Hiệu quả củatruyền thông giáo dụcsức khoẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2020 (Trang 30 - 32)

1.7.1. Khái nim và mc đích catruyn thông giáo dc sc kho [13]

Truyền thông: là một quá trình trao đổi thông tin hai chiều giữa người cung cấp thông tin và người nhận thông tin. Mục đích chủ yếu của truyền thông là trao

đổi thông tin.

Giáo dục sức khoẻ: là một quá trình tác động có mục đích và có kế hoạch đến tính cảm và lí trí của người dân nhằm làm thay đổi hành vi sức khoẻ có lợi cho cá nhân và cộng đồng.

Mục đích của truyền thông giáo dục sức khoẻ (TT - GDSK): nhằm giúp người dân thay đổi hành vi có hại cho sức khoẻ, đồng thời duy trì có hiệu quả và lâu dài hành vi sức khoẻ có lợi cho cộng đồng.

1.7.2. Hiu qu truyn thông giáo dc sc kho phòng chng ung thư c t cung

1.7.2.1.Trên Thế giới

Truyền thông giáo dụcsức khoẻ (TT – GDSK) nhằm nâng cao kiến thức, thực hành phòng chống UTCTC cho phụ nữ rất hữu ích. Trên thế giới, có những nghiên cứu đánh giá hiệu quả của truyền thông giáo dục sức khoẻ về kiến thức, thực hành của phụ nữ về phòng chống UTCTC. Hầu hết các nghiên cứu đã cho thấy được

những thay đổi kiến thức, thực hành của phụ nữ sau khi được truyền thông.

Nghiên cứu của Olivia W. Foley và cộng sự về hiệu quả của can thiệp giáo dục trong phòng ngừa ung thư cổ tử cung và sàng lọc ở phụ nữ Tây Ban Nha (2015) cho thấy phụ nữ có kiến thức về nhiễm HPV với ung thư cổ tử cung tăng lên 19%, có kiến thức về tiêm vắc xin tăng lên 15%, số phụ nữđã tiêm hoặc sẽ tiêm tăng lên

đáng kể từ 50% lên 63% [33].

Hiệu quả của sự can thiệp giáo dục đối với phụ nữ: Kiến thức và thái độ về

ung thư cổ tử cung của Samah Abd Elhaliem(2017) cho thấy phụ nữ có kiến thức tốt sau can thiệp tăng lên khá cao từ 10,8% trước can thiệp lên 64,6% sau can thiệp[45]. Điểm trung bình kiến thức UTCTC của 207 phụ nữ ở nông thôn Keynia tăng lên sau can thiệp là 26,4% so với trước can thiệp điểm trung bình chỉ có 17,6%[44].

Nghiên cứu của Atwa, Azza Mohamed Elsayedvà cộng sự năm 2018 cho thấy những cải thiện về kiến thức, các yếu tố nguy cơ và sàng lọc của bệnh nhân về

UTCTC tương ứng như sau 32,9%; 42% và 25%[29].

1.7.2.2. Ở Việt Nam

Nghiên cứu tác động của can thiệp giáo dục trong việc ngăn chặn UTCTCphụ

nữ Việt Nam ở miền Nam Đài Loan (2017) cho thấy kiến thức về UTCTC từ 11,6% tăng lên 13,65% ( p < 0 ,001) và kiến thức thực hành xét nghiệm Pap của phụ nữ

tăng từ 13,11% lên 13,58% [36].

Nghiên cứu của Nguyễn Điền và Huỳnh Thị Thu Thuỷ tại Bệnh viện Từ Dũ

cho thấy điểm kiến thức sau tư vấn tăng lên như sau: điểm kiến thức về HPV tăng từ 55,1% lên 94,9%; điểm kiến thức về UTCTC tăng từ 55,6% lên 94,9% [6].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị như Tú năm 2019 cho thấy hiệu quả sau của chương trình can thiệp đối với nâng cao hiểu biết về UTCTC của phụ nữ: UTCTC là bệnh có thể phòng ngừa được tăng 45,3%; biết ít nhất một yếu tố nguy cơ và ít nhất một biện pháp dự phòng UTCTC tương ứng 55,0% và 54,4%, tỷ lệ phụ nữđi

khám sàng lọc tăng từ 40 đến 74,7%[17].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2020 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)