Điểm mới, điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2020 (Trang 72 - 108)

4.6.1. Đim mi và đim mnh

Nghiên cứu này là lần đầu tiên đánh giá kiến thức và thực hành của phụ nữ đến khám về phòng bệnh UTCTC tại Bệnh viện Phụ Sản Nam Định. Nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức kiến thức và thực hành để phụ nữ có những kiến thức

đúng từ đó có những hành vi đúng. Bên cạnh đó chương trình TT – GDSK của chúng tôi đã giúp PN tăng thêm kiến thức VSBPSD ngoài đúng cách mà hầu hết một số chương trình nghiên cứu khác chỉ đề cập đến VSBSD ngoài là một trong những yếu tố nguy cơ gây UTCTC.

Bộ câu hỏi dễ hiểu, thực tế, thời điểm đánh giá phù hợp. Bên cạnh đó PN tham gia nghiên cứu có trình độ hiểu biết và quan tâm đến sức khỏe sinh sản nên thuận lợi cho việc thu thập thông tin. Người nghiên cứu là người trực tiếp GDSK nên nội dung không bị sai lệch.

4.6.2. Hn chế ca nghiên cu

Bên cạnh những kết quảđạt được nghiên cứu còn một số những hạn chế sau: Do khuôn khổ của đề tài luận văn Thạc sĩ nên thời gian nghiên cứu ngắn, kinh phí nghiên cứu còn hạn hẹp, nghiên cứu tiến hành quy mô nhỏ với n = 65, chưa đại diện cho quần thể.

Đánh giá về thực hành trong nghiên cứu chỉ mới là hỏi về thực hành, nội dung như tiêm phòng vắc xin, khám sàng lọc chưa kiểm chứng hoặc thu thập qua các nguồn khách quan. Vệ sinh bộ phận sinh dục chưa đánh giá được thực hành bằng quan sát trực tiếp.

Nghiên cứu chỉ mới đánh giá hiệu quả của TT- GDSK tại 2 thời điểm trước và sau can thiệp 1 tháng nên việc duy trì kiến thức của phụ nữ còn hạn chế.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng kiến thức, thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung của phụ nữđến khám bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định

Kết quảđánh giá trước can thiệp bằng bộ câu hỏi điều tra kiến thức, thực hành về phòng bệnh UTCTC của phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định chưa tốt:

- Kiến thức: Điểm trung bình kiến thức chung về phòng UTCTC của phụ nữ

thấp 11 ± 3,356. Trong đó, đa phần phụ nữ có kiến thức về phòng bệnh UTCTC ở

mức độ Trung Bình chiếm tỷ lệ 70,8%, mức độ kiến thức Tốt và Khá tỷ lệ 13,8%, có tới 15,4% phụ nữ có kiến thức không đạt về phòng bệnh UTCTC.

- Thực hành: Tỷ lệ phụ nữ thực hành đúng phòng bệnh thấp. Phụ nữđi khám sàng lọc chiếm tỷ lệ 30%, phụ nữ VSBPSD đúng ngày bình thường và ngày có kinh tương ứng là 49,2% và 43,1%.

2. Kết quả của tác động giáo dục đến kiến thức, thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung của phụ nữđến khám bệnh tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định

Sau 1 tháng tác động can thiệp TT – GDSK đã làm thay đổi kiến thức, thực hành của phụ nữ và có ý nghĩa thống kê vớip <0,001.

- Kiến thức: Trước can thiệp điểm trung bình kiến thức chung là 11 ± 3,356 so với sau can thiệp là 17,52 ± 2,016. Mức độ kiến thức Tốt và Khá của phụ nữ tăng lên SCT là 94,3% so với TCT là 13,8%. Mức độ kiến thức Trung Bình giảm SCT là 3,1% so với TCT là 70,8%. Tỷ lệ phụ nữ có kiến thức không đạt giảm mạnh nhất chỉ còn 1,5% sau can thiệp so với trước can thiệp là 15,4%.

- Thực hành: tỷ lệ PN khám sàng lọc tăng lên 47,7% ( 30,8% - 78,5%), phụ nữ

VSBPSD đúng ngày bình thường tăng lên 87,7% SCT so với TCTC là 49,2% và VSBPSD đúng ngày có kinh TCT 43,1% tăng 96,9% SCT.

KHUYẾN NGHỊ

Từ những kết quả thay đổi kiến thức và thực hành phòng bệnh ung thư cổ tử

cung cho phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Phụ sản Nam Định tôi xin có một số

khuyến nghị sau:

- Tiếp tục nhân rộng mô hình TT – GDSK về phòng bệnh UTCTC ở các cơ sở

y tế trong và ngoài công lập như bệnh viện, phòng khám sản, các phòng khám y tế

tư nhân… cũng như trong cộng đồng.

- Tiếp tục các nghiên cứu can thiệp với quy mô cỡ mẫu lớn hơn để tìm hiểu nhu cầu của phụ nữ về phòng bệnh UTCTC từ đó triển khai các chương trình TT – GDSK cho phụ nữ về phòng bệnh nói chung và phòng bệnh UTCTC nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Thanh Bình (2015). Xác định giá trị và tính khả thi của phương pháp quan sát với Acid acetic trong sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Bắc Ninh và Cần Thơ, một số yếu tố liên quan đến ung thư cổ tử cung, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại hoc Y tế

Công Cộng, Hà Nội.

2. Bộ Môn Phụ Sản - Trường Đại học Y Hà Nội (2005). Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 429 - 431.

3. Bộ Y Tế (2015). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh sản phụ khoa, ban hành kèm theo Quyết định số 315/ QĐ-BYT ngày 29/01/2015, Hà Nội, 178 - 182.

4. Bộ Y Tế (2015). Truyền thông phòng chống ung thư (Tài liệu dành cho học viên), Hà Nội, 6 - 23.

5. Bộ Y Tế (2016). Kế hoạch hành động quốc gia về dự phòng và kiểm soát ung thư

cố tử cung giai đoạn 2016 - 2025. Số 5240/QĐ - BYT ngày 23 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Hà Nội, 1 - 24.

6. Bộ Y Tế (2019). Đề án thí điểm sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và xử

trí tại một số tỉnh giai đoạn 2019 - 2025. Phê duyệt kèm theo Quyết định số

3877/QĐ- BYT ngày 29/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y Tế, Hà Nội.

7. Bộ Y Tế (2019). Quyết định 2402/QĐ- BYT 2019 hướng dẫn dự phòng và Kiểm soát ung thư cổ tử cung Hà Nội.

8. CDC (2012). Thông tin hướng dẫn về vắc xin, Vietnamese, 1 - 2. 9. CDC (2016). Bản thông tin hướng dẫn về vắc xin, Vietnamese, 1 - 2.

10. Từ Thành Trí Dũng (2019). Bệnh sùi mào gà. Tạp chí Sống khoẻ - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 32, 14 - 17.

11. Nguyễn Điền và Huỳnh Thị Thuỷ (2011). Hiệu quả tư vấn về phòng ngừa lây nhiễm Human Papilloma virus và dự phòng ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Từ

Dũ. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 1, 171 - 176.

12. Bùi Thị Thu Hà và cộng sự (2013). Kiến thức, thực hành phòng ngừa ung thư cổ tử

cung và một số yếu tố liên quan ở phụ nữđã có chồng từ 35-60 tuổi tại thị trấn An Bài, Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Tạp chí Y học Dự Phòng, 6, 104 - 108.

13. Hội chữ Thập Đỏ Việt Nam (2009). Tài liệu truyền thông giáo dục sức khoẻ dự án " Nâng cao năng lực và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em", 8 - 15.

14. Nguyễn Trung Kiên và cộng sự (2016). Kết quả khám sàng lọc ung thử cổ tử cung cho phụ nữ tại 24 xã Thành phố Cần Thơ từ 2014 - 2016. Tạp chí Y học Cộng

Đồng, 35, 65 - 69.

15. Lê Thị Bích Ngọc và Nguyễn Thị Tú Ngọc (2018). Thực trạng kiến thức, thái độ về

ung thư cổ tử cung và dự định phòng ngừa của sinh viên năm thứ nhất tại trường

đại học Y dược Thái Nguyên năm 2018. Tạp chí KH & CN ĐHTN, 194, 27 -34. 16. Nguyễn Đình Trọng Các lý thuyết hành vi tâm lý trong lĩnh vực sức khoẻ: Tiếp cận

nền tảng cho nghiên cứu thực nghiệm, Nghiên cứu sinh, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn.

17. Nguyễn Thị Như Tú (2019). Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức và thực hành phòng bệnh ung thư cổ tử cung của phụ nữ tỉnh Bình Định, Luận án Tiến sĩ y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công Cộng.

18. Lâm Đức Tâm (2017). Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm Human Papilloma Virus, một số yếu tố liên quan và kết quả điều trị các tổn thương cổ tử cung ở phụ nữ thành phố Cần Thơ, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y - Dược Huế, .

19. Phan Thị Thanh Tâm, Hoàng Đại Thọ và Trần Quang Trung (2017). Tìm hiểu kiến thức của học sinh nữ trường trung cấp Y tế Quảng Bình về phòng và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung năm 2016. Tạp chí thông tin khoa học và công nghệ Quảng Bình, 5, 43 - 45.

20. Vũ Thị Minh Thi (2018). Thay đổi nhận thức về dự phòng ung thư cổ tử cung của phụ nữ xã Đồng Quế huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc năm 2018, Luận văn thạc sĩ Điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

21. Thủ Tướng Chính Phủ (2015). Chiến lược Quốc gia phòng chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015 - 2025, ban hành kèm theo Quyết định số

376/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính Phủ, Hà Nội. 22. Đỗ Quốc Tiệp và cộng sự (2015). Nghiên cứu kiến thức của người dân về phòng

chống bệnh ung thư tại Quảng Bình. Tạp chí khoa học và công nghệ, 6, 75 - 82. 23. Lý Quốc Toàn (2013). Thực trạng tổn thương ung thư cổ tử cung ở phụ nữ từ 30 -

60 tuổi tỉnh Bắc Kạn, Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bắc Kạn.

24. Lê Thanh Tùng và Trần Đình Hiệp (2019). Chăm sóc sức khoẻ Phụ nữ và nam học, NXB Giáo dục Việt Nam, tr. 33 -35. 136 - 137.

25. Lưu Minh Văn (2009). Khảo sát các yếu tốảnh hưởng đến chẩn đoán giai đoạn lâm sàng ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh từ

26. Trương Quang Vinh (2010). Nghiên cứu nhiễm Papilloma Virus ở các phụ nữ có các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y - Dược Huế.

Tiếng Anh

27. Abiodun O.A, Olu-Abiodun O.O, Sotunsa J.O et al (2014). Impact of health education intervention on knowledge and perception of cervical cancer and cervical screening uptake among adult women in rural communities in Nigeria. BMC Public Health, 14(1), 814.

28. Abudukadeer A, Azam S, Mutailipu A.Z et al (2015). Knowledge and attitude of Uyghur women in Xinjiang province of China related to the prevention and early detection of cervical cancer. World Journal of Surgical Oncology, 13(1), 110. 29. Atwa A.M.E, Hassan H.E & Ahmed S.I (2019). The Impact of a Hospital-Based

Awareness Program on the Knowledge of Patients About Breast Cancer and Cancer Cervix. International Journal of Studies in Nursing, 4(1), 20.

30. Bray F, Ferlay J, Soerjomataram I et al (2018). Global cancer statistics 2018: GLOBOCAN estimates of incidence and mortality worldwide for 36 cancers in 185 countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians, 68(6), 394-424.

31. Chauhan M, Gupta S & Gandhi R Study of knowledge, attitude, and practice regarding cervical cancer and its screening among health service providers of Udaipur. ASHA, 44, 22.

32. Coronado Interis E, Anakwenze C, Aung M et al (2015). Increasing cervical cancer awareness and screening in Jamaica: Effectiveness of a theory-based educational intervention. International journal of environmental research and public health, 13(1), 53.

33. Foley O.W, Birrer N, Rauh-Hain J.A et al (2015). Effect of educational intervention on cervical cancer prevention and screening in Hispanic women.

Journal of community health, 40(6), 1178-1184.

34. Jassim G, Obeid A & Al Nasheet H.A (2018). Knowledge, attitudes, and practices regarding cervical cancer and screening among women visiting primary health care Centres in Bahrain. BMC Public Health, 18(1), 128.

35. Kessler T.A (2017). Cervical Cancer: Prevention and Early Detection. Seminars in Oncology Nursing, 33(2), 172-183.

36. Lee F.H, Wang H.H, Yang Y.M et al (2017). The Effects of an Educational Intervention on Preventing Cervical Cancer Among Vietnamese Women in Southern Taiwan. Journal of Cancer Education, 32(3), 622-628.

37. Malmir S, Barati M.K, Jeihooni A et al (2018). Effect of an Educational Intervention Based on Protection Motivation Theory on Preventing Cervical Cancer among Marginalized Women in West Iran. Asian Pacific journal of cancer prevention : APJCP, 19(3), 755-761.

38. Maree J.E ,Kampinda-Banda M (2020). Knowledge and practices of cervical cancer and its prevention among Malawian women. Journal of Cancer Education, 35(1), 86-92.

39. Ncube B, Bey A, Knight J et al (2015). Factors associated with the uptake of cervical cancer screening among women in portland, Jamaica. North American journal of medical sciences, 7(3), 104-113.

40. Odunyemi F.T, Ndikom CM & Oluwatosin OA (2018). Effect of Nursing Intervention on Mothers’ Knowledge of Cervical Cancer and Acceptance of Human Papillomavirus Vaccination for their Adolescent Daughters in Abuja–Nigeria. Asia- Pacific journal of oncology nursing, 5(2), 223.

41. Okunade K.S (2019). Human papillomavirus and cervical cancer. Journal of Obstetrics and Gynaecology, 1-7.

42. Olubodun T, Odukoya O.O & Balogun M.R (2019). Knowledge, attitude and practice of cervical cancer prevention, among women residing in an urban slum in Lagos, South West, Nigeria. The Pan African medical journal, 32, 130-130.

43. Organization W.H (2016). Comprehensive Cervical Cancer Control: A Guide to Essential Practice, World Health Organization.

44. Rosser JI, Njoroge B & Huchko MJ (2015). Changing knowledge, attitudes, and behaviors regarding cervical cancer screening: The effects of an educational intervention in rural Kenya. Patient education and counseling, 98(7), 884-889. 45. Said S, Hassan H & Sarhan A (2018). Effect of an Educational Intervention on

Women's Knowledge and Attitude Regarding Cervical Cancer. American Journal of Nursing Research, 6(2), 59-66.

46. Siegel R.L, Miller K.D & Jemal A (2019). Cancer statistics, 2019. CA: a cancer journal for clinicians, 69(1), 7-34.

47. Small Jr .W, Bacon M.A, Bajaj A et al (2017). Cervical cancer: a global health crisis. Cancer, 123(13), 2404-2412.

48. Suarez Mora A, Madrigal J.M, Jordan L et al (2018). Effectiveness of an Educational Intervention to Increase Human Papillomavirus Knowledge in High- Risk Minority Women. Journal of Lower Genital Tract Disease, 22(4), 288-294. 49. Touch S ,Oh J.K (2018). Knowledge, attitudes, and practices toward cervical

cancer prevention among women in Kampong Speu Province, Cambodia. BMC cancer, 18(1), 294-294.

50. Zhu H, Shen Z, Luo H et al (2016). Chlamydia Trachomatis Infection-Associated Risk of Cervical Cancer: A Meta-Analysis. Medicine, 95(13), e3077-e3077.

51. WHO (2019). Human papillomavirus (HPV) and cervical cancer, WHO, [online]

at web https://www.who.int/en/news-room/fact-sheets/detail/human-

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TT Nội dung Thời gian (tháng/năm) Địa điểm Người thực hiện 1. Xây dựng đề cương và bộ công cụ 10 /2019 Trường ĐHĐD Nam Định Học viên Thầy hướng dẫn

2. Thông qua đề cương 11/2019 Trường ĐHĐD Nam Định Học viên Hội đồng Khoa học & Hội đồng Đạo đức 3. Đánh giá nội dung và độ tin cậy của bộ công cụ. Chỉnh sửa bộ công cụ 11/2019 Trường ĐHĐD Nam Định, BV Phụ Sản Nam Định Học viên Thầy hướng dẫn

4. Can thiệp và thu thập số liệu 12/2019 - 2/2020 BV Phụ Sản Nam Định Học viên và nhóm nghiên cứu 5. Nhập, xử lý và phân tích số liệu 3 - 4/2020 Trường ĐHĐD Nam Định Học viên Thầy hướng dẫn 6. Trình bày kết quả nghiên cứu và bàn luận 4/2020 Trường ĐHĐD Nam Định Học viên Thầy hướng dẫn

7. Hoàn thiện luận văn 5-6/2020 Trường ĐHĐD Nam Định Học viên Thầy hướng dẫn 8. Bảo vệ luân văn 6/2020 Trường ĐHĐD Nam Định Học viên Thầy hướng dẫn

PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒNG THUẬN

Tên đề tài: “ Thay đổi kiến thc, thc hành v phòng bnh ung thư c t cung cho ph nđến khám ti bnh vin Ph Sn Nam Định năm 2020”

Nghiên cứu viên: - Học viên lớp Cao học Điều dưỡng khóa 5 - Trường Đại học

Điều dưỡng Nam Định. (Sốđiện thoại : 0977512256 )

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ

hiện nay. Bệnh tiến triển chậm, ung thư và tiền ung thư cổ tử cung hầu như không có triệu chứng gì nên rất khó phát hiện, chỉđến khi khối u phát triển lớn hoặc ảnh hưởng đến một số chức năng của cơ thể thì triệu chứng mới xuất hiện. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và có thể giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung nếu có kiến thức đầy đủ để thực hành phòng bệnh. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài này với mục đích cung cấp, nâng cao kiến thức, thực hành phòng chống UTCTC cho phụ nữ, từ đó có thể góp phần giảm tỷ lệ mắc, tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức và thực hành về phòng bệnh ung thư cổ tử cung cho phụ nữ đến khám tại bệnh viện phụ sản nam định năm 2020 (Trang 72 - 108)