Vẻ đẹp đa diện của hình tượng nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác phẩm văn học việt nam trong chương trình trung học phổ thông nhìn từ giá trị thẩm mỹ (Trang 54 - 58)

6. Bố cục luận văn

2.2.2. Vẻ đẹp đa diện của hình tượng nhân vật

Văn học hiện đại là văn học của thời kì con người cá nhân tư sản mới xuất hiện, thể hiện Ộý thức cá tắnh của tác giảỢ cũng như Ộý thức nghệ thuật tự giác trong các

cương lĩnh trào lưuỢ. Con người được biết đến với tư cách cá nhân, có vị trắ tương đối độc lập với xã hội, được tự do thể hiện ước mơ, khát vọng, ham muốn riêng, được khẳng định quyền làm người, quyền sống chắnh đáng của mình. Chắnh vì vậy, lắ giải, cắt nghĩa con người với các mối quan hệ xã hội theo quan niệm con người cá nhân làm thay đổi toàn diện cách tiếp cận cuộc sống của nhà văn và mở ra cách nhìn mới, đa dạng phong phú. Chú ý và khẳng định vai trò của con người cá nhân là bước chuyển biến lớn, góp phần mở ra những giá trị mới cho văn học, đưa văn học chuyển nhanh sang thời kì hiện đại.

Trong nghiên cứu văn học trước năm 1945, người ta nhận thấy văn học lãng mạn xây dựng hình tượng con người cá nhân xung đột gia đình với khát vọng thoát ly để thỏa mãn bản năng tựdo. Đó còn là con người gắn với đời sống nội tâm, với Ộthế giới cảm giácỢ. Chắnh bởi đặc điểm của dòng văn học lãng mạn luôn hướng vào truy tìm cuộc sống lắ tưởng nên hình tượng nhân vật của giai đoạn này thường là những nhân vật lắ tưởng, nó hành động theo sựtưởng tượng chủ quan của nhà văn và trực tiếp bộc lộtư tưởng của tác giả.

Liên và An trong Hai đứa trcủa Thạch Lam là những đứa trẻ thay mẹ trông coi quán tạp hóa nhỏ để kiếm sống. Hằng đêm các em lại thức cùng nhau để đón chuyến tàu đêm đi qua phố huyện. Chuyến tàu với sự sang trọng, đèn sáng trưng chiếu xuống mặt đường và tiếng còi rầm rộ như xóa tan đi tất cả tăm tối của phố huyện nghèo khó. Cũng chắnh chuyến tàu đêm ấy thắp lên tâm hồn Liên và An một khát vọng tương lai tươi sáng dẫu tương lai đó là mơ hồ, là không rõ ràng. Tác giả Thạch Lam muốn thể hiện khát vọng của những kiếp người nhỏbé, đồng thời ông cũng xúc động, trân trọng cái khát vọng được đổi đời, được sống hạnh phúc hơn của những con người kia. Nếu An và Liên được tác giả Thạch Lam miêu tả khát vọng sống mãnh liệt thì Huấn Cao trong Ch người t của Nguyễn Tuân lại

được khai thác theo hướng khác. Ở nhân vật này, Nguyễn Tuân xây dựng một nhân cách tỏa sáng, là sựvươn lên của cái đẹp, cái thiện trong một nhà tù phong kiến xấu xa suy tàn. Nhân vật Huấn Cao như một nhân vật lắ tưởng của văn học phương Tây, là đại diện của tài năng, khắ phách và thiên lương ngời sáng.

Song song với con người cá nhân, trong văn học hiện đại còn xuất hiện những con người là Ộsản phẩm của hoàn cảnhỢ, phải chịu sự tác động của hoàn cảnh. Kiểu nhân vật này là nơi kết tinh, mang nét cá tắnh độc đáo nhưng vẫn mang đặc trưng cho một giai cấp, một kiểu người. Các nhân vật mang về sựđa dạng của màu sắc thẩm mỹ, các giá trị thẩm mỹ thông qua hình thức độc đáo. Sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức khiến tác phẩm đạt đến giá trị thẩm mỹ cao nhất. Ngoài ra kiểu nhân vật này còn có sự ổn định về tắnh cách vốn có, nhưng cũng phát triển trong quá trình đấu tranh với hoàn cảnh.

Nhân vật Chắ Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao là đại diện tiêu biểu của kiểu nhân vật này. Chắ Phèo là người nông dân bị tha hóa trong xã hội cũ.Là một người lương thiện nhưng Chắ bị tha hóa bởi nhà tù thực dân, sự độc ác tàn bạo của Bá Kiến và sự vô cảm của người đời. Bên cạnh những nét chung của giai cấp, Chắ cũng mang trong mình những những nét rất riêng. Đó là dáng đi ngật ngưỡng của kẻ say, đó là tiếng chửi trời, chửi đời tủi nhục, cay đắng với nỗi đau bị tha hóa, ám ảnh, day dứt nhất. Sự gặp gỡ giữa Chắ và Thị Nở đã đánh thức phần người trong Chắ nhưng cũng làm cái bi kịch ngầm kia hiện hữu một cách rất rõ ràng. Giấc mơ thời quá khứ tan vỡ, hiện tại Chắ PhèoỘdường như

đã thây trước tuổi già của hắn, đói rét và đau ốm, cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đauỢ. Chắ phèo vừa là quỷ dữ của làng Vũ Đại, đồng thời cũng là nạn nhân của của xã hội thực dân nửa phong kiến.

Như vậy, kiểu nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình luôn có những nét chung Ờmang đặc tắnh của giai cấp, của thời đại. Bên cạnh đó, nó cũng có nét cá tắnh rất riêng, rất đặc trưng, để lại trong lòng bạn đọc những dấu ấn không thể phai mờ.

Cùng với sự biến chuyển của lịch sử, văn học cũng phát triển không ngừng, đồng hành cùng với sự vận động của lịch sử.Khi cả dân tộc hòa mình trong cuộc chiến tranh vệ quốc, văn học cũng nhập cuộc phục vụ cho cuộc chiến tranh ấy. Lúc

này, chúng ta thấy xuất hiện kiểu con người đại diện cho tập thể anh hùng: hình tượng những người lắnh Tây Tiến của Quang Dũng, nhân vật trữ tình ỘmìnhỢ và ỘtaỢ trong Vit Bc của Tố Hữu, ỘanhỢ và ỘemỢ trong Đất Nướccủa Nguyễn Khoa Điềm, Việt và Chiến ở tác phẩm Những đứa con trong gia đình, Tnú trong Rng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Những nhân vật này đều mang những phẩm chất đại diện cho tập thể, cộng đồng, mang tiếng nói yêu nước, ngợi ca cách mạng, tổ quốc, chủnghĩa xã hội chung của thời đại. Những tâm trạng yêu nước, lòng căm thù giặc, tinh thần chiến đấu, lạc quan, yêu đời của con người cũng được điển hình hóa, đều là những cảm xúc thể hiện phổ biến ở hầu hết các tác phẩm trong giai đoạn này.

Trong một thời đại mà con người không thể không trở thành những anh hùng:ỘMỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt/ Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch

ĐằngỢ (T quc bao gi đẹp thế chăng? Ờ Chế Lan Viên), nhân vật trong giai đoạn văn học này là đại diện cho giai cấp dân tộc, thời đại và kết tinh một cách chói lọi những phẩm chất cao quý của cộng đồng. Kiểu nhân vật như vậy người ta gọi là Ộnhân vật anh hùngỢ. Hình tượng người lắnh Tây Tiến của Quang Dũng được xây dựng với những phẩm chất của người anh hùng trong thời đại chống Pháp, là người anh hùng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ của những chặng đường hành quân với đủ mưa rừng, sương núi, thác gầm và cọp dữ:ỘChiều chiều oai linh thác gầm thét/ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngườiỢ, với những thiếu thốn, bệnh tật hoành hành. Ẩn đằng sau dáng vẻ kiêu hùng ấy là những chàng trai trẻ với tâm hồn lãng mạn: ỘMắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơmỢ. Họ là những chàng trai Hà thành xếp bút nghiên nghe theo tiếng gọi của tổ quốc vì vậy sự tài hoa và tuổi trẻ là hành trang lên đường của họ. Vượt qua tất cả những khó khăn ấy đểhướng về chiến trường và lắ tưởng cao đẹp: ỘChiến trường đi chẳng tiếc đời xanhỢ, họ sẵn sàng coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, dáng hình của người chiến sĩ như dáng dấp của người tráng sĩ thuởxưa.

Bên cạnh hình tượng người lắnh Tây Tiến, chúng ta bắt gặp tập thể dân làng Xô Man trong tác phẩm Rng xà nu của Nguyễn Trung Thành, họ là một tập thể quật cường, thế hệ già trẻ nối tiếp nhau, người trước ngã xuống, người sau tiếp tục đứng lên chống quân xâm lược, bảo vệ buôn làng, quê hương, đất nước. Từ thế hệ

của cụ Mết, anh Xút, bà Nhan, đến Tnú, Mai, Dắt rồi HengẦ Tất cả tạo nên một dòng sông mang ý chắ cao cả chảy mãi không dừng.

Trong dòng chảy văn học yêu nước, cùng với kiểu nhân vật anh hùng, ta còn bắt gặp những con người lắ trắ, đơn trị. Đây là kiểu nhân vật có ý thức chắnh trị rất cao, con người quên đi cái tôi, cái riêng để hi sinh cho cách mạng, ý chắ của họlà Ộdù phải đốt cả dãy Trường Sơn cũng phải giành độc lậpỢ. Trong các tác phẩm văn học trong chương trình trung học phổ thông, cũng có xuất hiện kiểu nhân vật này, đó là nhân Tnú trong tác phẩm Rng xà nu hay nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con

trong gia đình. Hầu hết các nhân vật này đều có những mất mát đau thương nhưng họ đã lựa chọn quên đi quá khứ, để hi sinh cho sự nghiệp cách mạng, họ có một niềm tin sắt đá vào lắ tưởng của Đảng, cũng chắnh vậy mà họ có một ý chắ vững vàng.

Với hoàn cảnh lịch sửđặc biệt, cả dân tộc phải gồng gánh lên nhiệm vụ lớn lao, hi sinh, đổ máu. Người ta không thể sống cho những tình cảm ủy mị, sướt mướt hay những đòi hỏi riêng tư. Nhân vật anh hùng, con người lắ trắ là kiểu nhân vật đặc thù của các tác phẩm giai đoạn này.

Sau khi giành độc lập cho dân tộc, con người về với cuộc sống đời thường, nên trong văn học không còn xuất hiện những đề tài lớn lao như tổ quốc, dân tộc mà nhường lại cho những đề tài thế sự, đời tư. Những vấn đề đời thường như cơm, áo, gạo, tiền, những lo toan vật chất, những mối quan hệ chằng chịt phức tạp của cuộc sống đời thường trở thành mối quan tâm hàng đầu của văn học. Do đó, trong văn học xuất hiện kiểu nhân vật thế sự, đời tư.

Về với cuộc sống đời thường, con người phải đối mặt với rất nhiều vấn đề trong một xã hội có nhiều biến động, đổi thay.Biến động ấy đã thức dậy cái ý thức cá nhân, đòi hỏi sự quan tâm đến với mỗi người và từng số phận. Vấn đề này đã được thể hiện rất rõ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, mà tiêu biểu là truyện ngắn Chiếc thuyn ngoài xa. Đây là một truyện ngắn xuất sắc khai thác, khám phá cuộc sống và con người ở bình diện thế sự, đời tư.

Gia đình người đàn bà làng chài được miêu tả trong tác phẩm với bao bi kịch ngổn ngang, những éo le, nghịch lắ mà nếu không nhìn vào thực tế mấy ai có thể lắ giải nổi.Cuộc sống đói nghèo, tăm tối mà con người phải đối mặt sau chiến tranh là điều

mà trước ngày giải phóng đất nước không ai có thểhình dung được. Cảnh bạo lực của gia đình làng chài diễn ra ngay trên bãi phá, cạnh chiếc xe tăng hỏng của địch để lại Ờ dấu tắch của một thời oanh liệt mà nghệsĩ Phùng và chánh án Đẩu từng tự hào trải qua. Cả Phùng và Đẩu giờ đã trở về với đời thường,với những địa vị xã hội nhất định, nhưng người dân làng chài kia Ờđám đông vô danh và đông đúc kia, cuộc sống của họ đã thật sự đổi thay? Cách mạng thành công rồi mà cuộc sống của họ vẫn đắm chìm trong bạo lực, tăm tối, đói nghèo?

Con người thế sự, đời tư loay hoay trong việc tìm câu trả lời cho những vấn đề thường nhật. Nhà văn với bạn đọc cũng vậy, những câu hỏi nhức nhối được nhà văn đặt ra để bạn đọc tự tìm câu trả lời. Cuộc đời là thế, đám đông bụi bặm, đông đúc kia mới là nơi văn học cần tìm đến để khám phá, để rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật thuần khiết với cuộc đời phức tạp, giữa người nghệsĩ với con người.

Thông qua kiểu nhân vật này ta nhận thấy văn học ngày càng đi tới một quan niệm toàn vẹn và sâu sắc hơn về con người mà cái cốt lỗi của quan niệm ấy là tư tưởng nhân bản. Con người vừa là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá, vừa là đắch đến cuối cùng của văn học, là điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, mọi sự kiện và biến cố lịch sử.

Với sự đa dạng về hình tượng nhân vật, văn học hiện đại đã nhìn nhận con người ở nhiều vị thếvà trong tắnh đa chiều của nhiều mối quan hệ: con người xã hội, con người lịch sử, con người gia đình, gia tộcẦ Con người cũng được khám phá ở nhiều tầng bậc: ý thức, vô thức, đời sống vật chất, tư tưởng tình cảm, con người khái quát, con người cụ thể riêng biệt. Chắnh vì được đặt trong nhiều mối quan hệ nên con người không còn nhất quán và đơn trị mà là con người đa diện, đa trị, lưỡng phân. Trong con người ấy đan cài những nét tắnh cách, nó có cái tốt xen lẫn trong cái xấu, cái cao cả đi với cái tầm thường, thiên thần ở trong quỷ dữ. Tuy nhiên, các tác giả đứng trước cái lưỡng phân, đa diện nhiều mặt của con người vẫn luôn trân quý cái đẹp, cái cao cả của con người. Họ luôn đề cao sự thức tỉnh, sự tự ý thức của con người đểhướng đến cái thiện, cái đẹp để tự hoàn thiện nhân cách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác phẩm văn học việt nam trong chương trình trung học phổ thông nhìn từ giá trị thẩm mỹ (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)