Để nâng cao nhận thức về phòng bệnh ung thư cổ tử cung của phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định chúng tôi đã tiến hành can thiệp giáo dục sức khỏe bằng hình thức tư vấn sức khỏe về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ
nữ. Kết quả nghiên cứu chúng tôi thu được như sau:
4.4.1. Thay đổi về kiến thức về bệnh ung thư cổ tử cung
của phụ nữ về bệnh UTCTC sau can thiệp có sự thay đổi rõ rệt và có ý nghĩa thống kê (p < 0,001), bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ phụ nữ nhận thức đúng về UTCTC là bệnh ác tính ở cổ tử cungsau can thiệp tăng lên 92,3% (p < 0,01); tỷ lệ phụ nữ biết một số
yếu tố gây UTCTC sau can thiệp tăng lên như QHTD sớm, QHTD với nhiều người tăng là 95,4%, mắc bệnh viêm tăng là 87,7%.Tỷ lệ PN biết hút/hít thuốc lá/thuốc lào tăng 83,1% cao hơn nghiên cứu của Suarez Mora trên PN thiểu số tại Hoa Kỳ sau can thiệp tăng lên 61,9% [48].
Bên cạnh đó tỷ lệ PN biết một số dấu hiệu, triệu trứng cần phải đi khám tăng lên sau can thiệp như dấu hiệu chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh/sau QHTD tăng lên 89,2%, dấu hiệu tiết dịch âm đạo tăng 96,9%. Tăng nhiều nhất sau can thiệp giáo dục là tỷ lệ PN biết các giai đoạn UTCTC là 86,2 sau can thiệp so với trước can thiệp tỷ lệ này chỉ có 7,7%. Điều này cho thấy, kiến thức về bệnh của PN tăng lên đáng kể sau can thiệp. Có sự khác biệt trước, sau can thiệp và có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
4.4.2. Thay đổi kiến thức về phòng và điều trị bệnh sau can thiệp giáo dục
Năm 2016, Bộ Y Tếđã phê duyệt và ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát UTCTC giai đoạn 2016 – 2025” nhằm phát hiện sớm các tổn thương ở giai đoạn tiền làm giảm tỷ lệ UTCTC và giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội[5]. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.12 cho thấy những thay đổi kiến thức về phòng và điều trị bệnh sau can thiệp giáo dục 1 tháng tăng lên như kiến thức về bệnh UTCTC có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm trước can thiệp là 56,9%, tăng lên sau can thiệp là 96,9%. Tỷ lệ PN biết UTCTC không lây tăng lên 92,3% sau can thiệp, UTCTC có thể phòng ngừa đượctăng lên 96,9% có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú (2018)
ở Bình Định sau can thiệp lần lượt là 48,4%, 25,4%, 45,3%[17].Những tác động hiệu quả của GDSK là một sự gia tăng đáng kể trong nghiên cứu kiến thức của người tham gia về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cũng như làm xét nghiệm sàng lọc theo nghiên cứu của Fang-Hsin Lee [36]. Vì vậy, NVYT cũng như người cung cấp dịch vụ sức khỏe nên liên tục TT- GDSK để PN tăng cường kiến thức.
4.4.3. Thay đổi kiến thức tiêm vắc xin và khám sàng lọc sau can thiệp giáo dục.
Bảng 3.13 cho thấy sau can thiệp 1 tháng PN tham gia vào nghiên cứu đã có thay đổi kiến thức về tiêm vắc xin và khám sàng lọc. Tỷ lệ PN biết tiêm phòng vắc xin phòng ngừa được ung thư cổ tử cung tăng lên 96,9%. Độ tuổi tiêm phòng vắc xin hiệu quả nhất tăng lên 92,3%, của Nguyễn Thị Như Tú sau can thiệp tăng lên là 72,7% [17]. Đáng kể nhất là tỷ lệ PN biết được thời điểm đi tiêm vắc xin HPV hiệu quả trước can thiệp chỉ có 30,8% (có 20 người) nhưng sau can thiệp tăng lên 87,7% (57 người) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Tỷ lệ PN biết được lợi ích của khám sàng lọc sau can thiệp tăng lên 95,4% (p < 0,05), PN biết được độ tuổi nên đi khám sàng lọc UTCTC tăng lên 98,5%. Trước can thiệp chỉ có 21,5% PN biết được thời gian (tần xuất) đi khám sàng lọc nhưng sau can thiệp 1 tháng tăng lên 72,3%, đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,001)
Chính sự thay đổi về kiến thức này sẽ thúc đẩy phụ nữ có hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế về chăm sóc sức khỏe nói chung và phòng bệnh ung thư cổ tử
cung nói riêng. Những thay đổi về kiến thức này sẽ làm thay đổi một số hành vi của phụ nữ dưới đây.