Thay đổi về thực hành của phụ nữ sau can thiệp giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2020 (Trang 69 - 72)

Bên cạnh kiến thức của PN sau can thiệp giáo dục có sự thay đổi thì thực hành phòng bệnh UTCTC cũng có sự thay đổi được thể hiện qua những nội dung sau:

4.5.1. Thay đổi vềđi tiêm vc xin và khám sàng lc

Bảng 3.14 cho thấy trước can thiệp tỷ lệ PN đi tiêm vắc xin HPV chỉ có 1,5%, sau can thiệp chỉ số này tăng lên không đáng kể chỉ có 3,1% không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) và lí do PN chưa tiêm là giá thành cao chiếm tỷ lệ 90,8%, bên cạnh đó

độ tuổi trung bình của PN tham gia nghiên cứu là 34,86 ± 7,644, đây là độ tuổi tiêm vắc xin HPV tỷ lệ đạt hiệu quả thấp. Mặc dù PN tiêm vắc xin HPV không cao nhưng phần nào cũng phản ánh được sự thay đổi kiến thức của PN đã thúc đẩy được thực hành tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

xã cho thấy 99,7% PN khám sàng lọc được làm test VIA trong đó 7,3% có kết quả

VIA (+), trong đó 7,3% PN làm PAP mear/ số test VIA thì có 0,56% PN có kết quả

PAP bất thường[14]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú cho thấy tỷ lệ PN đi khám sàng lọc trong nhóm trước can thiệp tăng lên từ 40% sau can thiệp tăng lên 79,4% SCT[17]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ PN đi khám sàng lọc UTCTC trước can thiệp 30,8%, sau can thiệp 1 tháng tăng chiếm tỷ lệ 78,5% (bảng 3.14). Tỷ lệ PN khám sàng lọc tăng lên đáng kể SCT có ý nghĩa thống kê với p< 0,001.

Ở Nigieria nghiên cứu của Odunyemi cho thấy rõ tác động đáng kể của can thiệp điều dưỡng đối với kiến thức của người mẹ về UTCTC và chấp nhận tiêm vắc-xin HPV cho con gái. Trước can thiệp nhóm thử nghiệm chấp nhận tiêm HPV cho con gái là 73,9%, sau can thiệp 3 tháng nhóm này tăng lên là 93,8% [40]. Cao hơn nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bà mẹ (nếu) có con gái trong độ tuổi 9 – 26 cho tiêm HPV trước can thiệp chiếm tỷ lệ 32,3%, sau can thiệp tăng lên 69,2% (bảng 3.15) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).

4.5.2.Thay đổi v v sinh b phn sinh dc sau can thip giáo dc

Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức đúng liên quan đến vệ sinh bộ phận sinh dục tăng cao sau can thiệp (p < 0,001 và p < 0,05) được thể hiện rõ trong từng nội dung. Tỷ

lệ PN vệ sinh bộ phận sinh dục ngày bình thường đúng tăng lên sau can thiệp là 87,7%, vệ sinh bộ phận sinh dục ngày có kinh nguyệt và mặc quần áo lót sạch, chất liệu làm bằng vải bông cùng tăng lên sau can thiệp là 96,9%. Sau can thiệp tỷ lệ phụ

nữ vệ sinh bộ phận sinh dục đúng tăng lên 98,5%. Cách rửa vệ sinh bộ phận sinh dục tăng lên 96,9% (p < 0,05).Chính thay đổi vềvệ sinh bộ phận sinh dục này gợi ý cho nhân viên y tế, điều dưỡng/ hộ sinh và các nhà tư vấn cần chú ý để tư vấn cho phụ nữđể họ tự thay đổi hành vi thành hành vi có lợi

4.5.3. Thay đổi vđim trung bình và phân loi đim kiến thc sau can thip

Bảng 3.16 cho thấy sự thay đổi vềđiểm trung bình kiến thức chung về phòng bệnh UTCTC và điểm thấp nhất của PN. Điểm kiến thức chung về phòng UTCTC

của PN trước can thiệp chỉđạt 11 ± 3,356 với điểm tối đa 17 điểm và thấp nhất là 2

điểm, sau can thiệp 1 tháng điểm trung bình đã có sự thay đổi là 17,52 ± 2,016 với

điểm tối đa là 19 điểm và thấp nhất là 7 điểm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, được thể hiện qua từng nội dung:

- Nội dung kiến thức về bệnh UTCTC có sự khác biệt rõ rệt sau can thiệp 1 tháng 7,29 ± 1,071, điểm cao nhất sau can thiệp là 8 điểm trong khi trước can thiệp chỉ đạt 4,24 ± 1,777, điểm cao nhất trước can thiệp là 7 điểm, sự khác biệt điểm trung bình trước và sau can thiệp có ý nghĩa thống kê với giá trị p < 0,05.

- Nội dung kiến thức phòng và điều trị bệnh trước can thiệp điểm trung bình của PN là 3,46 ± 1,238, sau can thiệp tăng lên là 4,8 ± 0,617, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

- Nội dung kiến thức tiêm vắc xin và khám sàng lọc có sự khác biệt trước và sau can thiệp. Điểm trung bình trước can thiệp 3,30 ± 1,478 và sau can thiệp 1 tháng

điểm trung bình tăng lên là 5,43 ± 0,865, sự khác biệt điểm trung bình giữa 2 thời

điểm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Trước can thiệp,phân loại điểm kiến thức của PN được thể hiện ở bảng 3.17 cho thấymức độ phân loại về phòng bệnh UTCTC ở 4 mức độ là: tỷ lệ PN có mức Tốt thấp nhất chỉ có 1,5%, mức Khá là 12,3%, cao nhất là mức Trung Bình có tỷ lệ

70,8% và đáng chú ý nhất là mức Kém chiếm tỷ lệ 15,4%. Sau can thiệp 1 tháng kiến thức của PN về phòng bệnh UTCTC đã có sự thay đổi. Tỷ lệ PN ở mức Kém và mức Trung bình giảm còn lần lượt là 1,5% và 3,1%. Chú ý nhất là kiến thức của PN ở mức Tốt tăng lên 81,5% và tỷ lệ PN ở mức Khá tăng ít lên 13,8%.

Sự thay đổi vềđiểm trung bình cũng như thay đổi về phân loại điểm kiến thức của PN tham gia nghiên cứu đã phần nào cho thấy sự thành công của chương trình TT– GDSK.

Những thay đổi rõ rệt về kiến thức cũng như việc khám sàng lọc và thực hành

đúng VSBPSD đã cho thấy vai trò của điều dưỡng/ hộ sinh và người làm công tác TT – GDSK đã góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao kiến thức, thực hành của phụ nữ đồng thời làm giảm tỷ lệ mắc UTCTC cũng như một phần nào đó làm

giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2020 (Trang 69 - 72)