Vẻ đẹp văn chương Việt qua các tác phẩm văn học Việt Nam thuộc chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác phẩm văn học việt nam trong chương trình trung học phổ thông nhìn từ giá trị thẩm mỹ (Trang 39 - 41)

6. Bố cục luận văn

1.3.2. Vẻ đẹp văn chương Việt qua các tác phẩm văn học Việt Nam thuộc chương

chương trình trung học ph thông

Như chúng ta đã biết, các tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình trung học phổ thông có thể bồi dưỡng cho học sinh tình yêu tiếng Việt, văn học, văn hóa; tình yêu gia đình, thiên nhiên, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chắ tự lập, tự cường; lắ tưởng xã hội chủ nghĩa, tinh thần dân chủ, nhân văn; giáo dục cho học sinh trách nhiệm công dân, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức tôn trọng và phát huy các giá trịvăn hóa. Những tác phẩm vănchương từvăn học dân gian đến văn học hiện đại được đưa vào chương trình, ngoài mục đắch tự thân của môn học cung cấp một vốn văn hóa tối thiểu cho mỗi công dân, thì mục đắch góp phần bồi đắp lắ tưởng, đạo đức và lối sống là hết sức quan trọng, những tác phẩm văn học Việt Nam cũng chắnh là nơi lưu giữ vẻđẹp văn chương Việt.

Văn học viết thời Trung đại với những tác phẩm quan trọng như Nam quốc Sơn

Hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng Giang phú, Bình Ngô đại cáoẦbồi đắp lòng yêu nước,

tinh thần tự hào dân tộc. Các tác phẩm thơ chữ Hán thời Lắ - Trần, thơ của Nguyễn Trãi,

Truyn kì mn lc của Nguyễn Dữ, Truyn Kiu của Nguyễn Du, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, HồXuân Hương, Ầ bồi dưỡng tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên, tinh thần nhân đạo, lối sống thanh cao, phê phán những mặt trái của xã hộiẦ luôn là nguồn dưỡng chất dồi dào cho nhân cách người đọc. Qua tiếp xúc với các tác phẩm người đọc cảm nhận được một thời kì văn học đặc sắc với những đặc điểm rất riêng. Nó là nơi kết tụ của tinh thần yêu nước, giá trịnhân đạo của dân tộc, nơi tài năng của các tác giả Việt tỏa sáng một cách xuất sắc. Cũng chắnh giai đoạn này đã mang đến những tác phẩm kinh điển mang dấu ấn riêng của văn chương Việt (Truyn Kiu) nâng văn học Việt lên một tầm cao mới. Chữ Nôm xuất hiện đánh dấu bước ngoặt mới cho văn học Việt. Các thể loại mới (hát nói), thểthơ dân tộc (lục bát) phát triển mạnh mẽ, thểthơ song thất lục bát xuất hiện như một luồng gió mới cho văn học bấy giờ.

Trong khi đó, các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại phong phú, đa dạng, vừa mang màu sắc mới. Tiêu biểu là các tác phẩm văn học thuộc phong trào Thơ Mới đã được chọn lọc đưa vào chương trình NgữVăn trung học phổ thông mang đến những cách tân rất lớn cả về mặt nội dung và hình thức. Vì thế, các nhà phê

bình nhận xét phong trào Thơ Mới là cuộc Ộnổi loạn của ngôn từỢ, thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bắnh, truyện ngắn, tiểu thuyết của Nguyễn Tuân, Nam Cao, Vũ Trọng PhụngẦ được bạn người đọc yêu thắch bởi sự uyển chuyển, mềm mại của ngôn ngữ. Đây cũng chắnh là điểm khởi sắc và đáng tự hào của của ngôn ngữ Việt.

Sau Thơ Mới, thế hệnhà văn Ờ chiến sĩ trong văn học cách mạng Việt Nam cũng đã mang đến thành tựu mới. Họ hăng hái bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, để lại những tác phẩm xứng đáng là những mốc son về lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng,tạo nên một sinh khắ mới của nền văn chương cách mạng. Các tác phẩm thuộc giai đoạn này là những thước phim lưu giữ không khắ thời đại, nội dung và hình thức phù hợp với nhu cầu của thời đại, mang vẻđẹp tự lực, tựcường, tinh thần đoàn kết của cả dân tộc Việt Nam.

Sau năm 1975, văn học không còn phục vụ chiến đấu mà hướng về phản ánh những nhu cầu rất đời thường con người. Văn chương giai đoạn này không còn tiếng kèn xung trận mà thay vào đó là hơi thở của cuộc sống. Đó có thể là trăn trở với cuộc sống ấm no, hạnh phúc của các tác giả đương thời, là nhưng ưu phiền về cuộc sống chưa được giải tỏa.Tác phẩm giai đoạn này phần nào nói nên nhu cầu bức thiết của cuộc sống, đi sâu khai thác tâm trạng của con người và văn học là nơi phản ánh, chất chứa những tâm tư tình cảm của con người lúc bấy giờ. Đó là tắnh bức thiết của con người khi phải xoay quanh vấn đề cơm áo trongChiếc thuyn xacủa Nguyễn Minh Châu, Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang VũẦ

Như vậy, có thể nói, các tác phẩm văn học Việt Nam trong chương trình THPT đều là những tác phẩm tiêu biểu của từng giai đoạn văn học. Nó là những tác phẩm đặc sắc, đại diện tiêu biểu của văn học Việt về cả nội dung và hình thức. Các tác phẩm ấy chắnh là nơi hội tụ của vẻđẹp văn học Việt, xứng đáng để tự hào, trân quý.

Chương 2

GIÁ TRỊ THẨM MCỦA THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM

THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩađời sống, thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình. Nhưng khác với các nhà khoa học, nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lắ, mà bằng hình tượng. Theo T điển thut ngvăn học, hình tượng nghệ thuật Ộlà sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và cải tạo hiện thực theo quy luật của nghệ thuậtỢ. Hình tượng nghệ thuật chắnh là các khách thể đời sống, nó có thể là một đồ vật, thiên nhiên hay một sự kiện xã hội. Nhưng nói tới hình tượng nghệ thuật người ta thường nghĩ tới hình tượng con người, bao gồm cả hình tượng một tập thể người (như hình tượng nhân dân hoặc hình tượng Tổ quốc) với những chi tiết biểu hiện cảm tắnh phong phú phảng phất tâm trạng của tác giả, của thời đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác phẩm văn học việt nam trong chương trình trung học phổ thông nhìn từ giá trị thẩm mỹ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)