Vẻ đẹp nhiều sắc màu của hình tượng thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác phẩm văn học việt nam trong chương trình trung học phổ thông nhìn từ giá trị thẩm mỹ (Trang 48 - 54)

6. Bố cục luận văn

2.2.1. Vẻ đẹp nhiều sắc màu của hình tượng thiên nhiên

Bước sang đầu thế kỉ XX việc miêu tả thiên nhiên không còn những hình ảnh ước lệ tượng trưng, miêu tả cảnh vật theo quy ước mà thiên nhiên được các tác giả dựa vào hiện thực đời sống thật để miêu tả. Ở phong trào Thơ Mới, đã có những thay đổi rất cơ bản trong việc miêu tảthiên nhiên. Thiên nhiên được coi là một khách thể đặc biệt, được miêu tả rất chân thật, cái đẹp ngoài cuộc sống được các tác giả quan sát rồi tinh tuyển để đưa vào trong thơ ca, đó có thể là bức tranh thôn Vĩ với không gian đẹp, ngập tràn trong nắng sớm, có hàng cau, có khóm trúc, có cả vườn cây trái

thôn Vĩ?/ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên/ Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/ Lá trúc che ngang mặt chữ điềnỢ (Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mặc Tử). Đây là bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, là nơi tác giả yêu thương tha thiết, là sự yêu mến của thi nhân với cuộc sống, với mảnh đất kinh kì hằn in cả một thời hoa mộng. Thôn Vĩ chắnh là thiên nhiên rất riêng của Hàn Mặc Tử, là nơi gắn bó giữa quá khứ và hiện thực nên thôn Vĩ trong thơ rất lạ so với các sáng tác của các nhà thơ khác.

Đâu đó là bắt gặp bức tranh thiên nhiên căng tràn nhựa sống: ỘCủa ong

bướm này đây tuần tháng mật/ Này đây hoa của đồng nội xanh rì/ Này đây lá của cành tơ phơ phất/ Của yến anh này đây khúc tình si/ Và này đây ánh sáng chớp hàng mi/ Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa/ Tháng giêng ngon như một cặp môi gầnỢ (Vi vàng Ờ Xuân Diệu). Tác giả Xuân Diệu tỉ mỉ, cảm nhận bằng nhiều giác quan để cảm nhận bức tranh non tơ, tươi mới và đầy sức sống. Những vần thơ về thiên nhiên của Xuân Diệu rất mới, rất lạ, khác hẳn với lối miêu tả cũ trước kia. Nếu đọc thơ Thế Lữ ta bị cuốn theo hình ảnh suối đào, hạc trắng, kim đồng, ngọc nữ, chốn bồng laiẦ thì đến với Xuân Diệu ông đã Ộđốt cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giớiỢ (Hoài Thanh Ờ Hoài Chân). Đúng vậy, cảnh bồng lai của tiên giới được ngòi bút tài năng của Xuân Diệu đưa về trần gian, phải có một tình yêu mãnh liệt mới có thể thốt lên ỘTháng giêng ngon như một cặp môi gầnỢ.Tác giả yêu mến, thiết tha với cuộc sống, tâm hồn nhà thơ luôn mở rộng giao cảm với đời với mọi người, thiên nhiên chắnh là phương tiện để nhà thơ bày tỏquan điểm, tình cảm của mình.

Cảnh vật nông thôn cũng được miêu tả rất đẹp trong thơ của Nguyễn Bắnh, Anh Thơ. Giữa những cách tân mạnh mẽ của Thơ Mới từ nội dung đến hình thức, giữa những xô bồ hỗn tạp của văn hóa Đông Ờ Tây, người ta vẫn hướng đến một không gian mang bản sắc của người Việt trong thơ Nguyễn Bắnh: ỘNhà em có

một giàn trầu/ Nhà anh có một hàng cau liên phòngỢ (Tương tư). Chắnh những vần thơ về cảnh vật nông thôn của Nguyễn Bắnh minh chứng cho chúng ta một điều: con đường mang tắnh bền vững và sâu sắc nhất là biết thừa kế những giá trị truyền thống của cha ông tự ngàn xưa. Còn với nữ thi sĩ Anh Thơ, ta bắt gặp những hình về miền quê quen thuộc, thơ bà luôn đầy ắp những sự vật. Chỉ riêng

bài Chiu xuân, với 12 câu thơ là 11 hình ảnh thiên nhiên và 1 hình ảnh con người:

Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng/ Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi/

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng/ Bên chòm xoan hoa tắm rụng tơi bời/

Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ/ Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ/ Mấy

cánh bướm rập rờn trôi trước gió/ Những trâu bò thong thảcúi ăn mưa/ Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặn/ Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra/ Làm giật mình một cô nàng yếm thắm/ Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa.

Bức tranh thiên nhiên hữu tình mà Anh Thơ tạo ra được liệt kê, nối tiếp nhau. Toàn bộ tác phẩm là sự liên ứng hài hòa giữa ba mảng không gian: mặt đất, bầu trời và dòng sông. Cách xử lắ không gian của nữ thi sĩ Anh Thơ cho lạ đi bằng cách đặt thêm các hình ảnh không gian khác vào không gian đó. Chắnh sự kết hợp này tạo nên sự mới mẻ, tạo được lực hấp dẫn cho cảnh vật cũ.

Vậy hình ảnh thiên nhiên được các nhà thơ khắc họa một cách tinh tế. Mỗi một cảnh vật đều là tâm huyết của các nhà thơ, nó là lòng yêu quê hương, đất nước thầm kắn, thiết tha và tinh thần dân tộc sâu sắc. Mỗi hình ảnh thiên nhiên là một nét đẹp của quê hương bình dị, nồng hậu và quen thuộc. Thiên nhiên bây giờ là một khách thểđộc lập, là đối tượng của văn chương hướng đến.

Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 -1975 gắn liền với hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, nên những vần thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên ởgiai đoạn này cũng mang dấu ấn của hiện thực chiến tranh. Thiên nhiên sát cánh với con người cả trong lạo động sản xuất và trong chiến đấu:

Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người/ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi/ Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng/ Ngày xuân mơ nở trắng rừng/ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang/ Ve kêu rừng phách đổ vàng/ Nhớcô em gái hái măng một mình/ Rừng thu trăng rọi hoà bình/ Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung/ Nhớ khi giặc đến giặc lùng/ Rừng cây núi đá ta cùng

đánh Tây/ Núi giăng thành lũy sắt dày/ Rừng che bộ đội rừng vây quân thù/ Mênh mông bốn mặt sương mù/ Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

(Vit Bc Ờ Tố Hữu).

nơi che chở, bao bọc khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Thiên nhiên còn là người bạn cùng chịu chung nỗi đau chiến tranh với con người, như cánh rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Rừng xà nu mang trên mình vết thương của chiến tranh, rỉ máu,Ộbị chặt đứt ngang nửa thân mìnhỢ

nhưng vẫn vươn lên mãnh liệt như người dân làng Xô Man:

Cũng có ắt loài cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất

nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn, thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra,

thơm mỡ màngẦTrong rừng ắt có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới gục ngã, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời.

Thông qua cánh rừng xà nu đại ngàn, bạn đọc đã thấy phẩm chất cao quý mà con người nơi đây mang lại: yêu nước, quả cảm, anh dũng và có niềm tin tuyệt đối dành cho Đảng, cho Bác Hồ.

Rồi thiên nhiên lại hòa với niềm vui chiến thắng, độc lập của dân tộc: ỘTin vui chiến thắng trăm miền/ Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về/ Vui từ Đồng Tháp, An Khê/ Vui lên Việt Bắc đèo De, núi HồngỢ (Vit Bc Ờ Tố Hữu), hân hoan khi ta được làm chủ: ỘTrời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta/ Những cánh đồng thơm ngát/ những ngả đường bát ngát/ Những dòng

sông đỏ nặng phù xaỢ (Đất nước Ờ Nguyễn Đình Thi). Thiên nhiên trong giai đoạn này là sự lấp lánh giao thoa của nguồn cảm hứng hiện thực và lãng mạn, lãng mạn và bi tráng, nó là những vần thơ gieo vào lòng bạn đọc một sựtin tưởng cần thiết trong một hoàn cảnh nghiệt ngã.

Có thể nói hình tượng thiên nhiên xuất hiện trong thơ ca kháng chiến đã thoát khỏi những điển cố, thoát khỏi những ước lệ mang tắnh khuôn sáo. Hình tượng thiên nhiên trong giai đoạn này mang hơi thở của cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, chưa lúc nào ta cảm thấy thiên nhiên kì vĩ, lớn lao mà cũng rất đỗi gần gũi, thân thương như trong giai đoạn này.

Song song với cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhân dân miền Bắc còn tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng một cuộc sống mới, con

người mới. Theo tiếng gọi của tổ quốc, bao lớp người đã đến những vùng đất mới, để tiếp tục lao động, chiến đấu. Nguyễn Tuân, người nghệ sĩ tài hoa đã đến với vùng Tây Bắc yêu thương, với con sông Đà dữ dội, hung bạo và thơ mộng, trữ tình. Con sông là biểu tượng cho sức mạnh thiên nhiên mà con người cần phải chinh phục. Vì lẽ đó, thiên nhiên vừa là người bạn ân tình, là kẻ thù ngang sức, để từ đó nhà văn Nguyễn Tuân ca ngợi Ộchất vàng mườiỢ Tây Bắc - bản lĩnh, ý chắ, khát vọng chinh phục thiên nhiên Ờqua hình tượng người lái đò sông Đà tài hoa.

Đằng sau mỗi bức tranh tái hiện là dấu ấn của thời đại, thiên nhiên trong văn học còn mang một vẻ đẹp hồn hậu, vẹn nguyên như nó vốn có qua cái nhìn đầy tắnh sáng tạo của các tác giả: ỘCon sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đất nương xuân.Ợ (Người lái đò sông Đà Nguyễn Tuân) hay vẻ đẹp của con sông Hương được tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường vắ như Ộngười gái đẹp nằm ngủmơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa

đầy hoa dạiỢ (Ai đã đặt tên cho dòng sông). Vẻ đẹp của hai dòng sông chắnh là đại diện cho vẻđẹp của quê hương đất nước, đại diện cho tấm lòng chan chứa tình cảm của tác giả Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Chiến tranh đã đi qua, sau niềm vui chiến thắng con người lại trở về với cuộc sống đời thường, phải đối diện với khó khăn gian khổ, thiếu thốn về vật chất, bộn bề với những ngang trái bất công của cuộc sống hằng ngày. Sau năm 1975, người ta từ giã cái tháp vinh quang trở về với cái dung dị vốn có. Từ chỗ thiên về cái cao cả, phi thường, kì vĩ, đất nước, dân tộc, giờđây nghệ thuật trở về với cuộc sống, với đời tư của mỗi cá nhân trong xã hội. Điểm tựa của giai đoạn này không còn là biến cố lịch sử mà là những chuyện hằng ngày, những quan hệ nhân sinh muôn thuở.

Với cảm hứng đời tư, thế sự sau năm 1975, thiên nhiên trong các tác phẩm này cũng gắn với cảm xúc cá nhân, thấm chất thế sự. Sau những năm tháng chiến tranh, con người dùng hết tình yêu cho quê hương đất nước, đến hôm nay họ về sống với bản ngã của mình, trải lòng để rồi khát khao mãnh liệt tới hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc đời thường.

Đến với những sáng tác của tác giả Nguyễn Minh Châu, nhà văn dù trước hay sau mốc thời gian lịch sử1975 đều bỏ công kiếm tìm những Ộhạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con ngườiỢ, ta nhận thấy thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Thiên nhiên trong sáng tác của ông đôi lúc chỉ là bức nền cho những số phận nhỏ bé bất hạnh, tất cảẩn nấp sau cái vẻ đẹp tuyệt mỹ của tạo hóa. Đằng sau bức tranh Ộđắt

giáỢ,Ộtrời choỢ,Ộbức tranh mực tàu của danh họa thời cổỢ, bức tranh với Ộmũi

thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vàoỢ trong tác phẩm Chiếc thuyn ngoài xa là một câu chuyện nhức nhối của một gia đình làng chài, cảnh tượng đánh đập dã man của người đàn ông đối với vợ mình khiến bất cứ ai cũng phải giật mình. Bức tranh thiên nhiên thứ nhất là buổi bình minh trên biển, khi con thuyền ẩn hiện trong màn sương sớm trên biển bao la, khiến người nghệ sĩ thăng hoa trước cái đẹp của ngoại cảnh. Nhưng khi con thuyền cập vào bờ, đằng sau cảnh đẹp ảo huyền đó là cả một nỗi bất hạnh của những con người khốn khó bởi cuộc sống sau chiến tranh. Cũng từ bức tranh thiên nhiên đó, bạn đọc mới thấy vấn đề của cuộc sống luôn phức tạp hơn so với việc ngắm nhìn một bức tranh, đằng sau hình tượng thiên nhiên tuyệt hảo là nỗi niềm sâu sắc của tác giả dành cho cuộc đời. Nhà văn muốn gửi đến một thông điệp cũng là quan niệm sáng tác: đối tượng phản ánh của văn học không chỉ là vẻ đẹp của ngoại cảnh mà còn là cuộc đời thực, dù cuộc đời đó chứa đầy những bất công ngang trái. Và trách nhiệm của người nghệ sĩ không phải chỉthăng hoa trước vẻđẹp của ngoại cảnh mà còn phải biết lăn xả vào cuộc đời, phản ánh vào tác phẩm, bênh vực cái yếu, chống lại cái xấu, cái ác.

Thiên nhiên bao giờ cũng đẹp, bức tranh thiên nhiên trong văn học hiện đạikhông mang vẻđẹp mực thước, khuôn khổ, mà nó là bức tranh đa màu, đa sắc. Trong văn học hiện đại, ta không còn bắt gặp những hình ảnh mang tắnh ước lệ, mà ở đó thiên nhiên sống động, lúc là thiên nhiên tươi đẹp căng tràn nhựa sống, lúc lại mang vẻ đẹp bất khuất khi thiên nhiên cùng con người chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc, rồi lại lắng mình nghe những câu chuyện rất thường, rất giản dị nhưng cũng vô cùng sâu sắc. Thiên nhiên trong văn học hiện đại dần

dần đã thoát li hoàn toàn khỏi vẻ đẹp mực thước của văn học trung đại đồng thời khoác lên mình một diện mạo mới vô cùng riêng biệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác phẩm văn học việt nam trong chương trình trung học phổ thông nhìn từ giá trị thẩm mỹ (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)