Thay đổi kiến thức phòng bệnh UTCTC theo điểm trung bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2020 (Trang 59 - 65)

Bng 3.16. Thay đổi đim trung bình kiến thc sau can thip( n = 65)

Nội dung Thời điểm

đánh giá Min Max TB ± SD

Giá trị p T- test Kiến thức về bệnh UTCTC T1 0 7 4,24± 1,777 p = 0,000 T2 3 8 7,29 ± 1,071 Kiến thức phòng và điều trị T1 1 5 3,46± 1,238 p = 0,000 T2 1 5 4,8 ± 0,617 Kiến thức tiêm vắc xin và khám sàng lọc T1 0 6 3,30± 1,478 p = 0,000 T2 2 6 5,43± 0,865 Điểm kiến thức chung về phòng UTCTC T1 2 17 11± 3,356 p = 0,000 T2 7 19 17,52 ± 2,016

Bảng 3.16 cho thấy thay đổi rõ rệt điểm trung bình kiến thức chung về phòng bệnh UTCTC của phụ nữ tại 2 thời điểm trước can thiệp ( T1) là 11± 3,622 và sau can thiệp (T2) 1 tháng là 17,523 ± 2,02. Trong đó, điểm trung bình kiến thức về

bệnh UTCTC trước can thiệp (T1) 4,24± 1,777 và sau can thiệp ( T2) tăng lên là 7,29 ± 1,071. Kiến thức phòng và điều trị có điểm trung bình trước can thiệp (T1) 3,46± 1,238, sau khi can thiệp 1 tháng (T2) 4,8 ± 0,617. Điểm trung bình kiến thức tiêm vắc xin và khám sàng lọc trước can thiệp (T1) 3,30 ± 1,478, sau can thiệp (T2) là 5,4308 ± 0,865 tất cảđều có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Bng 3.17. Phân loi kiến thc v phòng bnh ung thư c t cung ca ph n sau can thip ( n = 65)

Mức độ Trước can thiệp Sau can thiệp

SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

Kém 10 15,4 1 1,5

Trung Bình 46 70,8 2 3,1

Khá 8 12,3 9 13,8

Tốt 1 1,5 53 81,5

Kết quả bảng 3.17 cho thấy những thay đổi mức độ phân loại kiến thức vềphòng bệnh UTCTC của phụ nữ sau can thiệp như trước can thiệp (T1) phụ nữ có mức độđiểm Trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 70,8% và thấp nhất là phụ nữ có mức

độđiểm Tốt chiếm tỷ lệ 1,5%. Sau can thiệp 1 tháng (T2) tỷ lệ này đã thay đổi phụ

nữ có mức độ điểm Trung bình giảm xuống còn 3,1% và phụ nữ có mức độ điểm Tốt đã tăng lên chiếm tỷ lệ 81,5%.

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

4.1.1. Đặc đim v nhóm tui nghiên cu

Biểu đồ 3.1 cho thấy đối tượng tham gia nghiên cứu ở nhóm tuổi từ 30 – 49 tuổi chiếm tỷ lệ cao 69,2% và đây là độ tuổi thường mắc ung thư cổ tử cung theo khuyến cáo của BộYtế[6]. Nhóm tuổi phụ nữ tham gia nghiên cứu từ 30 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 69,2% kết quả của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú ( 2019) [17]. Độ tuổi trung bình của phụ nữ tham gia nghiên cứu của chúng tôi là 34,86 ± 7,644 tương đồng với nghiên cứu của Shabnam Malmi có độ tuổi trung bình là 33,31± 8,01 [37]. Nghiên cứu của Samah Abd Elhaliem về

hiệu quả của can thiệp giáo dục đối với phụ nữ về kiến thức và thái độ về bệnh UTCTC được đăng trên Tạp chí nghiên cứu Điều dưỡng Hoa Kỳ năm 2018 cho thấy độ tuổi trung bình của phụ nữ là 31,64 ± 7,821[37]. Như vậy việc cung cấp kiến thức và giáo dục sức khỏe để phòng bệnh nói chung và phòng bệnh UTCTC nói riêng là rất cần thiết.

4.1.2. Đặc đim v trình độ hc vn và ngh nghip

Bảng 3.1 cho thấy trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu là tiểu học - THCS - THPT chiếm tỷ lệ nhiều nhất 63,1%. Trình độ trung cấp/Cao đẳng tỷ lệ

20%. Trình độđại học 15,4%. Trình độ sau đại học là 1,5% và không có ai là không biết chữ. Điều này thuận lợi cho việc cho việc truyền thông giáo dục để nâng cao kiến thức, thực hành phòng bệnh UTCTC cho phụ nữ.

Nghề nghiệp của phụ nữ tham gia nghiên cứu làm nghề tự do chiếm 29,2%. Công nhân chiếm tỷ lệ 26,2%. Cán bộ viên chức 20%. Nông/ lâm nghiệp 18,5% và thấp nhất là buôn bán 6,2%. Nghiên cứu của chúng tôi nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú năm 2019 có nghề

nông/lâm nghiệp chiếm tỷ lệ 37,6%; Công chức, viên chức chiếm tỷ lệ 12,6%; học sinh sinh viên tỷ lệ 9,9% và nghề nghiệp khác có tỷ lệ 19,6% [17].

4.1.3. Đặc đim tiếp cn ngun thông tin

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nhu cầu nhận thông tin về bệnh UTCTC của phụ nữ luôn cao [17], [20]. Kết quả biểu đồ 3.4 cho thấy phương tiện truyền thông (đài, báo, tivi, tờ rơi) là nguồn tiếp cận cao nhất chiếm tỷ lệ 27,7% tương đồng với nghiên cứu của Odunyemi (2018) nghe trên truyền hình là 25% [40]. Bên cạnh đó phụ nữ còn nhận được thông tin từ các nguồn như internet chiếm tỷ lệ 23,1% và cao hơn nghiên cứu của Tope Olubodun có tỷ lệ là 6,6% [42]. Sự khác biệt này là do khác biệt về thời điểm, địa bàn nghiên cứu.Nguồn tiếp cận thông tin từ nhân viên y tế của chúng tôi có tỷ lệ là 9,2% cao hơn của Nguyễn Thị Bích Ngọc nghiên cứu trên sinh viên là 6,1% [15]. Có sự khác biệt trên là do khác biệt vềđối tượng nghiên cứu.Điều này cho thấy nguồn tiếp cận thông tin của đối tượng nghiên cứu rất đa dạng và phong phú giúp cho phụ nữ có thể tìm hiểu thông tin một cách dễ dàng. Tuy nhiên, bảng 3.4 cho thấy thông tin mà đối tượng nghiên cứu nhận được còn thấp như biểu hiện bệnh UTCTC chiếm tỷ lệ 27,7%, các yếu tố nguy cơ gây bệnh có tỷ lệ 13,8%, biện pháp phòng bệnh UTCTC 7,7%. Nơi khám và điều trị bệnh 23,1% và vắc xin phòng bệnh tỷ lệ 13,4%. Chính điều đó làm cho phụ nữ nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ làm ảnh hưởng đến kiến thức của phụ nữ. Theo một số

nghiên cứu thì kiến thức, thực hành phòng bệnh UTCTC của phụ nữ đều tăng lên sau khi tác động can thiệp giáo dục [29]; [27]. Như vậy, chúng ta cần nhân rộng mô hình TT – GDSK cũng như can thiệp giáo dục từ nhân viên y tếđến phụ nữ.

4.2. Thực trạng kiến thức phòng bệnh ung thư cổ tử cung

4.2.1. Thc trng kiến thc v phòng bnh ung thư c t cung ca ph n

Phụ nữ có kiến thức đúng về UTCTC là yếu tố quan trọng quyết định sự tham gia trong phòng ngừa và kiểm soát UTCTC [28]. Nghiên cứu của Nguyễn Trung Kiên và cộng sự đã chỉ ra rằng PN từng mắc các triệu chứng như tiết dịch âm đạo nhiều, ngứa bên ngoài BPSD, chảy máu sau QHTD và chảy máu giữa kỳ kinh có nguy cơ VIA (+) cao hơn 1,4 lần [14].

Nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ 52,3% có kiến thức đúng về bệnh viêm cổ tử cung mạn tính có nguy cơ UTCTC kết quả của chúng tôi tương

đồng với nghiên cứu của Đỗ Quốc Tiệp là 56,4% [22] và cao hơn Nguyễn Thị Minh Thi là 20% [20]. Tỷ lệ PN trả lời đúng về các yếu tố nguy cơ gây UTCTC như

QHTD sớm, QHTD với nhiều người có nguy cơ gây UTCTC chiếm tỷ lệ 61,5% (bảng 3.5), cao hơn nghiên cứu của Đỗ Quốc Tiệp (2015) tỷ lệ 39,1% không QHTD nghiều người và 19,1% không QHTD sớm [22]. Trong nghiên cứu của Johanna E. Maree dấu hiệu, triệu chứng tiết dịch âm đạo là triệu chứng điển hình mà phụ nữ

biết [38], nghiên cứu của chúng tôi là 73,8% cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị

Như Túlà 22,4% [17], của Madhubala Chauhan là 58% [31].

Phụ nữ biết độ tuổi phụ nữ hay mắc ung thư cổ tử cung 59,6% cao hơn Vũ Thị

Minh Thi 35,5%[20].Kết quả này cho thấy phụ nữđã quan tâm đến chăm sức khỏe, tuy nhiên phụ nữ trong nghiên cứu biết các giai đoạn của UTCTC thấp tỷ lệ 7,7%.

Điều này làm ảnh hưởng đến việc phòng ngừa và phát hiện sớm giai đoạn tiền ung thưdo đó TT – GDSK cần chú ý đẩy mạnh để tránh bỏ sót tình trạng không phát hiện sớm giai đoạn tiền ung thư nếu có thểđể phòng tránh kịp thời.

4.2.2. Thc trng kiến thc v phòng và điu tr UTCTC ca ph n

Bảng 3.6 cho thấy phụ nữ biết bệnh UTCTC có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm là 56,9% thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú và cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Thi61,7%, 43,5%[17], [20], của Lưu Minh Văn là 96,77%[25], cao hơn nghiên cứu của Samah Abd Elhaliem đăng trên tạp chí Nghiên cứu Điều dưỡng Hoa Kỳ năm 2018 cho thấy kiến thức của phụ nữ về bệnh UTCTC có thể phòng ngừa đượctrước can thiệp (T1) 10,8%[45]. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có đến 41,5% PN cho rằng UTCTC có lây hoặc không biết UTCTC là bệnh không lây, cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú có đến 37,9% PN cho rằng UTCTC có lây [17]. Chính sự không hiểu biết này có thể dẫn đến tâm lý kì thị, xa lánh người mắc bệnh ung thư làm ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc và điều trị.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 61,5% PN biết UTCTC có thể phòng ngừa

được (bảng 3.6) tương đồng nghiên cứu của Vũ Thị Minh Thi 69% [20], cao hơn của Nguyễn Thị Như Tú trước can thiệp (T1) của nhóm can thiệp là 34,7% [17].Sự

khác biệt về kết quả nghiên cứu cho thấy tại thời điểm và địa bàn nghiên cứu ảnh hưởng đến kiến thức phòng bệnh của phụ nữ.

4.2.3. Thc trng kiến thc v tiêm vc xin và khám sàng lc

Tỷ lệ phụ nữ biết tiêm phòng vắc xin HPV phòng ngừa được UTCTC 73,8% .

Độ tuổi tiêm và thời điểm tiêm phòng HPV 50,3% và 30,8% (bảng 3.7), tỷ lệ này thấp hơn của Vũ Thị Minh Thi là 80,5%, 43,0%, 43,5%[20]. Nghiên cứu của Evelyn Coronado Interis tỷ lệ PN biết tiêm vắc xin phòng UTCTC là 59,9%[32], nghiên cứu của Adria Suarez Mora, MD và cộng sự trên 104 phụ nữ thiểu số trước can thiệp họ tin rằng vắc-xin HPV có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung 48,1,%[48], của Sothy Touch tại Campuchia là 35,2%[49].Phụ nữ biết độ tuổi đi tiêm theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Tú là 17,2%[17]. Theo nhóm nghiên cứu có sự

khác biệt này có thể do địa bàn và thời điểm nghiên cứu khác nhau.

Tỷ lệ phụ nữ biết lợi ích của khám sàng lọc UTCTC73,8% (bảng 3.7) cao hơn Vũ Thị Minh Thi là 29,0% [20]. Có đến 73% phụ nữ tại nông thôn ở Tân Cương- Trung Quốc không biết đến tầm quan trọng của lợi ích làm xét nghiệm Pap[28]. Tuy nhiên nghiên cứu của Johanna E. Maree cho thấy 42,1% phụ nữ tham gia nghiên cứu không có kiến thức gì về sàng lọc[38].Tỷ lệ phụ nữ biết thời gian nên đi khám sàng lọc 21,5% thấp hơn nghiên cứu của Johanna E. Maree cho thấy phụ nữ biết

được tần suất sàng lọc 41,6%[32].

Nói chung đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đã có kiến thức tương đối tốt về tiêm phòng vắc xin và khám sàng lọc. Bên cạnh đó phụ nữ tham gia nghiên cứu là những khách hàng đến Bệnh viện Phụ sản Nam Định để khám và điều trị vì vậy họ đã quan tâm, chủ động tìm hiểu hoặc tiếp cận từ nguồn truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc nhân viên y tế trước đó. Từ kết quả nghiên cứu này gợi ý công tác TT- GDSK cần tiếp tục đẩy mạnh.

4.2.4. Thc trng đim trung bình v kiến thc phòng bnh

Kết quả bảng 3.8 cho thấy điểm trung bình nhận thức của phụ nữ về kiến thức chung phòng bệnh UTCTC trước can thiệp còn thấp chỉ đạt 11,56 ± 3,622 điểm. Trong đó, điểm trung bình kiến thức về bệnh UTCTC là 4,81 ± 1,927 điểm, tương

đồng với nghiên cứu của Huỳnh Thị Thu Thủy và Nguyễn Điền trước can thiệp là 4,9 ± 1,99[11]. Điểm trung bìnhkiến thức tiêm vắc xin và khám sàng lọc 3,30 ± 1,478 điểm và điểm trung bìnhkiến thức phòng và điều trị là 3,44 ± 1,262 điểm. Như vậy, ta thấy 65 phụ nữ tham gia nghiên cứu có kiến thức không đồng đều ở các nội dung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2020 (Trang 59 - 65)