6. Bố cục luận văn
2.1.2. Vẻ đẹp khuôn mẫu của hình tượng nhân vật
Trung tâm của văn học là con người nên con người cũng chắnh là đối tượng thẩm mỹ thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống. Người sáng tác luôn là người vận động, suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người. Nhân vật trong tác phẩm văn học được tác giả sáng tạo cũng là để phản ánh cuộc sống và bày tỏ quan niệm, cách nhìn nhận vềcon ngườiẦ
Thời trung đại, con người chủ yếu sống bằng nông nghiệp nên thường dựa vào tự nhiên, khai thác tự nhiên để sống. Do đó,con người trung đại tin ở sự thống nhất trong thế giới. Thiên nhiên là bạn tri âm tri kỷ của con người. Người phương Đông xưacũng quan niệm: thiên nhiên có mối giao hòa, giao cảm với con người bởi con người là mộtỘtiểu vũ trụỢcó quan hệ tương thông tương cảm vớiỘđại vũ trụỢ. Con người sống trong vòngỘThiên phú địa táiỢ(Trời che, đất chở), nên quan niệm
ỘThiên Ờ Địa Ờ NhânỢ hay ỘThiên Nhân tương cảmỢ cổ xưa ấy đã chi phối nhiều đến sự biểu hiện trong tác phẩm nghệ thuật. Do đó thơ văn trung đại thường xuất hiện con người đứng trước trời đất: ỘHoành sóc giang san cáp kỉ thu/Tam quân tì hổ khắ thôn NgưuỢ (Thuật hoài Ờ Phạm Ngũ Lão). Người tráng sĩ đối diện trước một không gian vũ trụ khoáng đạt, rộng lớn và hoành tráng. Ởđó, con người dù nhỏ bé song vẫn cố gắng vươn lên ngang tầm và có khát vọng làm chủ trời đất, vũ trụ, chinh phục thiên nhiên. Tư thế cầm ngang ngọn giáo là một tư thếhiên ngang, dũng mãnh, là hình ảnh vừa tráng lệ, vừa mang tầm vóc. Đây là tư thế xứng đáng được sánh ngang với vũ trụ rộng lớn, bao la.
Ở bài Tự tình nổi tiếng của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hình tượng con người được đặt ngang tầm vũ trụ nhưng không hòa nhập vào không gian bao la rộng lớn ấy mà cô độc, lẻ loi: ỘTrơ cái hồng nhan với nước nonỢ.Nữ sĩ sử dụng đảo ngữ, đưa động từ ỘtrơỢ ra phắa trước như để nhấn mạnh sự đối lập của một con người nhỏ bé, lẻ loi với cả vũ trụ mênh mông, để gia tăng cảm giác cô đơn, quạnh vắng. Khi đứng trước không gian rộng lớn, nhân vật trữ tình lo âu vì cuộc duyên không trọn, con người tìm về với thiên nhiên như trở về nguồn cội nhưng lại bắt gặp:ỘVầng trăng bóng xế khuyết chưa trònỢ.Thiên nhiên và lòng người vốn tương ứng tương cảm và có sựđồng điệu. Thếnên con người đang đau đáu vì cuộc duyên
không trọn vẹn thì vầng trăng kia cũng chỉ có thể là vầng trăng khuyết giữa trời đang dần xế bóng.
Chắnh vì vậy, ở đây, con người không xuất hiện với tư cách cá nhân. Họ buồn không phải một cá nhân buồn, mà cả vũ trụ cũng buồn theo, đúng như Nguyễn Du đã từng nói: ỘCảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui
đâu bao giờỢ. Đó là con người luôn bị sự chi phối của quan niệm vũ trụ. Con người không được miêu tả như một hiện tượng xã hội mà được như là một bộ phận của thiên nhiên.
Ngoài ra, do quan niệm vũ trụ trong văn học ta bắt nguồn từ rất xa xôi, gắn liền với những quan niệm thần bắ, tướng số. Cho nên, đặc biệt đối với những nhân vật xuất chúng, tác giả thường miêu tả thành những con người dị tướng, phi thường, hun đúc một sức mạnh nào đó của vũ trụ. Đó là những con người Ộchịu mệnh trờiỢ. Con người trong các tác phẩm trung đại luôn có chắ khắ và tài năng được đo bằng chiều kắch của vũ trụ: ỘQuyết lời dứt áo ra đi/
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơiỢ (Truyện Kiều Ờ Nguyễn Du). Bởi thế, nói đến Từ Hải, người đọc như thấy hiện rõ trước mắt mình một hình ảnh cao rộng của trời đất và vũ trụ.
Như vậy, hình tượng con người vũ trụ trong dòng chảy văn học trung đại Việt Nam đã cho chúng ta thấy được quan niệm về con người của các tác giả trung đại. Con người đó là một cá thểvũ trụ, mang dấu ấn vũ trụ, thiên nhiên qua đất trời, mây nước, cỏ cây, muông thúẦ với cái đạo vững bền, sâu thẳm của nó. Đây là nét khu biệt không thể lẫn so với các kiểu con người trong các thời kì sau của văn học.
Trong xã hội trung đại mọi phương diện đều phải tuân thủ theo một hệ thống đạo đức. Cho nên, con người luôn được nhìn nhận ởphương diện đạo đức luân lắ. Vì thế, văn chương xưa chia xã hội thành hai tuyến: thiện Ờ ác, tốt Ờ xấu với mục đắch, chức năng nổi bật là giáo huấn. Chắnh vậy, khi nhắc đến phẩm chất của người là phải trung hiếu, tiết nghĩa. TrongTruyền kỳ mạn lục, hình tượng con người với phẩm chất như thế ta có thể kểđến nhân vật TửVăn với tắnh tình cương trực, dũng cảm Ộthấy sự
gian tà thì không chịu đượcỢ trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng, chống lại cái ác, Ngô TửVăn đã nổi bật lên là người
chắnh trực, khẳng khái, dũng cảm bảo vệ công lắ đến cùng, là một kẻsĩ cứng cỏi của nước Việt. Nguyễn Dữ hướng đến đề cao con người của công lý, chắnh nghĩa, đồng thời phê phán và trừng trị những kẻ phi đạo đức, xảo quyệt, làm hại nhân dân, đồng thời bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác. Hay trong truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã khái quát vềcon người đạo đức, luân lắ: ỘTrai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh làm câu trau mìnhỢ. Chắnh vì vậy, con người sống theo luân lắ đạo đức, theo lắ trắ thì được coi là chân chắnh; còn những người sống theo xúc cảm, theo những luân lắ trần thế, nhân bản thì bịcoi thường, chê trách.
Bên cạnh đó, con người trong văn học trung đại còn là con người của tấm lòng, con người của chắ khắ và việc tỏ lòng, tỏ chắ khắ là nét đặc trưng của họ. Bởi vậy, cái có giá trị nhất của con người thuộc về tấm lòng, muốn đánh giá về một con người là xem tấm lòng của họ như thế nào. Trong Truyện Kiều, để ỘtỏlòngỢ hiếu thảo, Kiều đã bán mình chuộc cha. Đó là một hành động phi thường, trên thực tế nàng có thể vay tiền chuộc cha, nhưng như thếthì quá bình thường. Tương tự, Kiều Nguyệt Nga cũng thể hiện tấm lòng trinh liệt của mình khi ôm bức chân dung Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn.Như vậy, sự Ộtỏ lòngỢ là rất quan trọng trong văn học trung đại. Chắnh nó đã làm cho hệ thống sự kiện trở nên gay gắt, căng thẳng hơn chứ không hề xây dựng được cốt truyện đơn thuần trên những việc bình thường hàng ngày.
Khi đặc tả những con người mang phẩm chất cao quý, các tác giả trung đại thường khoác cho họ những từ ngữ tốt đẹp. Điều này được thể hiện rõ nét nhất là trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Cách miêu tả của Nguyễn Du chịu sự chi phối của quan niệm phân chia thứ bậc trong xã hội nên những con người như Kim Trọng, Thúy Kiều, Từ Hải là những ỘđấngỢ, những ỘbậcỢ đáng kắnh trọng. Họ là Ộđấng tài
hoaỢ (Đạm Tiên); Ộbậc tài danhỢ (Kim Trọng); Ộbậc bố kinhỢ (Thúy Kiều); Ộđấng
anh hùngỢ (Từ Hải)... Đối với những nhân vật ấy, tác giả dành cho những lời đặc biệt trang trọng. Cách quan niệm vềcon ngườinày chi phối một giai đoạn rất dài của Văn học Việt Nam gần mười thế kỷ.
Có thể nói, quá trình vận động của hình tượng con người trong văn học trung đại đi từ chỗ giản đơn đến phức tạp với nhiều biểu hiện đa dạng đã mang lại cho
văn học những bước phát triển vượt bậc theo hướng từ bỏ dần các yếu tố quan phương, cung đình để tìm đến với những cảm xúc chân thật, những rung động tế vi trong thẳm sâu tâm hồn. Thông qua hình tượng con người trong văn học trung đại, bạn đọc phần nào tìm thấy vẻ đẹp đặc trưng của văn chương cổđiển, từ đó sẽ có những hướng tiếp cận hợp lắ để đi sâu khai thác những giá trị về nội dung và nghệ thuật.