6. Bố cục luận văn
3.2. Vẻ đẹp mang dấu ấn cá tắnh sáng tạo trong tác phẩm văn học hiện đại
3.2.1. Ở ngôn ngữ
Ởvăn học trung đại, mọi phương diện, trong đó có ngôn ngữđều phải hướng đến cái ta chung, chắ hướng, hoài bão để ngợi ca, khẳng định. Ý thức chủquan luôn hướng đến sự hòa quyện giữa chủ thể và khách thể.Vì thế, ngôn ngữ mang dấu ấn cá nhân rất ắt khi xuất hiện mà thường ở trạng thái vô nhân xưng dẫu tâm trạng đó là của một cá nhân riêng biệt. Bước sang văn học hiện đại, văn chương dần thoát khỏi tắnh chất quy phạm, khuôn mẫu và được cách tân, biến đổi một cách linh hoạt. Ngôn ngữ trong các tác phẩm thuộc giai đoạn này luôn mang đậm dấu ấn cá nhân, dòng ý thức chủ quan được bộc lộ một cách trực tiếp.
Biểu hiện rõ nhất của ý thức cá nhân là cách cái tôi chủ thểđược khát khao bộc lộ cảm xúc, được nói lên sự thật của tâm hồn bằng tiếng nói riêng của mình.Sự thức tỉnh của cá nhân khiến cái tôi cũng có một tư thế mới. Các nhà thơ nhà văn muốn dựa vào cái tôi để ngắm nhìn thế giới: ỘTôi muốn tắt nắng đi/ Cho màu đừng nhạt mất/ Tôi muốn buộc gió lại/ Cho hương đừng bay điỢ (Vội vàngỜ Xuân Diệu). Đó là cái tôi thi sĩ khát khao hướng đến cái vô biên tuyệt đỉnh, khát khao khám phá mọi bờ cõi của giới hạn, cuộc đời thi nhân là sựđam mê trước vẻđẹp của trần thế, muốn đoạt quyền tạo hóa, muốn nắu giữhương sắc.
Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn cá nhân khi các tác giả thuộc dòng văn học hiện đại còn sử dụng các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất một cách thường xuyên: ỘTa muốn ôm/ Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn/ Ta muốn riết mây đưa và gió lượn/ Ta muốn say cánh bướm với tình yêu/ Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiềuỢ (Vội vàngỜ Xuân Diệu). Tác giả sử dụng liên tục các đại từ nhân xưng cùng với nhiều động từ, tắnh từ để biểu hiện những cảm xúc mãnh liệt khi đứng trước cuộc sống, trước thiên nhiên tươi đẹp. Không chỉ nói về cảm xúc mãnh liệt của con người, các nhà thơ hiện đại còn dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất để khẳng định rõ ràng, dứt khoát tư tưởng, tình cảm của mình, cái tôi cá nhân càng lúc càng xuất hiện nhiều, trực tiếp trên từng trang giấy và trở thành đặc trưng của giai đoạn văn học này: ỘTôi đã là con của vạnh nhà/ Là em của vạn kiếp phôi pha/ Là anh của vạn
Đặc trưng ngôn ngữ ngữ mang dấu ấn cá nhân của văn học hiện đại còn được thể hiện thông qua cách sử dụng hô ngữ, thán từ, lời than, lời kể: ỘSông Mã xa rồi Tây Tiến ơi/ Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơiỢ (Tây TiếnỜ Quang Dũng) hay ỘEm ơi em/ Hãy nhìn rất xa/ Vào bốn ngàn năm Đất NướcỢ (Đất nướcỜ Nguyễn Khoa Điềm). Khảo sát các tác phẩm văn học hiện đại trong nhà trường chúng tôi thấy mỗi tác giả sử dụng những loại hư từ, trợ từ, thán từ ở những mức độ khác nhau và mang giá trị thẩm mỹ khác nhau. Nó không chỉ là phương thức đặc biệt để giao tiếp, để bộc lộ tâm trạng của tác giả, đôi lúc lại còn là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng dành cho bạn đọc.
Việc đưa những yếu tố giao tiếp với những hô ngữ, thán từ, lời than lời kể vào tác phẩm một cách tự nhiên làm ngôn ngữ sống động, tươi nguyên, nhộn nhịp như nhịp sống hiện đại.Với lớp từ ngữnhư vậy, ta thấy dấu ấn cá nhân bộc lộ một cách rất rõ nét. Những tác phẩm trong văn học hiện đại đã thật sự thoát khỏi dấu ấn trong văn học trung đại, ngôn ngữ tiếng Việt đã làm một cuộc chuyển hóa nhanh chóng từ thi pháp trung đại sang thi pháp hiện đại, số lượng từ vựng ngày càng giàu có, cách diễn đạt ngày càng độc đáo, càng chuyên chởđầy đủ, tinh tế những cảm xúc đa dạng, đa cung bậc của con người hôm nay.
Bên cạnh đặc trưng ngôn ngữ mang dấu ấn cá nhân, chúng ta còn nhận thấy ngôn ngữ hiện đại giàu tắnh biểu cảm và đầy chất tạo hình. Sự vận động hoàn hảo của tiếng Việt phần nào đưa cảm xúc của các nhà thơ, nhà văn đạt đến độ hàm súc, cô đọng, mang nhiều tầng ý nghĩa. Sự phát triển của ngôn ngữ đã cung cấp một lượng thông tin mới cho hoạt động ngữnghĩa. Ởgiai đoạn đầu, ngôn ngữtrong văn học thường ắt được lạ hóa nhưng càng về sau ngôn ngữ được các tác giả sáng tạo mang đến diện mạo mới, hệ thống từ vựng mới. Đó là cách cảm nhận rất độc đáo của Huy Cận: ỘNắng xuống, trời lên, sâu chót vót/ Sông dài trời rộng bến cô liêuỢ
(Tràng giang), là cách so sánh đầy mới lạ trong thơ của Xuân Diệu: ỘTháng giêng
ngon như một cặp môi gầnỢ (Vội vàng), trên trang văn của Nguyễn Tuân: ỘBờ
sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tắch thuởxưaỢ, ỘChao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãngỢ (Người lái đò sông Đà)Ầ Cách so sánh như
thế không chỉ tạo cho câu văn giàu nhạc tắnh mà còn làm tăng giá trị gợi cảm của nó. Dòng sông Đà hiện lên thơ mộng, trữ tình, hồn nhiên, tươi sáng.
Trong hành trình đi tìm cái đẹp của ngôn ngữ văn chương, các tác giả cũng từng cấp cho ngôn ngữ hình ảnh những thông tin mới, những ý nghĩa mới. Điều này ta nhận ra trong hình ảnh bến Ờ thuyền trong thơ của Nguyễn Bắnh. Nếu trong văn học dân gian, hình ảnh bến Ờ thuyền là đểẩn dụ cho tình yêu đôi lứa, cho chia li: ỘThuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyềnỢ (Ca dao) thì trong thơ Nguyễn Bắnh nó lại thêm ý nghĩa biểu trưng cụ thể của sự lỡ bước: ỘBao giờ bến mới gặp đò/ Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhauỢ (Tương tư).
Cùng với việc đổi mới câu thơ, đổi mới từ ngữ, Thơ Mới giai đoạn này có sự vận động tăng cường tầng nghĩa sâu theo ỘNguyên lắ tảng băng trôiỢ (Hemingway) bằng các biện pháp ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác, tạo nghĩa gợi ý, ẩn ý, hàm ý. Câu thơ mở đầu bài Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc TửỘSao anh không về chơi thôn VỹỢ là một câu hỏi phản ánh nội tâm phong phú và tế nhị. Từ ỘsaoỢ là từ để hỏi, đặt ở đầu câu như nỗi niềm da diết bị dồn nén quá lâu nay mới được bật ra. Câu thơ có 6 thanh bằng ở đầu, thanh trắc ở cuối vút lên tạo âm điệu đặc biệt: nửa như trách cứ day dứt mà nhẹ nhàng, nửa như mời gọi giục giã mà thiết tha. Người hỏi ởđây cũng mang đến nhiều điều đặc biệt. Đó là cô gái hay thi sĩ ? Có lẽ cả hai! Hay đúng hơn, chắnh Hàn Mặc Tử phân thân để tự đối thoại.Qua một câu thơ mởđầu, các từ ngữ kết hợp hài hòa, sâu sắc, câu thơ chắnh là sự giao tiếp của thơ với cuộc sống được thực hiện vừa bằng cảm xúc, vừa bằng trắ tuệ, vừa bằng cả thẩm mỹ các giác quan hòa quyện.