 Theo chị, tiêm phòng vắc xin có phòng ngừa được

UTCTC không? Đáp án 1 1 điểm

B15 Theo chị, độ tuổi tiêm phòng vắc xin hiệu quả nhất

khi nào ? Đáp án 2 1 điểm

B16 Theo chị, vắc xin phòng UTCTC hiệu quả nhất

được tiêm khi nào? Đáp án 2 1 điểm

B17

Theo chị, khám sàng lọc UTCTC có lợi ích gì? Đáp án 1 1 điểm

B18 Theo chị, độ tuổi nào nên đi khám sàng lọc

UTCTC ? Đáp án 2 1 điểm

B19 Theo chị, bao lâu thì nên đi khám sàng lọc

UTCTC 1 lần? Đáp án 1 1 điểm

Bng 2.4. Bng đim thc hành VSBPSD ca ĐTNC

STT NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM

C10 Bình thường hàng ngày chị rửa bộ phận sinh dục

mấy lần ? Đáp án 2 1 điểm

C11 Những ngày có kinh nguyệt chị rửa bộ phận sinh

dục mấy lần/ ngày? Đáp án 2 1 điểm

C12 Khi vệ sinh bộ phận sinh dục chị rửa như thế nào ? Đáp án 2 1 điểm

C13 Cách chị rửa vệ sinh bộ phận sinh dục như thế nào? Đáp án 1 1 điểm

C14 Sau khi vệ sinh bộ phận sinh dục xong chị mặc

quần áo lót nào? Đáp án 2 1 điểm Tổng điểm 5 điểm 2.5.2. Cách tính đim - Phân loại mức độđiểm về kiến thức: + Mức độ Kém nếu trả lời ≤ 40% ( trả lời từ 0 – 7 câu). + Mức độ Trung Bình nếu trả lời từ > 40% - ≤ 70% ( 8 – 14 câu) + Mức độ Khá nếu trả lời từ từ > 70% - ≤ 80% (15 – 16 câu) + Mức độ Tốt nếu trả lời > 80% (từ 17 – 19 câu) - Thực hành phòng bệnh UTCTC tổng 5 điểm Thực hành đạt nếu trả lời ≥ 2/3 số câu hỏi ( trả lời từ 3 – 5 câu ) Thực hành chưa đạt nếu trả lời< 2/3 số câu hỏi ( trả lời từ 0 – 2 câu)

2.5.3. Phương pháp phân tích s liu

Số liệu được thu thập, lưu trữ bởi người nghiên cứu Sử dụng phần mềm SPSS 25.0 để phân tích số liệu

Các thông tin chung của người bệnh được sử dụng phần mềm Descriptive Statistics để mô tả.

Kiểm định thống kê Paired T – test được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình của các biến định lượng có 2 đặc trưng trước và sau can thiệp.

Kiểm định thống kê MCnemar - test được sử dụng để so sánh các giá trị tỷ lệ

của các biến định lượng có 2 đặc trưng trước và sau can thiệp.

2.6. Các biến số nghiên cứu

-Phần A: Thông tin chung về phụ nữ:Tuổi: chia làm 2 nhóm từ 19 – 29 tuổi và từ 30 – 49 tuổi. Nghề nghiệp chia làm 5 mức độ: nông/ lâm nghiệp, công nhân, buôn bán,CBVC, lao động tự do. Trình độ học vấn: chia làm 5 mức độ: mù chữ, tiểu học - THCS – THPT, trung cấp/ cao đẳng, đại học, sau đại học.Độ tuổi kết hôn. Tình trạng hôn nhân. Số lần sinh con. Biện pháp tránh thai đang sử dụng. Thời gian sử dụng BPTT. Thông tin về bệnh UTCTC được tiếp cận: nghe/ biết về

UTCTC; nghe/ biết về tiêm vắc xin HPV phòng UTCTC, nhận thông tin từ đâu, nhận được thông tin gì.

-Phần B: Kiến thức chung về UTCTC 19 câu bao gồm kiến thức về bệnh 8 câu, kiến thức phòng và điều trị 5 câu và kiến thức về tiêm vắc xin và khám sàng lọc 6 câu.

-Phần C: Thực hành phòng bệnh UTCTC 14 câu bao gồm tiêm vắc xin HPV phòng UTCTC 5 câu, khám sàng lọc 4 câu và vệ sinh bộ phận sinh dục 5 câu.

2.7. Đạo đức trong nghiên cứu.

Nghiên cứu được Hội đồng Khoa học và Đạo đức Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định nhất trí thông qua.

Nghiên cứu này tiến hành tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định sau khi được sự đồng ý và cho phép của Ban giám đốc Bệnh viện.

Tất cả đối tượng nghiên cứu tham gia vào nghiên cứu này được giải thích rõ về mục đích, lợi ích và quá trình phỏng vấn. Đối tượng nghiên cứu có quyền đồng ý

hay từ chối tham gia phỏng vấn mà không ảnh hưởng đến chất lượng khám và chữa bệnh của họ. Sự tham gia của ĐTNC là hoàn toàn tự nguyện. Nghiên cứu tuân thủ

quy trình thu thập số liệu, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho ĐTNC trước khi tham gia.

Nghiên cứu chỉ sử dụng phiếu điều tra tự điền cho đối tượng nghiên cứu, không gây tác động hay can thiệp trên đối tượng nghiên cứu. Tất cả các thông tin thu được từ đối tượng nghiên cứu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà không phục vụ cho các mục đích khác.

Mọi thông tin về đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật. Mục đích của nghiên cứu nhằm góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho phụ nữđến khám nói riêng và cộng đồng nói chung.

2.8. Sai số và cách khắc phục sai số* Những sai số có thể xảy ra * Những sai số có thể xảy ra

+ Sai số nhớ lại: có thể xảy ra ở một số câu hỏi do phụ nữ không nhớ chính xác những việc xảy ra trong quá khứ.

+ Sai số ngẫu nhiên: do điều tra viên có thể giải thích chưa rõ câu hỏi hoặc do

ĐTNC không hiểu rõ nội dung của câu hỏi.

+ Sai số do quá trình nhập số liệu, xử lý số liệu vào phần mềm trên máy tính.

* Biện pháp khắc phục:

- Đối với nghiên cứu viên

+ Phiếu phỏng vấn được thiết kế logic với ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu. Tiến hành điều tra thử tìm ra những điểm chưa hợp lý để khắc phục.

+ Xin ý kiến chuyên gia để chuẩn hoá, phù hợp với nghiên cứu

+ Tập huấn kỹ cho điều tra viên, nghiên cứu sẽ trực tiếp giám sát và hỗ trợ điều tra viên khi cần thiết.

+ Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm tra số liệu trước khi phân tích. + Để tránh sai số trong quá trình nhập số liệu: nhập số liệu 2 lần độc lập.

- Đối với người bệnh được phỏng vấn

+ Giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của phỏng vấn đểĐTNC hiểu và hợptác.

+ ĐTNC nếu đến khám lại sớm hơn hoặc muộn hơn 20 ngày thì vẫn lấy vào trong nghiên cứu ở T2.

+ Trường hợp ĐTNC không đến khám lại thì nhóm nghiên cứu sẽđến tận nhà nơi phụ nữđang sinh sống. Được lấy vào thời điểm T2.

+ Đối với sai số nhớ lại: điều tra viên trực tiếp hỏi từ đối tượng nghiên cứu bằng câu hỏi gợi mở để đối tượng hồi nhớ lại, kiểm tra chéo bằng câu hỏi lặp lại gắn với các mốc thời gian.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Đặc đim nhóm tui nghiên cu

Biu đồ 3.1. Phân b nhóm tui ca đối tượng nghiên cu (n= 65)

Kết quả của biểu đồ 3.1 cho thấy đối tượng tham gia vào nghiên cứu có độ

tuổi từ 15 – 49 tuổi. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 34,86 ± 7,644. Trong đó, nhóm tuổi từ 30 – 49 tuổi chiếm tỷ lệ cao 69,2% (45 người). Nhóm tuổi từ 15 – 29 tuổi chiếm tỷ lệ thấp hơn là 30,8% (20 người).

.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Từ 15 - 29 tuổi Từ 30 - 49 tuổi 30,8% 69,2%

3.1.2. Đặc đim v nơi sng, trình độ hc vn và ngh nghip Bng 3.1. Nơi sng, trình độ hc vn và ngh nghip ca ĐTNC ( n = 65) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Nơi sống Thành thị 11 16,9 Nông thôn 54 83,1 Trình độ học vấn Không biết chữ 0 0 Tiểu học, THCS, THPT 41 63,1 Trung cấp/ Cao Đẳng 13 20,0 Đại học 10 15,4 Sau đại học 1 1,5 Nghề nghiệp Nông/lâm nghiệp 12 18,5 Công nhân 17 26,2 Buôn bán 4 6,2 Công chức/ viên chức 13 20,0 Lao động tự do 19 29,2

Bảng 3.1 cho thấy phụ nữ tham gia vào nghiên cứu sống ở nông thôn chiếm tỷ

lệ 83,1%, phụ nữ sống ở thành thị chiểm tỷ lệ 16,9%.

Phụ nữ có trình độ học vấn Tiểu học, THCS, THPT chiếm tỷ lệ cao nhất 63,1% (41 người), trình độ trung cấp/Cao đẳng 20% (13 người), trình độ đại học 15,4% (10 người), trình độ sau đại học 1,5% (1 người ) và không có ai là không biết chữ.

Nghề nghiệp của phụ nữ tham gia nghiên cứu là lao động tự do chiếm tỷ lệ

29,2% (19 người), nghề nghiệp là công nhân chiếm tỷ lệ 26,2% (17 người), nghề

nghiệp là công chức/ viên chức 20 % (13 người). Phụ nữ làm nông/ lâm nghiệp và buôn bán tương ứng là 18,5%- 6,2%.

3.1.3. Đặc đim độ tui kết hôn và tình trng hôn nhân

Bng 3.2. Độ tui kết hôn và tình trng hôn nhân ca ĐTNC ( n = 65)

Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Độ tuổi kết hôn Dưới 25 tuổi 51 78,5 Trên 25 tuổi 14 21,5 Tình trạng hôn nhân Chưa kết hôn 4 6,2 Đang sống cùng chồng 57 87,7 Li dị 2 3,1 Goá chồng 2 3,1

Bảng 3.2 cho thấy độ tuổi kết hôn của phụ nữ tham gia nghiên cứu dưới 25

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2020 (Trang 35)