6. Bố cục luận văn
2.3.2. Phê phán cái xấu cũng là khẳng định cái đẹp
Văn chương là nghệ thuật sử dụng chất liệu ngôn từđể xây dựng hình tượng. Và văn học chân chắnh phải là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện đời sống con người cũng như cái nhìn sâu sắc, mới lạ của nhà văn về thực tại ấy. Tư tưởng của tác giả được kết đọng ở tầng sâu văn bản, tình cảm được thể hiện sâu sắc qua những hình tượng, ngôn từ thể hiện qua một bút pháp tài hoa, tất cả những điều đó làm nên một tác phẩm đi sâu vào lòng người. Cái xấu là những phương diện
tiêu cực, có tác hại xấu đến đời sống.Cái đẹp là những giá trị, những hiện tượng có tắnh thẩm mỹ cao nhất, làm đẹp, làm tốt hơn cho con người cũng như xã hội. Và quy luật của văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung là luôn luôn hướng đến cái đẹp. Ngay cả khi tác phẩm văn học nói về cái xấu cũng để nói vềcái đẹp. Phải thừa nhận rằng, trong lịch sử văn chương có những tác phẩm viết về cái đen tối, cái tiêu cực nhưng vẫn có sức sống cao bởi ẩn đằng sau cái xấu xa ấy là cái tốt, cái đẹp mà con người luôn tìm kiếm.
Trước hết văn học phản ánh đời sống của con người. Các-Mác quan niệm: ỘSự
tồn tại của mọi người chắnh là quá trình sống thực tế của họỢ. Trong Ộquá trình sống thực tếỢ của xã hội có tồn tại cái xấu.Văn học, với tư cách là một hình thái ý thức, không bỏ qua sựỘphản chiếuỢ, ghi lại cuộc sống ở cả mặt tối của cuộc sống, coi mặt tối là một phạm trù đáng đểnói đến, đáng được khai thác.
Mặt khác, theo nhà văn M. Gorki thì ỘVăn học là nhân họcỢ. Trong bản chất Ộnhân họcỢ ấy, văn chương chú ý đến thể nghiệm, khám phá con người tự nhiên, con người với những mong muốn, khát vọng nhân bản cũng như những đặc trưng tâm lắ bản năng. Trong con người ởgóc độỘtựnhiênỢ, trong tắnh cách thiên nhiên của nhân loại cũng ẩn tàng mầm mống của cái xấu, của lòng đố kị, tắnh ắch kỉ. Vậy cái xấu, cái ác tồn tại trong văn chương là điều không thể phủ nhận.
Khi phản ánh những Ộgóc khuấtỢ, những phương diện tiêu cực của đời sống con người, đểcó được những sản phẩm nghệ thuật chân chắnh, nhà văn phải đứng ở đỉnh cao của lắ tưởng thẩm mỹđể soi chiếu. Nhà văn lấy tâm hồn cao đẹp của mình để nhìn vào bóng tối, vạch trần nó, phán xét nó.Bằng cái nhìn của lắ tưởng thẩm mỹ, người cầm bút mới có khả năng khai thác sâu sắc cái xấu. Hơn thế nữa, càng là những nhân cách cao cả, những tâm hồn cao đẹp, con người ta càng nhạy cảm với cái đen tối, cái xấu xa.
Ở một góc độ khác, cần phải nhớ rằng, một trong bốn biểu hiện quen thuộc nhất của chủ nghĩa nhân đạo là lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp lên quyền sống, lên thân phận con người. Một trong những nội dung quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo là phê phán cái xấu, cái ác. Những tác phẩm văn chương chân chắnh thường không thể thiếu được sự kết tinh của chủ nghĩa
nhân đạo. Do vậy, nếu viết về cái xấu cũng là để công kắch nó. Quan trọng hơn, là thể hiện khát vọng về cái thiện, cái đẹp.
Có thể nói, văn chương chân chắnh từxưa đến nay, ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể hiện khát vọng vềcái đẹp, cái thiện của con người.Văn học chân chắnh qua bao thời đại vẫn giữ nguyên lập trường về cái xấu, cái ác.Không bao giờ và không ởđâu cái xấu, cái ác lại được đề cao, trân trọng. Văn chương trung đại đã có biết bao bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác của quân xâm lược và ngợi ca tinh thần yêu nước, hi sinh vì độc lập dân tộc của quân và dân ta như Bình Ngô đại cáocủa Nguyễn Trãi: ỘNướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống
dưới hầm tai vạỢ. Những tội ác mà Ộtrúc Lam Sơn không ghi hết tộiỢ ấy, nghìn đời không thể dung thứ. Và tác giả của áng Ộthiên cổhùng vănỢ đã thể hiện rất rõ thái độ căm hận đối với tội ác quân thù. Cái khát vọng bình yên, no ấm cho nhân dân, khát vọng tự do cho dân tộc đã được tác giả thể hiện một cách sinh động và sâu sắc.
Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng có hai tuyến nhân vật. Một bên là Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, bên kia là Mã Giám Sinh, Tú Bà, SởKhanh, Ưng KhuyểnẦ Cuộc đời Kiều tài hoa bạc mệnh tủi nhục, đau khổ vô cùng cũng là do sự vô nhân tắnh, độc ác của một loạt những kẻ xấu. Mối tình với Kim Trọng tan vỡ, Từ Hải bị hại, Kiều phải hứng chịu Ộbiết bao gió dập sóng dồnỢ. Bằng
Truyện Kiều, Nguyễn Du lên án xã hội phong kiến thối nát, xấu xa và bày tỏ lòng đồng cảm, xót thương với con người tài hoa, bạc mệnh. Khát vọng về cái thiện, cái đẹp đã góp phần giúp cho đại thi hào Nguyễn Du có được một cái nhìn vô cùng nhân văn như vậy.
Văn học chiếm lĩnh thế giới qua con đường khám phá, cắt nghĩa và lắ giải các hiện tượng đời sống. Nam Cao, một cây bút xuất sắc khác của chủ nghĩa hiện thực rất thành công trong vấn đề này. Nam Cao luôn nhìn thẳng vào các vấn đề đời sống và con người thuộc về cái xấu, cái ác nhưng là để tìm ra nguyên nhân của sự tha hóa ấy. Ngòi bút của ông như lưỡi dao của nhà giải phẫu, lách sâu vào từng nhân vật, khám phá con người bên trong con người.Cả đời văn Nam Cao cứ đau đáu nhìn vào vấn đề nhân cách. Tài năng của ông kết tinh rực rỡ nhất ở hình tượng Chắ Phèo Ờ một tên lưu manh, một thằng quỷ dữ, thằng đầu bò gieo rắc bao
nhiêu tai họa cho người dân làng Vũ Đại nhưng lại biết khao khát làm người. Miêu tả quá trình lưu manh hóa và bị cự tuyệt quyền làm người của Chắ Phèo, Nam Cao dõng dạc cất lên tiếng nói lên án xã hội ăn thịt người vô nhân và vô luân. Chỉ ra bản chất tốt đẹp của phần lương thiện cuối cùng trong cuộc đấu tranh giữ lại nhân tắnh của Chắ, Nam Cao trân trọng khát vọng lương thiện và cất cao tiếng nói bênh vực nhân phẩm, bảo vệ quyền sống cho những con người bị dập vùi tàn nhẫn bởi chế độ xã hội bất công và bất nhân.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu ra đời năm 1983, trong thời kì văn học Việt Nam đang bắt đầu chuyển mình, từ quỹ đạo chiến tranh, trở về với cuộc sống đời thường. Truyện viết về đời sống của những người lao động nghèo thời kì đất nước mới ra khỏi lửa đạn. Trong giai đoạn ấy, bóng đen thực dân, đế quốc đã không còn, nhưng lại có những bóng đen khác đang đè nén con người. Nhà nhiếp ảnh Phùng tận mắt chứng kiến cảnh một người chồng đánh vợ mình bằng chiếc thắt lưng một cách tàn bạo. Lão chồng quật liên tiếp vào lưng vợ, vừa đánh vừa nghiến răng ken két, vừa đánh vừa nguyền rủa: ỘMày chết đi cho ông nhờ! Chúng mày chết đi cho ông nhờỢ. Nhưng không phải chỉ một lần, người đàn bà còn bị đánh ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng.
Điểm sâu sắc của Nguyễn Minh Châu là cắt nghĩa, lắ giải cái xấu này. Cụ thể, qua tác phẩm, nhà văn đưa ra ba lắ do. Thứ nhất là cái khổ. Đến mùa bão, cả gia đình toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối. Chắnh người vợ nói rằng cứ khi nào cảm thấy khổ quá là lão lôi chị ra đánh.Thứ hai là sự bế tắc.Vì không biết giải quyết cái khổ thế nào nên lão đàn ông phải tìm cách giải tỏa.Đánh vợ như một sự giải tỏa đối với anh ta.Như những người khác thì uống rượu.Nhưng uống rượu cũng chỉ là sự bế tắc. Quan trọng nhất là lắ do thứ ba này là sự u mê về ý thức làm người. Trong hoàn cảnh gian khổ khó khăn, đáng ra cả gia đình phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Đằng này họ lại hành hạ nhau. Bởi gã đàn ông đó cả đời lênh đênh trên biển, xa cách khỏi xã hội, hắn không hiểu thế nào là sống cho ra con người. Từ sự
cắt nghĩa, lắ giải đó, Nguyễn Minh Châu đề nghị một cái nhìn thẳng thắn vào tình trạng xã hội. Qua đó, thể hiện mong muốn cải tạo đời sống con người trước hết là làm cho no ấm đời sống vật chất. Sau đó hướng đời sống tinh thần, đến cái thiện, cái đẹp.
Có thể nói văn học viết về cái xấu còn là trên góc độ những nạn nhân của chúng. Tức là khai thác mâu thuẫn giữa cái đen tối và cái tốt đẹp cũng như với thân phận con người. Từ việc chỉ ra cái xấu, cái ác và sự xâm hại của nó đến cái đẹp, đến những giá trị cao cả, văn học đem đến cho con người cảm nhận về cái bi. Cái bi cũng hướng tâm hồn con người đến cái đẹp, cái thiện. Từ góc độ mỹ học, có thể nói, cái xấu, cái ác cũng là một phần tạo nên cái thẩm mỹ, là mặt biện chứng của cái đẹp. Cố nhiên, nói về cái xấu cũng chỉ nhằm thể hiện khát vọng về cái đẹp, cái thiện. Nếu viết về cái tiêu cực mà không có điểm tựa lắ tưởng thẩm mỹ và nhất là định hướng thẩm mỹ, tác phẩm sẽ rơi vào chủ nghĩa tự nhiên hoặc chủ nghĩa dung tục. Chức năng thẩm mỹ là chức năng quan trọng nhất của văn chương, nó làm cho nghệ thuật trở thành hoạt động tinh thần không thể thay thế được. Nhà văn phải có con mắt tinh đời để phát hiện ra bản chất cuộc sống, những bản chất không hiện lộ ra ngoài ở những điều dễ thấy. Nhà văn cần phải có tài năng để xây dựng một thế giới hình tượng hấp dẫn và có tâm huyết để phản ánh đúng sự thật cuộc sống mà không thoát li, ảo tưởng. Các nhà văn đã có cái nhìn đúng đắn về văn học. Không từ chối mà dấn sâu vào cái xấu, lột tả nó một cách thấm thắa để người đọc có thể nhận ra và khao khát loại bỏ. Nếu văn học chỉ đơn thuần làm lan truyền nỗi buồn, sự tuyệt vọng đến người đọc thì quả thực là đáng buồn. Văn học phải là ngọn hải đăng định hướng cho người đọc đến với chân lắ. Dĩ nhiên ta vẫn cần những áng văn đẹp đẽ giúp ta nhận thức về cái hay của thế giới, giúp ta sống lạc quan và yêu cuộc đời hơn. Nhưng văn học, đôi khi cần thứ thuốc đắng dã tật. Nhà văn có lẽ đã tìm ra con đường cho nghệ thuật chân chắnh của mình. Người đọc hãy hiểu họ và đến với văn chương với tấm lòng chân thực.
học phổ thông luôn mang một giá trị thẩm mỹ tiêu biểu. Nó có thể là vẻ đẹp khuôn mẫu mực thước trong các tác phẩm truyền thống; là sự đa dạng, phong phú ở hình tượng thiên nhiên và hình tượng nhân vật trong các tác phẩm hiện đại; hay đâu đó ta lại thấy phạm trù cái xấu xuất hiện bên cạnh cái đẹp, đồng thời tôn vinh giá trị của cái đẹp. Dù các tác phẩm biểu thị giá trị nào thì cuối cũng vẫn là hướng học sinh đến với sự hoàn thiện bản thân, đồng thời vươn tới chân Ờ thiện Ờ mỹ.
Chương 3
GIÁ TRỊ THẨM MỸ CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN
TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC VIỆT NAM
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 3.1. Vẻ đẹp cổ điển của các phương thức thể hiện trong tác phẩm văn học trung đại
Các phương thức thể hiện trong tác phẩm văn học thường hết sức phong phú, đa dạng, gắn liền với tài năng sáng tạo độc đáo của nhà văn. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung vào ba phương thức cơ bản trong sáng tác văn học nói chung là ngôn ngữ, kết cấu và thể loại.
3.1.1. Ở ngôn ngữ
Văn chương là nghệ thuật ngôn từ, là bản hòa tấu vang lên từ các loại âm thanh ngôn ngữ. Khi nhắc đến một tác phẩm không thể không nhắc đến ngôn ngữ. Điều đó cho thấy ngôn ngữ là rất quan trọng, qua ngôn ngữngười nghệsĩ xây dựng nên hình tượng, chở tư tưởng nghệ thuật đến với bạn đọc. Bằng tài năng của người nghệ sĩ, ngôn từđược sắp xếp, chọn lọc, được gọt dũa để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật mà qua đó bộc lộđược tư tưởng tình cảm của tác giả.Tác phẩm văn học là nơi tập trung sự hàm súc, tinh tế, vi diệu nhất của ngôn ngữ.
Đối với văn học trung đại, ngôn ngữ văn học được coi là hiện tượng nghệ thuật trung đại, một trình độ của ngôn ngữ văn học dân tộc. Ngôn ngữ văn học của một thời kỳ lớn gắn với đặc trưng của thời ấy, là tấm gương phản chiếu đời sống tâm lý, xã hội một thời, là tấm gương phản chiếu gần xa ý thức thẩm mỹ, luân lý, chắnh trị thời ấy. Tuy nhiên, ngôn ngữ văn học trung đại luôn có những đặc điểm rất riêng như tắnh song ngữ, tắnh ước lệẦvv.
Trong thời kỳ Bắc thuộc, tiếng Việt chịu ảnh hưởng sâu rộng của tiếng Hán, chữHán, văn hoá Hán.Trong thời kỳ xây dựng quốc gia độc lập nhà nước phong kiến đã sử dụng tiếng Hán làm công cụ chắnh trị tư tưởng, bên cạnh tiếng mẹ đẻ vẫn được sử dụng vào đời sống hàng ngày.Tình hình đó tạo thành hiện tượng song ngữ, văn học song ngữ của thời trung đại Việt Nam, như của nhiều dân tộc
khác.Trước thế kỷ X chữ Hán được đọc như tiếng Tàu, một tiếng nước ngoài. Sau thế kỷ thứ X tiếng Hán ở ta được đọc theo âm Hán Việt, mất dần tư cách một ngoại ngữ, để trở thành một thứ tiếng nằm trong Ộquỹđạo của quy luật âm và ngữ
âm lịch sử tiếng ViệtỢ và văn học chữ Hán của các nhà văn Việt Nam là một bộ phận của văn học Việt Nam.
Hai thứ tiếng và hai bộ phận văn học đáp ứng hai nhu cầu của đời sống xã hội: Khi bàn đến chắnh sự, lý tưởng, lịch sử, luân lý, thơ phú người ta biểu đạt bằng chữ Hán, khi biểu đạt những cảm xúc hàng ngày, các hiện tượng đời sống, người ta dùng tiếng Nôm, chữ Nôm. Trong việc biểu đạt các tư tưởng về chắnh trị, luân lý, đạo đức của tiếng Hán, tiếng Nôm đã không phát triển để biểu đạt các phương diện ấy. Mặt khác, tiếng Hán được tiếp thu chủ yếu qua thư tịch, kinh, sử, văn chương cũng không đủ để diễn đạt các trạng thái đời sống hàng ngày. Do đó việc phát triển tiếng Việt, chữ Nôm, văn học Nôm là một điều tất yếu. Đó là lý do khiến cho hai bộ phận văn học tồn tại song song, không bộ phận nào thôn tắnh được bộ phận nào, mặt khác chúng lại thâm nhập vào nhau. Tất nhiên, chủ yếu là văn học Nôm tiếp thu tiếng Hán, Việt hoá nó để làm phong phú bản thân mình. Ảnh hưởng ngược lại rất hiếm, và chủ yếu là sau khi địa vịvăn học tiếng Việt đã được khẳng định và đề cao.
Tắnh chất song ngữ không chỉ thể hiện ởhai dòng văn học Hán và Nôm tách biệt, mà còn thể hiện ở sự xâm nhập, pha trộn của văn Hán và Nôm. Có tác phẩm lời văn vừa Hán vừa Nôm.Có tác phẩm Nôm xen câu đối Hán, có tác phẩm nhan đề là Hán mà tác phẩm lại là Nôm.Có khi từ Nôm là dịch từ Hán, phải truy gốc Hán mới rõ nghĩa.
Với yếu tố Hán, nhà thơ, nhà văn sử dụng trong trường hợp thể hiện những gì nghiêng về cái cao cả, tao nhã. Các tác giả sử dụng các yếu tố ngôn ngữ Hánthông qua cách dùng những điển tắch, điển cố và thi liệu Hán học. Chẳng hạn trong lời của Thuý Kiều, khi nói với Từ Hải tác giả sử dụng yếu tố ngôn ngữ Hán vì Từ Hải là một người