Cái xấu bên cạnh cái đẹp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác phẩm văn học việt nam trong chương trình trung học phổ thông nhìn từ giá trị thẩm mỹ (Trang 59 - 61)

6. Bố cục luận văn

2.3.1. Cái xấu bên cạnh cái đẹp

Văn chương chân chắnh là văn chương vì con người, phục vụ con người, văn chương ấy, Ộra đời trong những buồn vui của loài người và sẽ ở lại với loài người

cho đến ngày tận thếỢ - nói như Hoài Thanh trong Thi nhân Vit Nam. Văn chương ấy phải mang giá trị nhân đạo sâu sắc bởi nhà văn cũng chắnh là nhà nhân đạo. Những cây bút chân chắnh bao giờ cũng sáng tác dưới ánh sáng của tình cảm nhân đạo ấy. Thạch Lam từng giãi bày: ỘĐối với tôi, văn chương không phải là mang đến sự thoát ly hay sự quên. Nó là thứ khắ giới thanh cao và đắc lực để tố cáo một xã hội giả dối và tàn ác, làm cho lòng người thêm thanh sạchỢ. Nhà văn Nam Cao lại đưa ra quan điểm: ỘMột tác phẩm văn học có giá trị phải vượt lên mọi bờ cõi và giới hạn, nó ca ngợi tình thương, bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơnỢ.

Bên cạnh việc phát hiện khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con người, văn chương cần phải chỉ ra, lên án cái ác, cái xấu. Bởi vì trong sự muôn mặt của đời sống, cái xấu là điều mà dẫu chúng ta không thắch nó vẫn luôn tồn tại, mà còn tồn tại ngay bên cạnh cái đẹp.

Đôi mắt nhà văn không nên nhìn sự vật một chiều, tức là không nên chỉnói đến cái đẹp, cái cao cả. Nhà văn phải linh hoạt, biết quan sát, biết đứng ở mọi nơi mọi chốn để tìm ra bản chất sự vật. Nhà văn Nam Cao là người luôn có cách nhìn con người và cuộc sống một cách toàn diện và sâu sắc. Nhân vật trong sáng tác của ông thường có vẻ ngoài xấu xắ, nhưng ẩn sâu bên trong luôn là một khát vọng, một tâm hồn cao đẹp.

Hành trình rộng dài của văn học cũng chắnh là hành trình miệt mài của người nghệsĩ đấu tranh với cái xấu, cái ác. Tô Hoài với V chng A Ph, đã cho bạn đọc thấy bên cạnh một người con gái tài sắc, có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt là một A Sử xấu xa, con đẻ của chếđộ phong kiến chúa đất ở miền núi Tây Bắc. Quyền lực của kẻ thống trị nơi rẻo cao đã mang đến cho hắn vị thế của một thiên tử bởi điều đơn giản thống lý Pá Tra mang uy lực của ông trời con: Ộnhà Pá Tra giàu, Tây lại cho muối vềbánỢ. Đó chắnh là ấn tượng của dân vềgia đình thống lý cường quyền ắt sẽ dẫn đến tiền quyền. Dễ hiểu vì sao biết bao cô gái nhà lành đã phải nuốt nước mắt, sợ A Sử khi hắn bộc lộý định muốn cưới ai làm vợ. Mịngười con gái xinh đẹp, hiếu thảo, tâm hồn mộng mơ, ấp ủ một tình yêu đẹp đã bước chân về nhà thống lý Pá Tra trong cảnh ngộ ấy, khi mà cha mẹ Mị vay tiền của nhà thống lý khi họ lấy nhau và cuộc hôn nhân của cô mới có thểxóa đi món nợ truyền kiếp ấy mà thôi. Nhân danh người chồng, A Sửđã chà đạp cuộc đời Mị, biến Mị từ bông hoa ban tinh khiết của núi rừng Tây Bắc thành con trâu con ngựa, con rùa lầm lũi trong xó cửa, dần vô cảm với thế sự, con người.

Mang uy lực của kẻ thống trị, A Sửđã hủy diệt biết bao cuộc đời. Từ một chàng trai khỏe mạnh, tài giỏi, chỉ vì không chấp nhận thói hung hăng của A Sử, A Phủ đã biến thành thân trâu ngựa cho nhà thống lý. Cuộc đụng độ của trai làng đã mang đến cho A Phủ cái tội tày đình: ỘMày đánh con quan làng lẽ ra mày phải chết nhưng làng tha cho mày được sống mà trả nợỢ. Cuộc xử kiện diễn ra ngay tại nhà thống lý trong khói thuốc phiện đầy ma quái mà ởđó nguyên đơn cũng chắnh là quan tòa thì làm gì có công lý. Kết cục là chàng trai vì một lẽ công bằng tựdo đã bịđánh, phải tựđào hố chôn cột, tự lấy dây mây cho người ta trói lên chân mình rồi lê chân đau mổ lợn cho cả làng phạt vạ mình; mở đầu cho chuỗi ngày ở đó cơ cực chỉvì để hổ vồ mất một con bò, A Phủđã bịtrói đứng để chờ cái chết trong nhà thống lý.

Chiếc thuyn ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, gương mặt của cái xấu hiện lên qua hình ảnh lão đàn ông làng chài. Hình ảnh gã đàn ông xuất hiện lần đầu trong một tình huống đặc biệt, qua sự cảm nhận của Phùng.Theo yêu cầu của cơ quan, Phùng đến vùng biển, vốn là chiến trường trước đây anh đã từng chiến đấu để chụp tấm ảnh đưa vào bộ lịch với chủ đề Ộthuyền và biểnỢ. Sau một tuần phục kắch, anh

đã chụp được một cảnh đắt trời cho, đó là cảnh chiếc thuyền ngư phủđẹp như mơ ẩn hiện trong màu hồng của sương mai. Không khắ hạnh phúc của người nghệsĩ sáng tạo đã tới chân lý của nghệ thuật ấy là khi anh tự hỏi: Ộhình như ai đó đã nói rằng cái đẹp

chắnh là đạo đứcỢ. Ấy vậy mà khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, Phùng đã phải đối mặt với một sự thật cuộc đời đau lòng: tấm thảm kịch gia đình làng chài mà diễn viên và đạo diễn không ai khác chắnh là người chồng người cha của gia đình này.

Lão đàn ông làng chài với mái tóc rối bù tổ quạ, cái lưng cong như mui thuyền, những vết chân in trên cátẦ tất cả toát lên một vẻ hung tợn, dữ dằn. Lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc dây lưng của lắnh Ngụy vụt tới tấp lên người đàn bà, người vợ của mình. Lần thứ hai, chiếc thuyền lưới vó xuất hiện và tất cả lại diễn ra y như lần trước.Có ai ngờ rằng vùng đầm phá yên tĩnh đến hoang sơ như nơi chốn bị bỏ quên của đất nước lại mang trong nó một sự thật tàn khốc đến như vậy.Không ai khác lão đàn ông là hiện thân của cái ác và nạn nhân không ai khác chắnh là người vợ, con của lão.

Như vậy, bên cạnh cái đẹp tinh khôi mà tạo hóa ban tặng cho người nghệ sĩ, tạo hóa còn cho chúng ta một cái xấu hiện hữu, tồn tại bên cạnh với cái đẹp. Cái xấu xuất hiện khiến người nghệ sĩ ngỡ ngàng, ngạc nhiên rồi bối rối. Khi đến tòa án huyện, người nghệ sĩ còn bàng hoàng hơn nữa khi người phụ nữ bịngười đàn ông kia chà đạp, đánh đập nhất định không bỏ chồng. Cũng chắnh nơi đó, người nghệ nghệ sĩ nhận ra vẻ đẹp tiềm ẩn của người đàn bà làng chài Ờ một tấm lòng yêu thương con, có lòng vị tha và là người thấu hiểu lẽ đời. Sau bao cảm xúc tại tòa án huyện, người nghệ sĩ nhận ra cái xấu, cái ác luôn luôn tồn tại, tồn tại bên cạnh cái đẹp, nó là một phần của cuộc sống mà chúng ta không thể chối từ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác phẩm văn học việt nam trong chương trình trung học phổ thông nhìn từ giá trị thẩm mỹ (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)