8. Cấu trúc luận văn
1.2.3. Giáo dục hành vi văn hoá
GD HVVH là quá trình tác động sư phạm của nhà GD đến người học nhằm tạo ra những biến đổi tích cực trong hành vi của người học, giúp họ có năng lực tạo
ra và biểu hiện những hành vi đúng đắn, tốt đẹp. Đây là quá trình tác động có ý thức, có chủ đích của nhà GD đến người được GD bằng những nội dung, phương pháp phù hợp nhằm đạt mục đích GD. Thực chất, các tác động GD này nằm trong số những ảnh hưởng từ bên ngoài môi trường GD đến người học, ảnh hưởng đến nhận thức, xúc cảm, hành vi ứng xử của người học trong quá trình tiếp thu, lĩnh hội tri thức. Đặc trưng của các tác động này là tính có mục đích và được tiến hành một cách tự giác, có tính tích cực trên cơ sở nội dung, phương pháp sư phạm xác định. Các tác động này sẽ được người học tiếp nhận, chuyển hóa những yêu cầu, quy định mang tính khách quan thành ý thức, thái độ và hành vi mang tính tự giác của cá nhân, dần dần sẽ trở thành những thói quen hành vi có VH. Đây là quá trình chuyển từ ngoài vào trong những yêu cầu, mong muốn của nhà GD dưới dạng những nội quy, quy chế, quy tắc hành vi...thành nhu cầu VH hành vi của người được GD. Từ đó người học tự giác thực hiện HVVH theo định hướng, yêu cầu của nhà GD đề ra. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động GD HVVH cho người học cần bắt đầu từ việc
cung cấp những hành vi đúng đắn trong học tập, sinh hoạt thường ngày của người học. Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ độ tuổi mẫu giáo là những mầm non tương lai của đất nước, việc GD HVVH cho trẻ là vô cùng quan trọng để xây dựng một thế hệ trẻ có hành vi chuẩn mực và nhân cách tốt.
Tóm lại, GD HVVH là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà
GD đến người học, thông qua việc tổ chức hợp lý các loại hình hoạt động trong sinh hoạt, học tập cho người học, nhằm hình thành và phát triển ở người học nhận thức đúng đắn và tình cảm tích cực đối với HVVH, có thói quen và kỹ năng thực hiện HVVH.