8. Cấu trúc luận văn
2.2.2. Nội dung khảo sát
Thực trạng về nhận thức việc GD HVVH cho trẻ mẫu giáo Thực trạng về nội dung hoạt động GD HVVH
Thực trạng về tổ chức và QL các hoạt động GD HVVH
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động GD HVVH cho trẻ mẫu giáo
2.2.3. Khách thể khảo sát
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường MN: Trường MN Hoa Hồng, Trường MN Phong Lan, Trường Mẫu giáo Hương Sen, Trường MN Quy Nhơn, Trường MN 8/3, Trường MN 2/9, Trường MN Hoa Sen, Trường Mẫu giáo Ghềnh Ráng, Trường Mẫu giáo Trần Phú, Trường Mẫu giáo Nhơn Phú: 20 người
GV, Bí thư Đoàn trường: 180 người PH học sinh: 300 PH
2.2.4. Phương pháp, quy trình khảo sát
Để có được những thông tin và số liệu chính xác nhất về thực trạng GD HVVH và QL hoạt động GD HVVH cho trẻ mẫu giáo ở các trường MN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tôi sử dụng phương pháp Anket (Điều tra bằng cách phát phiếu hỏi, thống kê các lựa chọn trong số các phương án cho sẵn). Cuối cùng là phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả nghiên cứu và đưa ra nhận định, đánh giá.
Quy trình khảo sát:
Tiến hành xây dựng mẫu điều tra, gửi mẫu điều tra đến các đối tượng cần điều tra, thu mẫu điều tra và xử lý kết quả, vận dụng kết quả vào việc nghiên cứu.
Cách xử lý số liệu:
Sử dụng các công thức toán học xử lý các phiếu điều tra thu được; lựa chọn các số liệu để phân tích, so sánh, xây dựng các bảng biểu phục vụ cho việc nghiên cứu. Trên kết quả phân tích dữ liệu, chúng tôi sử dụng 3 thông số cơ bản là tỉ lệ %, điểm trung bình cộng ( ) và thứ hạng để tiến hành viết báo cáo kết quả khảo sát nhằm đánh giá thực trạng QL hoạt động GD HVVH cho trẻ mẫu giáo ở các trường
MN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Mức cho điểm đánh giá các nội dung khảo sát theo thang bậc 4:
+ Mức 1 = 4 điểm: Tốt/Rất ảnh hưởng/rất thường xuyên/rất cần thiết/rất tích cực/rất chủ động/rất hiệu quả/rất khả thi/rất cần thiết
+ Mức 2 = 3 điểm: Khá/Ảnh hưởng nhiều/Thường xuyên/Tích cực/Cần thiết/Chủ động/Hiệu quả/Khả thi/cần thiết
+ Mức 3 = 2 điểm: Trung bìnht/Ít ảnh hưởng/Thỉnh thoảng/ít cần thiết/ít tích chực/ít chủ động/ít hiệu quả/Ít khả thi/ít cần thiết
+ Mức 4 = 1 điểm: Yếu/Không ảnh hưởng/Không sử dụng/không cần thiết/Chưa bao giờ chủ động/Chưa bao giờ tích cực/Không hiệu quả/Không tham gia/Không khả thi/không cần thiết
- Quy ước:
+ 3,28 - 4: Tốt/Rất ảnh hưởng/rất thường xuyên/rất cần thiết/rất tích cực/rất chủ động/rất hiệu quả/rất khả thi/rất cần thiết
+ 2,52 - 3,28: Khá/Ảnh hưởng nhiều/Thường xuyên/Tích cực/Cần thiết/Chủ động/Hiệu quả/Khả thi/ cần thiết
+1,76 - 2,51: Trung bìnht/Ít ảnh hưởng/Thỉnh thoảng/ít cần thiết/ít tích chực/ít chủ động/ít hiệu quả/ Ít khả thi/ít cần thiết
+ 1,00 - 1,75: Yếu/Không ảnh hưởng/Không sử dụng/không cần thiết/Chưa bao giờ chủ động/Chưa bao giờ tích cực/Không hiệu quả/Không tham gia/Không khả thi/không cần thiết
- Cách tính các thông số theo các công thức sau: + Tỉ lệ % + Trung bình cộng 1 1 2 2 n n n x +n x +...+n x X= N Trong đó: N = n1 + n2 + …+ nn x: điểm số của các mức độ;
2.2.5. Thời gian tiến hành khảo sát:
Từ tháng 01 đến tháng 5 năm 2020
2.3. Thực trạng hoạt động GD HVVH cho trẻ mẫu giáo ở các trường MN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
2.3.1. Thực trạng về nhận thức giáo dục hành vi văn hoá cho trẻ mẫu giáo của CBQL, GV, PH CBQL, GV, PH
2.3.1.1. Nhận thức của CBQL và GV về công tác GD HVVH cho trẻ mẫu giáo
Nhằm đánh giá về thực trạng nhận thức về GD HVVH cho trẻ mẫu giáo của CBQL và GV, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 20 CBQL, 180 GV, Bí thư Đoàn trường ở các trường: Trường MN Hoa Hồng, Trường MN Phong Lan, Trường mẫu giáo Hương Sen, Trường MN Quy Nhơn, Trường MN 8/3, Trường MN 2/9, Trường MN Hoa Sen, Trường mẫu giáo Ghềnh Ráng, Trường Mẫu Giáo Trần Phú, Trường Mẫu Giáo Nhơn Phú.
Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.6. Nhận thức của CBQL và GV về vai trò, ý nghĩa của hoạt động GD HVVH
TT Phương án CBQL (N=20) GV (N=180) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Góp phần xây dựng và phát triển môi trường
văn hóa trong trường mầm non.
20 100 180 100
2 Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ trong tương lai
20 100 180 100
3 Góp phần hình thành ở trẻ mẫu giáo thói quen thực hiện hành vi văn hóa.
20 100 180 100
4 Ý kiến khác 0 0 0 0
Kết quả ở bảng 2.6 cho chúng tôi thấy: 100% CBQL, GV nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động GD HVVH. Ý kiến của các CBQL, GV cho rằng hoạt động GD HVVH đối với trẻ mẫu giáo là rất cần thiết, không CBQL, GV nào cho rằng hoạt động GD HVVH là không cần thiết.
GD HVVH cho trẻ mẫu giáo. Từ thực tế này, những người làm công tác QLGD cần quan tâm đặc biệt đến công tác GD HVVH cho trẻ mẫu giáo một cách thiết thực và bài bản nhất, nhằm giúp trẻ mẫu giáo ứng xử có VH trong môi trường học đường và ngoài XH, biết tôn trọng chính bản thân và người khác.
Theo số liệu thống kê ở bảng 2.7 (Phụ lục 4), chúng tôi nhận thấy, rất nhiều CBQL và GV đều cho rằng những nội dung GD HVVH cho trẻ mẫu giáo được đưa ra để khảo sát là rất cần thiết, với tỷ lệ lựa chọn cao từ 69% đến 100%. Cụ thể, nội dung “GD HVVH cho trẻ với thói quen rửa tay”, "GD HVVH với thói quen mặc sạch", "GD HVVH Chào hỏi mọi người" và “GD HVVH với thói quen ăn uống vệ sinh" (100%), “GD HVVH với thể hiện nhu cầu”, "GD HVVH với thể hiện sự biết lỗi" và “GD HVVH với giữ ngăn nắp nơi hoạt động” “GD HVVH với thể hiện sự quan tâm” “GD HVVH với thói quen rửa mặt" (99% ,98%, 97,5%, 94,5% và 94%). Tóm lại, từ số liệu trên, cho thấy rằng, các nhà trường đã quan tâm đến nội dung GD HVVH cho trẻ, đặc biệt là nội dung “GD HVVH cho trẻ với thói quen rửa tay” "GD HVVH với thói quen mặc sạch", "GD HVVH Chào hỏi mọi người" và “GD HVVH với thói quen ăn uống vệ sinh" cho trẻ. Tuy nhiên, muốn trẻ phát triển toàn diện về nhân cách và thể hiện hành vi có VH, đòi hỏi các thầy cô giáo giảng dạy và làm công tác QL trường MN cần trang bị cho trẻ MN nói chung và đặc biệt là trẻ mẫu giáo nói riêng những thói quen hành vi có VH hơn để giúp các em thích ứng tốt với cuộc sống.
2.3.1.2. Nhận thức của phụ huynh về hoạt động giáo dục HVVH cho trẻ MG Nhận thức của PH về HVVH
Để tìm hiểu nhận thức của PH về HVVH, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (phụ lục 3) với 3 phương án lựa chọn. Kết quả thể hiện ở bảng 2.8
Nội dung bảng 2.8 cho thấy, 53% PH chọn phương án đúng với nội dung trả lời số 3 trong bảng hỏi; 36,3% PH chọn phương án đúng với nội dung trả lời số 2 trong bảng hỏi; 10,7% PH chọn phương án đúng với nội dung trả lời số 1 trong bảng hỏi. Kết quả khảo sát này thể hiện nhận thức đúng đắn của đa số PH về HVVH. Đây là điều kiện để PH hưởng ứng, tham gia phối kết hợp với nhà trường
và GV trong công tác GD HVVH cho trẻ. Bảng 2.8. Nhận thức của PH về HVVH TT Phương án Ý kiến đánh giá (N=300) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Hành vi văn hóa là cách ứng xử có ý thức của con người,
vừa phù hợp với chuẩn mực xã hội.
32 10.7
2 Hành vi văn hóa là cách ứng xử có ý thức của con người, vừa phù hợp với chuẩn mực xã hội vừa có ý nghĩa, giá trị xã hội - thể hiện nguyện vọng làm đẹp cuộc sống của con người.
109 36.3
3 Hành vi văn hóa là cách ứng xử có ý thức của con người, vừa phù hợp với chuẩn mực xã hội vừa có ý nghĩa, giá trị xã hội - thể hiện nguyện vọng làm đẹp cuộc sống của con người với tính thẩm mỹ cao, làm hài lòng hoặc khơi gợi và nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực của chủ thể và những người khác.
159 53
Nhận thức của PH về vai trò, ý nghĩa của hoạt động GD HVVH
Tìm hiểu nhận thức của PH về vai trò, ý nghĩa của hoạt động GD HVVH, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 (phụ lục 3) với 3 phương án đóng và một phương án mở. Kết quả thể hiện ở bảng 2.9
Bảng 2.9. Nhận thức của phụ huynh về vai trò, ý nghĩa của hoạt động GD HVVH
TT Phương án Phụ huynh (N=300)
Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Góp phần xây dựng và phát triển môi trường văn hóa
trong trường mầm non.
300 100
2 Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ trong tương lai
300 100
3 Góp phần hình thành ở trẻ mẫu giáo thói quen thực hiện hành vi văn hóa.
300 100
4 Ý kiến khác 0 0
trọng của GD HVVH. Trong đó, ý kiến của phụ huynh cho rằng GD HVVH đối với trẻ MN, mẫu giáo là rất cần thiết.
Qua kết quả trên, khẳng định PH đã nhận thức được vai trò quan trọng của GD HVVH cho trẻ MN, mẫu giáo. Từ thực tế này, những người làm công tác QLGD cần quan tâm đặc biệt đến công tác GD HVVH cho trẻ MN một cách thiết thực và bài bản nhất, nhằm giúp các em có thói quen HVVH trong môi trường học đường và ngoài XH, biết tôn trọng chính bản thân và người khác.
Nhận thức của PH về nội dung cần được quan tâm để GD HVVH cho trẻ mẫu giáo
Để nắm bắt thực trạng về nhận thức của PH về các nội dung cần được quan tâm để GD HVVH cho trẻ mẫu giáo ở các trường MN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn đã thực hiện trong thời gian qua, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 300 Phụ huynh ở các trường MN (Câu 3 phụ lục 3).
Kết quả khảo sát như sau:
- Rất cần thiết: ký hiệu (RCT); Cần thiết (CT); Ít cần thiết (ICT); Không cần thiết (KCT), Số lượng (SL)
Nội dung bảng 2.10 (phụ lục 4) cho chúng tôi nhận thấy, rất nhiều PH đều cho rằng đa số các nội dung GD HVVH cho trẻ mẫu giáo được đưa ra để khảo sát là rất cần thiết và cần thiết, với tỷ lệ lựa chọn cao. Cụ thể, nội dung “GD HVVH cho trẻ với thói quen rửa tay” và “GD HVVH với thói quen ăn uống vệ sinh" (RCT: 100%, thứ bậc: 1), nội dung "GD HVVH với thói quen mặc sạch" (RCT: 88,7%, CT: 11,3%, thứ bậc: 3), nội dung "GD HVVH chào hỏi mọi người" (RCT: 82,7%, CT: 17,3%, thứ bậc: 4); nội dung “GD HVVH Thói quen đánh răng" (RCT: 71%, CT: 29%, thứ bậc: 5); nội dung “GD HVVH thói quen rửa mặt" (RCT: 68,3%, CT: 31,7%, thứ bậc: 6); nội dung "GD HVVH với thể hiện sự biết lỗi"(RCT: 59,7%, CT: 40,3%, thứ bậc: 7); nội dung “GD HVVH với thể hiện nhu cầu” (RCT: 57,7%, CT: 42,3%, thứ bậc: 8); nội dung “GD HVVH với thể hiện sự quan tâm” (RCT: 34,3%, CT: 45%, ICT: thứ bậc: 9); nội dung “GD HVVH với giữ ngăn nắp nơi hoạt động” (RCT: 29,7%, CT: 42,7%, ICT: 27,6%, thứ bậc: 10).
Tuy nhiên, các bậc PH vẫn chưa nhận thức được mức độ cần thiết của nội dung “GD HVVH lập kế hoạch và tổ chức thực hiện” (ICT: 52%); nội dung “GD HVVH đặt mục đích hoạt động" (ICT: 47%); nội dung “GD HVVH tham gia hội thoại” (ICT: 44,7%); nội dung “GD HVVH thể hiện lòng tin " (ICT: 38,7%). Chính từ nhận thức này mà hiện nay tình trạng một bộ phận lớn trẻ mẫu giáo chưa biết lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, chưa biết đặt mục đích hoạt động, kỹ năng tham gia hội thoại còn nhiều hạn chế; ít có lòng tin đối với mọi người xung quanh mình. Điều này đòi hỏi các bậc phụ huynh cần quan tâm giáo dục tốt hơn con em mình những nội dung GD HVVH còn ít được quan tâm đã nêu ở trên để đặt nền móng vững chắc nhất cho trẻ trong tương lai có những thói quen HVVH tốt nhất.
Nhận thức của PH về vai trò của sự phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường trong việc GD HVVH cho trẻ
Kết quả khảo sát nhận thức của PH về vai trò của sự phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường trong việc GD HVVH cho trẻ được trình bày qua bảng 2.11.
Bảng 2.11. Nhận thức của PH về vai trò của sự phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường trong việc GD HVVH cho trẻ
TT Mức độ nhận thức Ý kiến đánh giá (N=300) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Rất quan trọng 248 82.7 2 Quan trọng 52 17.3 3 Ít quan trọng 0 0 4 Không quan trọng 0 0
Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.11, chúng tôi nhận thấy:
Theo đánh giá của PH thì sự phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường trong việc GD HVVH cho trẻ là rất cần thiết và cần thiết. Cụ thể như sau, có 248/300 (82,7%) PH cho rằng sự phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường trong việc GD HVVH cho trẻ là rất cần thiết, có 52/300 (17,3%) PH cho rằng sự phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường trong việc GD HVVH cho trẻ là cần thiết và không có PH nào không coi trọng sự phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường
trong việc GD HVVH cho trẻ. Qua đây, chúng ta thấy PH đã nêu cao vai trò của sự phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường trong việc GD HVVH cho trẻ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL, GV của các trường MN trong hoạt động GD HVVH cho trẻ đạt hiệu quả tốt hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện.
2.3.2. Thực trạng giáo dục HVVH cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Để có được những thông tin và số liệu chính xác nhất về thực trạng việc tổ chức hoạt động GD HVVH cho trẻ mẫu giáo ở các trường MN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Chúng tôi tiến hành khảo sát 20 CBQL và 180 GV, kết quả thể hiện qua bảng 2.12.
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động GD HVVH cho trẻ ở trường MN TT Phương án Ý kiến CBQL(N=20) Ý kiến GV(N=180) SL % SL %
1 Theo quy trình có sẵn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (trong quyển “Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN”)
20 100 180 100
2 Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục hành vi văn hóa khác nhau, tùy thuộc vào chủ đề, nội dung hoạt động chính của ngày hôm đó.
20 100 180 100
3 Luôn thay đổi để trẻ có thể tiếp nhận được hoạt động giáo dục hành vi văn hóa dưới nhiều hình thức khác nhau, qua đó tăng cường khả năng nhận thức và hứng thú của trẻ.
20 100 180 100
4 Không có quy trình cụ thể 0 0 0 0
Kết quả thống kê ở bảng 2.12 cho chúng tôi thấy: 100% CBQL và GV đều đồng tình với các phương án mà chúng tôi đưa ra, chỉ có phương án việc tổ chức hoạt động GD HVVH cho trẻ mẫu giáo "Không có quy trình cụ thể" thì không có ý kiến nào của CBQL và GV lựa chọn. Như vậy, việc tổ chức hoạt động GD HVVH
cho trẻ mẫu giáo đã được CBQL và GV các trường MN quan tâm đưa vào chương trình CS&GD trẻ hằng ngày, hàng tuần và hàng tháng theo quy trình có sẵn của Bộ GD&ĐT (trong quyển “Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN”) và quy trình tổ chức hoạt động GD HVVH khác nhau, tùy thuộc vào chủ đề, nội dung hoạt động chính của ngày hôm đó, đồng thời GV luôn thay đổi để trẻ có thể tiếp nhận được hoạt động GD HVVH dưới nhiều hình thức khác nhau, qua đó tăng cường khả năng