6. Bố cục luận văn
2.1.1. Vẻ đẹp cổ điển của hình tượng thiên nhiên
Thời trung đại, con người sống dựa nhiều vào tự nhiên, khai thác tự nhiên, vì thếthiên nhiên và con người luôn có sựtương hợp, gắn bó máu thịt, có sựtương tác lẫn nhau và hợp nhất với nhau. Thiên nhiên và vũ trụ là trung tâm, còn con người là bộ phận nhỏ, những hành động của con người phù hợp với một hệ thống lớn hơn. Do
đó, tất cảphương diện của con người phải phù hợp với tự nhiên từ cảm quan, sinh lắ, dục vọng đến hoạt động chắnh trị, luân lắ và đạo đức xã hội. Ngược lại, thiên nhiên cũng mang ý nghĩa về mặt chắnh trị, đạo đức.
Như vậy, thiên nhiên trong văn học trung đại chưa được khám phá với những giá trị tựthân, chưa thực sựlà đối tượng hiện thực của văn học. Ởgiai đoạn văn học này, người ta tìm đến với thiên nhiên và xem thiên nhiên như là một tư liệu để ngụ tình hay giáo huấn đạo đức: ỘThu ăn măng trúc, đông ăn giá/ Xuân tắm hồ sen, hạ
tắm aoỢ(NhànỜ Nguyễn Bỉnh Khiêm). Các tác giả bắt đầu lối sống đắm mình trong vẻ đẹp của trời đất, mùa nào thức ấy, rất giản dị nhưng cũng rất thanh cao. Cuộc sống về với thiên nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm và các nhà thơ ở giai đoạn này tiêu biểu cho quan niệm Ộđộc thiện kỳ thânỢ của các nhà nho, có nét gần với triết lắ Ộvô viỢ của đạo Lão, Ộthoát tụcỢ của Phật giáo. Họ yêu thiên nhiên bằng cả tấm lòng, họ trân trọng từng cái cây ngọn cỏ, họ thể hiện tình cảm ấm áp, đồng thời cũng thể hiện sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên, hòa chung vào nhau thân tình giống như tri âm, tri kỉ: ỘRượu đến cội cây ta sẽ uống/ Nhìn xem phú quý tựa chiêm baoỢ (NhànỜ Nguyễn Bỉnh Khiêm).
Chắnh bởi con người và thiên nhiên gắn kết chặt chẽ với nhau nên sự vận động, luân chuyển bốn mùa của tự nhiên cũng gây nên cảm xúc của con người:
ỘXuân khứ bách hoa lạc/ Xuân đáo bách hoa khaiỢ (Cáo tật thị chúng Ờ Mãn Giác Thiền Sư). Hình ảnh thiên nhiên trong bài kệ diễn tả quy luật của tự nhiên, cây cối biến đổi theo thời gian. Nhà thơ nói Ộhoa rụngỢ trước, Ộhoa nởỢ sau để khẳng định kiếp luân hồi của tự nhiên, đồng thời cho thấy thái độ xót xa, cô đơn buồn đau khi con người không thể luân hồi chuyển kiếp giống như cội cây. Sự luân chuyển tuần hoàn của tự nhiên còn được tác giả khái quát thành mô hình thịnh suy, bĩ thái để nhận thức rõ hơn cuộc sống con người theo quy luật khổ tận cam lai: ỘMạc vị xuân tàn hoa lạc tận/ Đình tiền tạc dạ nhất chi maiỢ. ỘCành maiỢ mang ý nghĩa biểu trưng rất lớn, hình ảnh cánh mai vàng rung rinh trước sân cho bạn đọc thấy một sức sống mãnh liệt, nó vượt lên cái quy luật sống Ờ chết, thịnh Ờ suy của cuộc đời để thể hiện cái tinh thần lạc quan bất biến của con người. Không chỉ phản ánh thời đại, thiên nhiên còn là nơi trút bầu tâm sự, bộc lộ nỗi
niềm của con người: ỘGà eo óc gáy sương năm trống/ Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên/ Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xaỢ (Chinh phụ ngâmỜ Đặng Trần Côn). Thiên nhiên xuất hiện mang theo nỗi niềm tâm sự vì thế thiên nhiên ở đây chỉ là Ộphất phơ rủ bóngỢ chứ không phải là thiên nhiên đầy sinh khắ như hình ảnh Ộtán rợp giươngỢ trong bức tranh mùa hè của nhà thơ Nguyễn Trãi, nó đã bị tâm trạng u uất của người chinh phụ phủnên thiên nhiên cũng như một sinh thể có hồn, biết buồn, vui, oán trách, lo lắng, sầu thảm, cô đơn bởi Ộcảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờỢ (Nguyễn Du).
ỞTự tình II, nhà thơ Hồ Xuân Hương cũng vẽ lên một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng đó là vẻ đẹp của nỗi sầu lẻ bóng: ỘChén rượu hương đưa say lại tỉnh/ Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn/ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc
chân mây đá mấy hònỢ.Hình ảnh thiên nhiên được Xuân Hương miêu tả nhằm giãi bày tâm sự, trút bỏ những ưu tư không thể nói thành lời. Tâm trạng của nữ thi sĩ hòa trong cảnh trăng, nhưng là trăng Ộkhuyết chưa trònỢ, tuổi xuân của người con gái sắp qua đi nhưng tình duyên vẫn chưa vẹn tròn. Đồng thời, nhà thơ cũng khẳng định sức sống tiềm tàng mãnh liệt của những vật nhỏ bé, mà từđó, bạn đọc có thể liên tưởng đến một nàng Xuân Hương dám mang tấm thân mỏng manh của mình ra chống chọi với toàn bộ lễ giáo phong kiến đương thời.
Cùng với sự gắn bó đến mức trở thành tri âm, tri kỉ của con người thì tắnh chất khuôn mẫu cũng là một đặc điểm không thể thiếu được của thiên nhiên trong văn học trung đại. Trong văn học trung đại, đã nhắc đến thiên nhiên thì người ta nghĩ ngay đến Ộtùng, trúc, cúc, maiỢ - những loài cây đại diện cho những nét đẹp cao quý của người quân tử. Trong bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi ta bắt gặp một số loài cây tiêu biểu, tuy không phải là Ộtùng, trúc, cúc, maiỢ nhưng đó cũng là những loài cây được dùng để biểu thịkhát khao, ước muốn của con người: ỘRồi hóng mát thuở ngày
trường/ Hòe lục đùn đùn tán rợp giương/ Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ/ Hồng
liên trì đã tiễn mùi hươngỢ (Cảnh ngày hè). Theo văn hóa phươngĐông, ỘhòeỢ là
loài cây lộc đại diện cho sự giàu sang may mắn. Người xưa thường trồng loài cây này trước nhà để mong con cháu thành danh, vinh hiển. Còn cây Ộthạch lựuỢ tượng trưng cho đa phúc, đa tử mang lại nhiều may mắn, tốt lành. Riêng Ộhoa senỢ là loài
hoa nhân sinh thể hiện nhân cách cao đẹp của con người. Ba loài cây trong bài thơ tượng trưng những khát vọng đẹp của con người: khát vọng con cháu thành danh, gặp may mắn, sung túc và quyết giữ phẩm giá thanh cao. Như vậy, để thể hiện khát vọng thanh cao của mình, tác giả đã dụng công vẽ lên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp để gửi gắm tâm tư, tình cảm.
Vẻ đẹp cổ điển của thiên nhiên trong văn học trung đại còn được thể hiện qua bức tranh bốn mùa mang tắnh ước lệ cao. Mùa xuân thường phải có lan, mai, chim oanh, ong bướm:ỘMạc vị xuân tàn hoa lạc tận/ Đình tiền tạc dạ nhất chi maiỢ (Cáo tật thị chúng Ờ Mãn Giác Thiền Sư). Mùa hè phảicó hoa sen, lựu, chim cuốc, tiếng ve kêu: ỘThạch lựu hiên còn phun thức đỏ/ Hồng liên trì đã tiễn mùi hươngỢ (Cảnh ngày hè Ờ Nguyễn Trãi). Mùa thu phải có hoa cúc vàng, lá ngô đồng, tiếng thu xào xạc: ỘAo thu lạnh lẽo nước trong veo/ Một chiếc thuyền câu bé tẻo teoỢ (Thu điếuỜ Nguyễn Khuyến)... Và mùa đông nhất thiết phải có tùng, trúc, gió heo may, tiếng chim nhạn kêu: ỘThuởlâm hành oanh chưa bén liễu/ Hỏi ngày vềước nẻo quyên ca/
Nay quyên đã giục oanh già/ Ý nhi lại gáy trước nhà lắu loỢ (Chinh phụ ngâm- Đặng Trần Côn, Đoàn ThịĐiểm).
Khung cảnh thiên nhiên hiện lên thật sinh động với âm thanh của tiếng Ộquyên
caỢ, tiếng lắu lo của Ộý nhiỢ như vội vã, như gấp gáp. Nàng nhớ đến lúc chồng ra đi vào mùa đông (oanh chưa bén liễu), hẹn ngày về vào mùa hè (ước nẻo quyên ca). Vậy mà khi hè tàn (quyên giục oanh tàn), lại tới mùa xuân năm sau (ý nhi lại gáy), người chồng của nàng vẫn bặt tin. Đó là sự cảm nhận vòng tuần hoàn của thời gian qua hình ảnh các loài chim biểu tượng của các mùa, sự chờđợi, ngóng tin chồng của chinh phụ dai dẳng, kéo dài hết mùa này sang mùa khác.
Như vậy, hình tượng thiên nhiên trong văn học trung đại luôn mang vẻ đẹp cổ điển, nó là đối tượng để các tác giả bày tỏ nỗi lòng, phản ánh thời đại. Thiên nhiên luôn được tái hiện bằng cảm xúc dạt dào, tình cảm lắng sâu của nghệ sĩ. Đọc những tác phẩm thuộc văn học trung đại, thông qua vẻ đẹp cổ điển của thiên nhiên ta như nghe thấy hơi thở nhịp điệu tâm hồn, đồng thời thấu được tâm hồn sáng láng, nhân cách cao cả, phong thái tự tại của chắnh nhà thơ, nhà văn giữa chốn đời bụi bặm.