Giáo dục niềm tự hào dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác phẩm văn học việt nam trong chương trình trung học cơ sở nhìn từ giá trị đạo đức (Trang 63 - 83)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Giáo dục niềm tự hào dân tộc

Tinh thần yêu nước đã trở thành một trong những tài sản quý, góp phần làm nên nét đặc sắc trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Nhận thức được điều đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Ngữ văn 7, tập 2). Với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà đó còn là sản phẩm được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc. Vì thế, việc giảng dạy lòng yêu nước, tự hào dân tộc qua các tác phẩm văn học không chỉ làm cho học sinh hiểu và cảm nhận được nội dung của tác phẩm, mà còn có khả năng cảm nhận về đất nước, lịch sử dân tộc ngàn đời của cha ông ta.

2.2.1. Từ văn học truyền thống…

Yêu quê hương đất nước đâu chỉ là sự gần gũi, gắn bó hàng ngày với quê hay xa quê nhớ quê…đó còn là niềm tự hào về giang sơn đất nước, tự hào về con người, truyền thống văn hóa đẹp của dân tộc. Tình yêu quê hương từ thuở xa xưa, trong những câu ca dao như tấm gương phản chiếu tâm hồn dân tộc là tinh thần tự hào, tự tôn về vẻ đẹp và cảnh trí non sông đất nước. Tình

yêu quê hương đất nước không bao giờ tách biệt hẳn với những tình cảm khác. Yêu quê hương vì ở đó có những người thân thiết, và nhớ thương người bao nhiêu lại là yêu người bấy nhiêu. Những câu ca dao giới thiệu về những vùng quê khác nhau trên mảnh đất Việt Nam tươi đẹp đều chan chứa niềm tự hào: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ; Đồng Đăng có phố kì lừa/ Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh/ Ai về xứ Lạng cùng anh/ Bõ công bác mẹ sinh thành ra em” (Ngữ văn 7, tập 1).

Đồng Đăng là một thị trấn địa đầu tổ quốc có nhiều tên núi, tên phố, tên chùa nổi tiếng xưa nay. Sự xuất hiện liên tiếp từ “có” cùng nhịp thơ dồn dập, khẩn trương phản ánh rất rõ niềm hào hứng của chàng trai xứ Lạng khi giới thiệu về quê hương mình. Phải yêu quê lắm, tự hào lắm thì mới có được sự nhiệt tình đến thế. Chỉ cần một lời giới thiệu, cách giới thiệu đã nói hộ bao tình cảm với quê hương xứ sở tuyệt vời của mình. Quê hương Việt Nam còn đẹp bởi gắn liền với hình ảnh ruộng đồng bát ngát, trù phú với những cô thiếu nữ thôn quê xinh đẹp, thảo hiền:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông, Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Bức tranh quê đẹp ở cánh đồng và đẹp ở cô gái đi thăm đồng dáng điệu tháo vát, chịu khó. Dường như cô muốn quan sát, nắm bắt hết vẻ mênh mông, bát ngát của cánh đồng và cả sự giàu có, trù phú của quê mình? Đẹp biết bao hình ảnh cánh đồng bát ngát thẳng cánh cò bay, thơm biết bao hương lúa đòng đòng ngậm sữa để những người con đi xa mãi nhớ về quê mình.

Vùng đất Thanh Hóa từ lâu đã nổi tiếng với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh đẹp. Những danh thắng này là tài sản vô giá, không chỉ là niềm tự

hào của người dân nơi đây và còn là niềm tự hào của cả dân tộc: “Thanh Hoá thắng địa là nơi, Rồng vờn hạt ngọc, hạc bơi chân thành” (ca dao cổ). Đây là vùng đất “địa linh nhân kiệt” gắn liền với truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lưu giữ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa. Mảnh đất này gắn liền với tên tuổi của người anh hùng Lê Lợi, người được xem là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Từ rừng núi Lam Sơn, anh hùng dân tộc Lê Lợi đã phất cờ khởi nghĩa, tập hợp hào kiệt và nghĩa sĩ bốn phương, để rồi sau mười năm “nằm gai nếm mật” đã toả đi nhanh chóng để quét sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi để “rửa sạch tanh nhơ” “mở nền thái bình muôn thuở” cho dân tộc. Tên đất và tên người đã quyện chặt vào nhau đã đi vào truyền thuyết, đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Đại Việt. Dẫu yếu tố hoang đường được sử dụng rất nhiều trong truyền thuyết (Lê Thận nhặt được lưỡi gươm từ đáy sông, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trong rừng, nghĩa quân đánh đâu thắng đó, tìm chốn ẩn núp của giặc mà đánh…) để tô đậm tính chất chính nghĩa, nhuệ khí quân và dân ta cùng công lao của người anh hùng dân tộc nhưng đây đó trong truyền thuyết Sự tích hồ Gươm (Ngữ văn 6, tập 1) đã thể hiện niềm tự hào về lòng yêu nước, yêu hòa bình của dân tộc Việt Nam ta. Long Quân, nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo đã cho Lê Lợi mượn gươm thần để dẹp giặc. Khi nước nhà được yên, kháng chiến thắng lợi, Long Quân đã sai Rùa thần lên đòi gươm lại tại hồ Tả Vọng lúc Lê Lợi đang dạo chơi. Vâng mệnh trời, Lê Lợi đã làm tròn sứ mệnh được giao phó của thời đại và thời bình rồi cũng là lúc nên bỏ gươm đao vũ khí xuống để lo tăng cường củng cố xây dựng lại nước nhà, giữ vững nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc vì vậy nhà vua đã hoàn trả lại gươm thần. Câu chuyện hoàn trả gươm thần đã lưu lại vết tích, tên hồ Tã Vọng đã được đổi thành tên “Hồ Hoàn Kiếm”. Tự hào biết bao một dân tộc đã kiên cường chống giặc ròng rã hơn mười năm và càng tự hào hơn nữa vì dân tộc ấy rất yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh!

Cùng cụm truyện truyền thuyết viết về những nét đẹp văn hóa của người Việt cổ trong Ngữ văn 6, truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên; Sơn Tinh, Thủy Tinh cũng đều có chung một ý nghĩa ngợi ca lòng yêu nước, tinh thần tự hào về những tấm gương chiến đấu bảo vệ đất nước của nhân dân ta trong suốt thời kì bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh giải thích hiện tượng giông bão, lũ lụt hàng năm xảy ra trên vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc nước ta. Cuối truyện, Sơn Tinh đã đánh thắng Thuỷ Tinh. Điều đó nói lên ước mơ và khát vọng của người Việt cổ xưa muốn có sức mạnh thần kì, vô địch để đẩy lùi và chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ và phát triển nghề trồng lúa nước lâu đời. Tinh thần yêu nước, niềm tự hào của dân tộc đã thể hiện rất mạnh mẽ về sức mạnh con người Việt từ xa xưa, tuy thiên tai đáng sợ nhưng sức người đã chiến thắng.

Nội dung truyện Con Rồng cháu Tiên nhằm giải thích suy tôn, giúp giáo dục cho thế hệ trẻ lòng tự tôn dân tộc, tự hào về nòi giống rồng tiên của mình. Tổ tiên ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp, đức độ. Cuộc hôn nhân giữa Long Quân – Âu Cơ như một mối lương duyên tiền định và kết quả thật lạ thường! Dấu ấn thần tiên được khắc sâu trong cuộc sinh nở này. Hình ảnh cái bọc một trăm trứng mang ý nghĩa tượng trưng rất thiêng liêng. Nó khẳng định rằng tất cả các dân tộc sống trên đất Việt đều chung một mẹ sinh ra, do đó mối quan hệ giữa các dân tộc là mối quan hệ anh em thân thiết. Hai tiếng “đồng bào” (cùng một bọc) đã gợi lên đầy đủ và cảm động nghĩa tình keo sơn, máu thịt ấy. Sự tích Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ, đem theo năm mươi con xuống biển, còn năm mươi người con theo mẹ lên núi, ngoài lí do kẻ ở trên cạn, người ở dưới nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn, ở cùng nhau một nơi lâu dài còn nhằm giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc trên đất Lạc Việt. Ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã tiến hành những cuộc sắp đặt giang sơn. Địa bàn đất nước rộng, các

dân tộc đã biết phân chia nhau cai quản, kẻ ở chốn núi rừng, kẻ đồng bằng, người biển cả… lập nghiệp khắp nơi. Khi có việc quan trọng, lớn lao, họ lại tìm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó một lần nữa thể hiện lòng tự hào về tinh thần đoàn kết tương trợ của dân tộc ta trong suốt mấy ngàn năm lịch sử.

Từ ngàn xưa, văn học dân gian đều nhằm phản ánh hiện thực đời sống dưới những góc độ, màu sắc khác nhau. Nhưng bao trùm lên hết thảy vẫn là khát vọng hiểu biết và chinh phục, là ước mơ công lí, chính nghĩa, là mục đích vươn lên, đạt tới những giá trị Chân, Thiện, Mĩ của con người. Những văn bản văn học dân gian nêu trên đã làm tốt chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, đặc biệt là giáo dục tình yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc. Tiếp nối giá trị này, văn học trung đại trong chương trình ngữ văn THCS thể hiện niềm tự hào về những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc ta. Tự hào ông cha ta đã oai hùng, oanh liệt chiến đấu dũng cảm, kiên cường như Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… Họ là những con người đã từng “nếm mật nằm gai” và “căm giặc nước thề không cùng sống”… chờ ngày khởi nghĩa đánh thắng kẻ thù hung bạo, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Mỗi người thể hiện lòng yêu nước khác nhau, nhưng đối với họ, đất nước là gốc rễ, là phần thiêng liêng cao cả trong tâm thức của mỗi người. Gốc của lòng yêu nước là niềm tự hào về giang sơn, về tên tuổi danh dự của quốc gia dân tộc và là niềm phẫn nộ, căm giận kẻ thù xâm chiếm Tổ quốc. Khi có giặc ngoại xâm, cả dân tộc với lòng yêu nước từ mỗi trái tim đã kết dính lại thành một khối đại đoàn kết đánh thắng mọi kẻ thù. Lòng yêu nước giúp nhân dân thấm thía nỗi nhục mất nước nên phải đấu tranh chống áp bức, giành độc lập tự do cho dân tộc.

Với Lý Công Uẩn trong Chiếu dời đô (Ngữ văn 8, tập 2), một đấng minh quân luôn lo lắng cho sự tồn vong của xã tắc, nên khi mới giành được độc lập (1010), ông luôn trăn trở về việc làm thế nào để Đại Việt phát triển

thành một quốc gia phồn thịnh? Đó là nguyện vọng của một vị hoàng đề và cũng là ý muốn của muôn dân trăm họ. Ý nguyện của dân chúng là đã thôi thúc hoàng đế Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La. Hoa Lư vốn là vùng có địa thế hiểm trở, thuận lợi với chiến lược phòng thủ khi tiềm lực đất nước phát triển chưa đủ mạnh. Nhưng đến đời Lí, đất nước đã đủ lớn mạnh để đặt ra nhu cầu phát triển, cho nên kinh đô phải được dời chuyển ra nơi có địa thế khác rộng lớn hơn, thuận lợi hơn. Tấm lòng đau đáu nghĩ đến một mảnh đất thiêng có thể phù trợ cho việc phát triển đất nước, nhà vua đã nhìn ra thế đất của thành Đại La. Đó là nơi có vị thế thuận lợi về nhiều mặt, về mặt địa lí, tác giả phân tích rõ: “Nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, bốn hướng đều thông thoáng lại ở thế “nhìn sông dựa núi” vững vàng, “địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng”. Trên địa thế ấy, dân cư sẽ tránh được lụt lội mà “muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”. Lời lẽ ấy tuy giản dị nhưng lại thấm đẫm niềm tự hào khi nói về đất nước, thể hiện một khao khát mãnh liệt đó là thống nhất giang sơn về một mối. Thuận lợi về mặt địa lí như vậy sẽ kéo theo những thuận lợi về thông thương, giao lưu: “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước”. Nơi định đô mới này sẽ đáp ứng được vai trò là đầu mối trung tâm của kinh tế, chính trị, văn hoá của đất nước. Giá trị chủ yếu của bài chiếu là tư tưởng yêu nước, là ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Nhìn sâu vào khát vọng của vị vua anh minh này, chúng ta mới thực sự cảm nhận được tình yêu mãnh liệt hằn ẩn trong con người ông. Lý Công Uẩn chính là niềm tự hào của dân tộc Đại Việt, một trong những con người bước lên và đã có công đẩy cho “con thuyền” Đại Việt băng băng lướt sóng trên con đường xây dựng và phát triển đất nước.

Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, một vị vua xông xáo, mạnh mẽ, quyết đoán, cuộc đời ngắn ngủi của ông luôn gắn với những chiến công hiển

hách, đáng tự hào của dân tộc Việt. Từ lúc nhận được tin báo giặc đã kéo đến tận Thăng Long, ông đã rất tức giận, đã họp các tướng sĩ, “định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi sau ông “tế cáo trời đất”, lên ngôi vua, hạ lệnh xuất quân. Chỉ trong vòng một tháng mà ông đã làm được bao nhiêu việc lớn. Cùng với hành động quyết đoán, Quang Trung còn là con người có trí tuệ sáng suốt, rất nhạy bén trong mọi trường hợp. Ông có cái nhìn tổng quan về trận chiến, về thời cuộc, ông lên ngôi với mục đích có thể “để yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người”. Ông phân tích tình hình quân địch, nhận định được thế lực hai bên để phán đoán trong từng bước đi của mình. Những tội ác của quân giặc đã được ông phơi bày ra để nhắc nhở nhân dân, rồi nghệ thuật lấy lòng người như được tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho các tướng sĩ bằng cách nêu những tấm gương quả cảm từ thời xa xưa như Trưng nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng... Ông còn có cách thuyết phục những kẻ “mềm lòng” dễ thay lòng đổi dạ vừa mềm mà chặt. Ông đưa ra những lời khen chê, thưởng phạt đúng người đúng việc, ta thấy rõ điều đó qua trường hợp của hai tướng Sở và Lân. Có thể nói, Nguyễn Huệ là người có tầm nhìn xa trông rộng khi ông nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tính đánh đã có sẵn” rồi ông còn nhìn xa hơn khi nghĩ cách ngoại giao khi chiến tranh kết thúc để đất nước phục hồi lại, yên ổn, nuôi dưỡng phát triển để rồi sau này “ta có gì sợ chúng”. Vua Quang Trung là vị tướng cầm quân có tài thao lược hơn người với cách dùng binh như thần. Chúng ta không thể khỏi kinh ngạc trước sự chỉ huy và sự thần tốc của quân lính khi đi đánh giặc, trong thời gian ngắn mà đường dài, quân đội của ông vẫn chỉnh tề cơ nào đội nấy, tuân theo mọi chỉ huy của ông. Trải qua cuộc hành quân dài, xa xôi chịu nhiều gian khổ nhưng dưới sự chỉ huy của Quang Trung cả đội quân đã chiến thắng quân địch một cách tuyệt đối bởi các chiến lược tài tình của ông. Vị vua tài năng hiện lên thật lẫm liệt khi ông cũng tự mình thân chinh đứng đầu mũi tiên phong cưỡi voi xông ra trận chiến.

Cũng mang tính giáo dục con người công dân yêu nước, ở mảng văn học truyền thống, tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê nhất thống chí cuả nhóm tác giả Ngô gia văn phái (Ngữ văn 9, tâp 1) đã xây dựng nhân vật vua Lê Chiêu Thống hoàn toàn trái ngược với hình ảnh vua Quang Trung oai phong lẫm liệt, bách chiến bách thắng trước kẻ thù. Con người này đã vì lợi ích của gia tộc mà làm tay sai, chó săn cho kẻ thù, sang cầu viện nhà Thanh, “rước voi về dầy mả tổ”, đem vận mệnh dân tộc đặt dưới bàn chân bẩn thỉu của quân nhà Thanh. Để rồi sau đó nhục nhã cùng lũ cận thần chạy trốn khỏi kinh thành, ra bờ sông cướp thuyền cá của dân, vượt biên giới và sau đó bỏ xác nơi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác phẩm văn học việt nam trong chương trình trung học cơ sở nhìn từ giá trị đạo đức (Trang 63 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)