7. Kết cấu của đề tài
2.2.4. Công tác giải quyết đơn khiếu nại
Công tác giải quyết đơn khiếu nại về chế độ BHXH tại BHXH huyện Phù Cát được giải quyết như sau:
Thứ nhất, Người sử dụng lao động, thủ trưởng cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phù Cát có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm xã hội của mình bị khiếu nại. Điều đó cũng có nghĩa rằng, khi người lao động thấy quyết định hành chính hay hành vi hành chính của người sử dụng lao động trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì yêu cầu người sử dụng lao động giải quyết đơn khiếu nại của mình. Bởi vì người sử dụng lao động là người hiểu người lao động nhất, hiểu được người lao động có vi phạm hay không, vi phạm ở đâu, từ đó mới đưa ra các quyết định, hành vi xử phạt. Chính vì vậy, khi giải quyết đơn khiếu nại thì người sử dụng lao động có thể dễ dàng giải
57
thích cho người lao động tại sao họ lại ra quyết định như vậy.
Thứ hai, Trong trường hợp thủ trưởng cơ quan có hành vi về bảo hiểm
xã hội bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết.
Thứ ba, Đối với trường hợp người lao động đã nộp đơn cho người sử dụng lao động nhưng người lao động cảm thấy không hài lòng về việc giải quyết vụ việc của người sử dụng lao động hoặc trường hợp người lao động nộp đơn tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện mà cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện giải quyết không thỏa đáng thì người lao động có thể nộp tiếp đơn khiếu nại lên Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định để yêu cầu giải quyết về bảo hiểm xã hội hoặc khởi kiện ra Tòa án nhân dân.
Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì người lao động có quyền khởi kiện tại Tòa án huyện Phù Mỹ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Việc xác định đúng thẩm quyền giải quyết khiếu nại bảo hiểm xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc khôi phục lại những quyền và lợi ích chính đáng của công dân, mặt khác kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật nhằm giữ gìn kỷ cương, trật tự tại cơ sở, tạo lòng tin của người lao động vào người sử dụng lao động nói riêng, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nói chung.