Thực trạng thực hành phòng bệnh ung thư cổ tử cung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2020 (Trang 65 - 67)

4.3.1. Thc trng tiêm vc xin và khám sàng lc UTCTC

Biểu đồ 3.4 cho thấy tỷ lệ nghe/biết về tiêm vắc xin HPV phòng UTCTC là 46,2% nhưng thực hành tiêm vắc xin HPV thấp chỉ có 1,5% thấp hơn của Nguyễn Thị Như Tú đã từng nghe về tiêm vắc xin HPV và tiêm vắc xin HPV trước can thiệp tỷ lệ là 51,1% - 4,4% [17]. Nghiên cứu của Suarez Mora trên 104 phụ nữ thiểu số có nguy cơ cao tỷ lệ muốn tiêm vắc xin HPV sau can thiệp 76% [48], nghiên cứu của Sothy Touch tỷ lệđã tiêm HPV thấp chỉ có1,3% [49].

Tỷ lệ phụ nữ (nếu) có gái trong độ tuổi từ 9 – 26 đi tiêm vắc xin HPV chiếm 32,3% nhưng nghiên cứu của Odunyemi chỉ có 1,4% đã cho con gái đi tiêm[40], của Nguyễn Thị Như Tú sau can thiệp tăng 1%[17]. Phụ nữ muốn cho con và cháu gái trong độ tuổi 9 – 26 đi tiêm HPV theo nghiên cứu của Suarez Mora tăng lên sau can thiệp là 71,2%[48].

Theo nhóm nghiên cứu sự chênh lệch này có thể là do Nam Định là tỉnh chưa

được triển khai tiêm thí điểm vắc xin HPV, bên cạnh đó vắc xin HPV chưa được

đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng và chi phí cho liệu trình 3 mũi tiêm cao khoảng 2.400.000 đến 4.000.000 đồng.Bên cạnh đó tỷ lệ phụ nữ nghe/ biết về vắc xin HPV còn hạn chế chỉ có 46,2% (biểu đồ 3.4).

Ở biểu đồ 3.5 cho thấy lí do PN chưa tiêm là80% PN không biết về loại vắc xin này, 10,8% cho rằng không có bệnh không cần tiêm và 7,7% phụ nữ trả lời giá thành tiêm vắc xin cao. Bên cạnh đó nguồn thông tin mà PN nhận được về vắc xin thấp chỉ có 15,4%. Lí do PN chưa đi tiêm vắc xin HPV trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Sothy Touch như giá cao 32,7%, thiếu kiến thức về

điểm nghiên cứu và số lượng nghiên cứu của chúng tôi ít hơn. Kết quả nghiên cứu này gợi ý phải đưa nội dung này vào tuyên truyền giáo dục, đồng thời đưa tiêm phòng vắc xin HPV vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Biểu đồ 3.6 cho thấy tỷ lệ phụ nữ nghe biết về bệnh UTCTC chiếm tỷ lệ

67,7%, nghiên cứu của Vũ Minh Văn cho thấy gần 90% bệnh nhân nhập viện và

điều trị UTCTC chưa nghe nói về HPV[25], nghiên cứu của Lê Thị Bích Ngọc và cộng sự trên sinh viên đã nghe về bệnh UTCTC là 75% [15]. Sự khác biệt này có thể thấy là do ĐTNC khác nhau. Tỷ lệ PN nghe/ biết về bệnh UTCTC thấp nên việc

ảnh hưởng đến việc sàng lọc UTCTC, chỉ có 30,8% phụ nữ đã đi khám sàng lọc UTCTC, cao hơn của Nguyễn Thị Như Tú trước can thiệp là 26,5% [17]. Chỉ số

trên cho thấy kiến thức và hành vi tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn hạn chế.Qua đó cũng đặt ra vấn đề mà nghiên cứu cần lưu ý trong công tác TT – GDSK.

4.3.2. Thc trng v sinh b phn sinh dc

Vệ sinh tại chỗ là điều không thể thiếu được nhất là VSBPSD ngoài đúng cách giúp cho PN giảm viêm nhiễm, giảm mắc các bệnh phụ khoa[2], đặc biệt là những ngày kinh nguyệt. Qua nhiên cứu cho thấy tỷ lệ phụ nữ thực hành VSBPSD đúng thấp chiếm tỷ lệ 61,5% (bảng 3.10) thấp hơn nghiên cứu của Phan Thị Thanh Tâm và cộng sự nghiên cứu trên sinh viên là 73,0% [19]. Khi tìm hiểu sâu về cách VSBPSD ngoài chúng tôi thấy PN thực hành đúng khi vệ sinh bộ phận sinh dục ngày bình thường chiếm tỷ lệ 49,2%, trong khi vẫn còn phụ nữ vệ sinh bộ phận sinh dục không đúng cách như ngồi ngâm trong chậu nước chiếm tỷ lệ 21,5%. Tỷ lệ thực hành đúng vệ sinh bộ phận sinh dục ngày có kinh nguyệt chiếm tỷ lệ 43,1%. Mặc dù cách vệ sinh và cách rửa bộ phận sinh dục của PN đúng có tỷ lệ lần lượt là 75,4% và 78,5% nhưng có đến 41,5% PN không biết mặc quần lót sạch và chất liệu

được làm bằng vải bông sau khi VSBPSD. Do có sự liên quan chặt chẽ giữa tình trạng sức khỏe, chếđộ sinh hoạt với vệ sinh và vệ sinh kinh nguyệt nên vệ sinh bộ

phận sinh dục là điều mà cán bộ y tế phải hết sức quan tâm để không những bản thân người phụ nữ thực hiện tốt mà họ có thể là tuyên truyền, hướng dẫn viên giúp chúng ta [2], [24].

4.3.3. Thc trng đim trung bình ca ph n

Theo kết quả điều tra ban đầu, điểm kiến thức chung về phòng UTCTC của phụ nữ tham gia vào nghiên cứu trước can thiệp còn hạn chế 11,56 ± 3,622 (bảng 3.8) tối đa đạt được là 17 điểm.

Điểm trung bình kiến thức về bệnh UTCTC là 4,24 ± 1,777, trong khi điểm tối

đa là 7 điểm, thấp nhất là 0 điểm.

Điểm tối đa của kiến thức phòng và điều trị bệnh là 5 điểm trong khi điểm trung bình kiến thức phòng và điều trị là 3,46 ± 1,238 và điểm thấp nhất là 1 điểm.

Điểm trung bình kiến thức tiêm vắc xin và khám sàng lọc của 65 PN tham gia vào nghiên cứu 3,30 ± 1,478, trong khi điểm tối đa PN đạt được là 6 điểm và thấp nhất là 0 điểm.

Kết quả điều tra cho thấy 65 PN tham gia vào nghiên cứu kiến thức phòng bệnh còn thấp, từ đó cần có kế hoạch và chiến lược để giúp PN hiểu biết về phòng bệnh UTCTC.

4.3.4. Mc độ phân loi kiến thc ca ph n v phòng bnh ung thư c t cung

Kết quả bảng 3.9 cho thấy mức độ phân loại kiến thức của phụ nữ về phòng bệnh ung thư cổ tử cung trước can thiệp. Trong 65 PN tham gia nghiên cứu PN có 46 PN đạt nhận thức Trung Bình tỷ lệ nhiều nhất 70,8%, có 8 PN đạt nhận thức Khá chiếm tỷ lệ 12,3%, chỉ có 1 PN đạt nhận thức Tốt chiếm tỷ lệ 1,5%. Đáng chú ý nhất là PN đạt nhận thức Kém chiếm tỷ lệ 15,4% (10 PN). Điều đó chứng tỏ nhận thức của PN về phòng bệnh UTCTC còn thiếu và yếu. Vì vậy công tác TT- GDSK cho PN về phòng bệnh UTCTC cần được đẩy mạnh, thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2020 (Trang 65 - 67)