Tác phẩm văn họ c sự thống nhất biện chứng giữa khách quan và chủ quan,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác phẩm văn học việt nam trong chương trình trung học phổ thông nhìn từ giá trị thẩm mỹ (Trang 28 - 32)

6. Bố cục luận văn

1.2.2. Tác phẩm văn họ c sự thống nhất biện chứng giữa khách quan và chủ quan,

ch quan, tiếp thu và sáng to

Nghệ thuật là hình ảnh của cuộc sống khách quan được phản chiếu qua đôi mắt chủ quan của người nghệ sĩ đa cảm, tinh tế, sâu sắc. Trong nghệ thuật, yếu tố chủ quan chi phối đến cả quá trình sang tạo của tác giả, hơn thế tắnh chất chủ quan còn in dấu rõ nét trên mỗi tác phẩm nghệ thuật, chắnh điều đó làm nên phong cách riêng của người nghệ sĩ. Vì vậy, trong một tác phẩm nghệ thuật luôn có sự hòa quyện không thể tách rời của hai yếu tố chủ quan và khách quan.

Tác phẩm văn học là sự kết hợp giữa khách quan (hiện thực đời sống) và chủ quan (tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của người viết). Nhà văn không chỉ tái hiện lại những chi tiết của đời sống mà mình mắt thấy tai nghe, mà qua đó còn muốn nói một điều gì mới mẻ, lớn lao hơn.Cái đẹp của nghệ thuật trước hết nằm ở hiện thực được phản ánh. Điều thu hút độc giả chắnh là sự chân thật. Sự chân thật ấy nằm ởđời sống vì độc giả chỉ tin vào những điều có thực và gần với cuộc đời họ mà thôi. ỘMột nhà văn không thành thực không bao giờ là nhà văn có giá

trị. Nhưng không phải cứ thành thực là trở nên nghệ sĩ. Nhưng nghệ sĩ không

thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôiỢ(Thch Lam). Dù văn học phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là bản sao chép nô lệ hiện thực. Nhà văn không phải là mật thám cuộc đời hay là tên hề lóc cóc chạy theo đuôi đời sống. Qua những điều mình mắt thấy tai nghe, nhà văn còn thâm nhập, cắt nghĩa hiện thực theo cách của riêng mình, từ đó nâng lên thành những giá trị có tắnh chất phổ quát. Thế giới nứt làm đôi, vết nứt xuyên qua con tim nhà thơ. Nỗi đau ấy, khi đến với chúng ta đã nhuốm máungười nghệ sĩ.Cái độc giả cần không phải là hiện thực được phản ánh một cách xuôi chiều, khách quan (vì ai sống trong thời đó cũng biết cả rồi) mà từ tác phẩm của nhà văn, họ muốn hiểu thêm bản chất của thời đại mà họ đang sống và những tư tưởng, triết lý được nhà văn chung đúc và tổng hợp nên từ cuộc sống này.

Những tác phẩm lớn không chỉ đem cho ta cái nhìn khái quát về thời cuộc mà còn cho ta hiểu thêm về lẽ đời, về con người, về xã hội mà ta đang sống. Những tác phẩm ấy khiến độc giả phải nghiền ngẫm, suy nghĩ để thấu hiểu những điều mà nhà văn viết trong đó, từ đó tác phẩm mới neo lại trong trái tim người đọc. Từ những yêu, ghét, ngợi ca hay phê phán của bản thân về thời đại, nhà văn cũng làm cho người đọc đồng cảm, có những suy nghĩ giống mình. Hơn cả trách nhiệm nhà văn, họ còn mang trách nhiệm cứu rỗi con người. Chắnh những điều họ viết sẽ đem con người đến với những chân trời mới, bầu trời của chân Ờ thiện Ờ mỹ, để cho độc giả biết ước mơ, từ đó mà sống cao đẹp hơn, tương lai nhân loại cũng nhờđó mà thêm tuơi sáng.

Sự thống nhất của yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan được thể hiện rõ trong tác phẩm văn học, mà tiêu biểu nhất là trong hình tượng nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm tinh thần của người nghệ sĩ. Những người nghệ sĩ không tạo ra hình tượng nghệ thuật bằng cách rút ruột như loài nhện. Người nghệ sĩ như loài ong kia, bay đi muôn phương tìm nhụy hoa, về hòa với máu của mình để làm ra mật. Tác phẩm nghệ thuật đắch thực như mật ong, không còn là nhụy của hoa, cũng không đơn thuần là máu của ong. Nghệ thuật là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Hai mặt chủ quan và khách quan do vậy thống nhất hữu

cơ trong hình tượng.

Hình tượng người lắnh trong văn học là hình tượng xuyên suốt trong văn học kháng chiến Việt Nam, nó đã trởthành đề tài muôn thuở của rất nhiều các nhà thơ nhà văn. Viết vềngười lắnh có biết bao tác phẩm đã thành công, đi vào tâm khảm của người Việt, để rồi mỗi khi nhắc đến hình tượng người lắnh người ta nhớ ngay đến những con người tài hoa, lãng mạn, hết mình hi sinh về tổ quốc: Tây TiếnỜ Quang Dũng, Đất nước Ờ Nguyễn Đình Thi, Vit Bc Ờ Tố Hữu, Rng xà nu Ờ Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đìnhỜ Nguyễn ThiẦ Cùng viết về người lắnh, song với những rung động khác nhau, với những cảm nhận khác nhau, mỗi một tác phẩm đã tạo nên những hình tượng mang vẻ đẹp rất riêng. Mỗi giai điệu cũng vì thế mà có những cách đi vào lóng người bằng các con đường khác nhau. Một Nguyễn Trung Thành với Rng xà nu nơi những con người Tây Nguyên anh dũng, một lòng hướng đến Đảng, hướng đến Cách mạng, họ là đại diện của nhiều thế hệ người Tây Nguyên anh hùng. Một Nguyễn Thi với Nhng

đứa con trong gia đình, nơi người lắnh là đại diện của những người dân Nam Bộ gan dạ, tình nghĩa, thủy chung với Đảng với nhân dân.

Như vậy, trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, người nghệsĩ đặt tình cảm chủ quan của bản thân vào trong chắnh hình tượng mình xây dựng. Hình tượng nghệ thuật do đó không chỉ phản ánh hiện thực mà còn biểu hiện thái độ chủ quan của người nghệ sĩ đối với hiện thực ấy. Đó chắnh là điểm làm nên sự khác biệt của nghệ thuật và khoa học.

Tác phẩm văn học không chỉ là sự thống nhất giữa yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan mà nó còn là sự thống nhất giữa quá trình tiếp thu và sáng tạo.Trong tiến trình lịch sử văn học, luôn diễn ra quá trình nối tiếp, kế thừa và phát triển những thành tựu giữa các nền văn học, các giai đoạn, các trào lưu văn học với nhau. Thậm chắ kế thừa, tiếp nối và cách tân đó còn thể hiện ở từng tác giả trong cùng một trào lưu hay một dòng văn học, và tác phẩm văn học là biểu hiện rõ nhất của điều đó. Có thể khẳng định rằng quy luật của tiếp thu và sáng tạo là quy luật tất yếu trong văn học.

trong quá trình trưởng thành và phát triển nó còn chịu sự chi phối rất đậm nét của văn học dân gian Việt Nam. Nếu như văn học Trung Quốc là cái nôi chung cho nhiều nền văn học ởphương Đông thì văn học dân gian là cội nguồn gần gũi trực tiếp nhất ảnh hưởng đến văn học Việt Nam trung đại. Chắnh văn học dân gian đã trở thành nguồn mạch mát lành nuôi dưỡng cho nền văn học viết Việt Nam ngày càng khởi sắc. Do đó chúng ta thấy rằng trong văn học trung đại những tác phẩm của các tác gia tên tuổi lại chắnh là những tác phẩm có ảnh hưởng sâu đậm sáng tác dân gian trên cơ sở tiếp thu và sáng tạo như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Du, HồXuân HươngẦ

Truyn Kiu của Nguyễn Du đã tiếp thu thành ngữ, tục ngữ, ca dao của dân gian và đã sáng tạo thêm để nâng nó lên tầm cao mới: ỘHạt mưa sa nghĩ phận hèn/ Liều đêm tấc cỏ quyết đền ba xuânỢ. Những câu thơ trên được Nguyễn Du vận dụng ý thơ từ các câu ca dao:ỘThân em như hạt mưa sa / Hạt vào đài các hạt ra ruộng càyỢ.Trong Truyn Kiu, Nguyễn Du còn vận dụng rất tài tình linh hoạt những câu tục ngữ, thành ngữ, lời ăn tiếng nói của nhân dân như: Ộtrong giá trắng ngầnỢ, Ộrút dây động rừngỢ,Ộthăm ván bán thuyềnỢ, Ộtiếng lành đồn xaỢ,Ộmáu chảy ruột mềmỢ, Ộkiến bò miệng chénỢ,Ộkẻ cắp mà gặp bà giàỢ(tục ngữ); Ộgiết

người không daoỢ, Ộngứa ghẻ hờn ghenỢ, Ộtai vách mạch rừngỢ(thành ngữ),Ầ Điều đó thể hiện rằng vốn văn học dân gian được Nguyễn Du đưa vào truyện Kiều vô cùng phong phú và có ý nghĩa rất lớn trong việc chuyển tải nội dung tư tưởng của tác phẩm. Tác giả không chỉ vận dụng, tiếp thu mà còn sáng tạo nó một cách độc đáo, mang lại những giá trị mới mẻ, sâu sắc.

Đến văn học hiện đại, các tác phẩm cũng được hình thành và phát triển theo quy luật này. Cùng là hình tượng đất nước nhưng mỗi tác giả lại có cái nhìn rất khác nhau. Đất nước của Nguyễn Đình Thi là hình tượng tươi mới, hân hoan trong ngày vui chiến thắng, là vẻđẹp tươi mới của cuộc sống tự do:ỘTrời xanh đây là của chúng ta / Núi rừng đây là của chúng ta / Những cánh đồng thơm mát / Những ngả đường bát ngát / Những dòng sông đỏ nặng phù saỢ. Đến với sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm, hình tượng đất nước đã có sự sáng tạo mới mẻ, tác giả nhìn lại hình tượng này trên nhiều phương diện: văn hóa, lịch sử, địa lắẦ cuối cùng ông khẳng định: ỘĐể

Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân/ Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoạiỢ (Trường ca mặt đường khát vng).

Như vậy, tác phẩm văn học là sự thống nhất giữa tiếp thu và sáng tạo, đọc tác phẩm chúng ta thấy được mối quan hệ gắn bó hữu cơ, có tắnh tất yếu khách quan của nó. Văn học truyền thống tựa như một dòng chảy trong lành, tươi mát nuôi dưỡng cho các tác giả và trong quá trình tắch luỹ, tác phẩm văn học không đứng ở vị trắ học trò trong quan hệ với truyền thống. Vay mượn văn học truyền thống những phương tiện diễn tả khác nhau, từ đó tạo ra những nét mới mẻ, đặc sắc riêng biệt, đậm phong cách tác giả.

1.3. Tác phẩm văn học Việt Nam thuộc chương trình trung học phổthông Ờ những sáng tạo thẩm mỹ tiêu biểu trong lịch sửvăn học Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác phẩm văn học việt nam trong chương trình trung học phổ thông nhìn từ giá trị thẩm mỹ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)