8. Cấu trúc luận văn
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Để tìm ra nguyên nhân của những hạn chế thì trước tiên chúng tôi tiến hành điều tra những khó khăn cơ bản dẫn đến hạn chế về quản lý GD HVVH cho trẻ. Kết quả thể hiện qua bảng 2.26 (phụ lục 4)
Qua kết quả bản khảo sát, chúng tôi nhận thấy 100% CBQL và GV đều đồng ý với những khó khăn cơ bản nêu trên. Điều đó đòi hỏi ở người CBQL và GV trường MN cần có hoạch định khắc phục những khó khăn để hoạt động GD HVVH cho trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
Nhằm tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác QL hoạt động GD HVVH cho trẻ của BGH các trường, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của 20 CBQL và 180 GV. Kết quả được trình bày ở bảng 2.27:
Trong đó:
1. Sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, đời sống XH (lối sống tự do, thực dụng, các hiện tượng tiêu cực…)
2. Thiếu sự quan tâm của nhà trường do nhận thức chưa đầy đủ của một số CBQL và GV về tầm quan trọng của công tác GD HVVH cho trẻ
3. Thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể về công tác GD HVVH cho trẻ
5. Một số cơ quan, ban ngành, các tổ chức XH chưa quan tâm phối hợp với nhà trường để GD HVVH cho trẻ
6. Thiếu đội ngũ GV chuyên trách về GD HVVH cho trẻ 7. Quỹ thời gian dành cho hoạt động GD HVVH còn hạn chế 8. Thiếu giáo trình, tài liệu tham khảo
9. Công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng chưa kịp thời
Bảng 2.26. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế về quản lý GD HVVH cho trẻ
Nguyên nhân Đánh giá của CBQL, GV (N=200) Điểm TB Thứ bậc Mức độ ảnh hưởng (%) Ảnh hưởng Có ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng SL % SL % SL % SL % 1 132 66 68 34 0 0 0 0 3.66 7 2 43 21,5 149 74,5 8 4 0 0 3.18 5 3 50 25 147 73,5 3 1,5 0 0 3.24 4 4 114 57 86 43 0 0 0 0 3.57 2 5 62 31 118 58,5 20 10 0 0 3.21 8 6 119 59.5 73 36,5 8 4 0 0 3.56 6 7 119 59.5 75 37,5 6 3 0 0 3.57 3 8 75 37,5 98 49 27 13,5 0 0 3.24 9 9 42 21 81 40.5 77 38.5 0 0 2.83 1 Điểm trung bình cộng: 3,34
Từ kết quả thống kê ở bảng 2.27, chúng tôi chia thành hai nhóm nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong công tác QL hoạt động GD HVVH cho trẻ của CBQL các trường MN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn như sau:
2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan
Do sự bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, trẻ được tiếp xúc với quá nhiều thông tin mà phần nhiều trong số đó không thích hợp với lứa tuổi của các em làm các em phân tâm không xác định được giá trị sống đích thực của mình. Mặt trái của kinh tế thị trường, lối sống thực dụng, vô cảm của môi trường sống xung quanh trẻ
đạo đức, giá trị truyền thống đang có nguy cơ lung lay.
Về phía trẻ, do trẻ em hiện nay còn thiếu nhiều kỹ năng sống, trong đó có HVVH trường học. Các em chưa được dạy cách đương đầu với những khó khăn của cuộc sống như: tự làm tất cả mọi việc, bố mẹ ly hôn…Các em không được dạy để hiểu về giá trị của cuộc sống. Một bộ phận PH chưa phối hợp với nhà trường để GD HVVH cho con em cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ hư hỏng và thiếu kỹ năng sống, thiếu kỹ năng giao tiếp.
Một nguyên nhân khách quan nữa là thiếu đội ngũ cán bộ GV được đào tạo bài bản về GD kỹ năng sống nói chung và GD HVVH nói riêng. GV không được bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp sư phạm, năng lực chuyên môn… dẫn đến có một số cô giáo chưa đáp ứng năng lực và theo kịp sự biến động về tâm lý của trẻ, cá biệt còn có biểu hiện GV thiếu trách nhiệm, cứng nhắc, chưa chia sẻ với trẻ. Hiện nay, đội ngũ thực hiện công tác GD HVVH chủ yếu là GVCN. Họ chưa có nhiều kiến thức chuyên sâu để tổ chức hoạt động GD kỹ năng sống và GD HVVH.
Tài liệu phục vụ cho hoạt động GD HVVH không được phổ biến một cách thống nhất. Bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường về cơ bản còn chung chung, thiếu điều kiện thực hiện, thiếu chế tài, thiếu kiểm tra giám sát.
Toàn ngành chưa có sự thống nhất về phương thức GD HVVH cụ thể. Các nhà trường phải tự hoạch định kế hoạch của riêng mình nên thường dẫn đến những thiếu sót trong kế hoạch và quá trình triển khai thực hiện. Nguyên nhân này dẫn đến những hạn chế nhất định trong công tác QL hoạt động GD HVVH của Hiệu trưởng các trường.
2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Về mặt XH, vẫn còn không ít cơ quan chức năng còn thờ ơ, không quan tâm phối hợp với nhà trường để GD toàn diện cho trẻ. Các tổ chức XH chưa thấy hết vai
trò trách nhiệm của mình trong công tác GD HVVH nói riêng và GD&ĐT nói chung.
Nguyên nhân chủ quan khác là nhà trường và PH còn “nặng” kết quả học tập của trẻ và “bệnh thành tích”. Nhận thức của một bộ phận PH, gia đình và một số nhà trường về tầm quan trọng của việc rèn luyện HVVH trong nhà trường chưa tốt.
Công tác GD đạo đức, lối sống, xây dựng HVVH trong nhà trường chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Một bộ phận CBQL, GV và nhân viên chưa thực hiện tốt vai trò nêu gương trong HVVH, GD đạo đức, lối sống VH đối với người học.
Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong hoạt động GD HVVH cho trẻ còn nhiều hạn chế và bất cập. Thậm chí một số PH còn “phó thác” hoàn toàn việc GD con em cho nhà trường. Nhà trường chưa phát huy vai trò là nòng cốt và chưa có cơ chế cùng tham gia. Sự thiếu gương mẫu, ít quan tâm đến GD HVVH của một số CBQL, GV, nhân viên, của các bậc cha mẹ trẻ đã làm ảnh hưởng không tốt đến việc xây dựng HVVH của trẻ, gây lo lắng trong XH.
BGH các trường chưa thực sự quan tâm xây dựng kế hoạch hoạt động GD HVVH, chủ yếu lồng ghép vào kế hoạch năm học. Trong công tác lãnh chỉ đạo, Hiệu trưởng nhà trường đôi khi thiếu biện pháp kiểm tra, đôn đốc, rút kinh nghiệm cũng như khen thưởng kịp thời nên chưa tạo được động lực và tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ làm công tác GD HVVH.
Tiểu kết chương 2
Qua điều tra nghiên cứu thực trạng việc tổ chức hoạt động GD HVVH và QL hoạt động GD HVVH ở các trường MN trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, chúng tôi rút ra một số nhận định sau:
Đội ngũ CBQL, GV đã nhận thức đúng về vị trí và nhiệm vụ của hoạt động GD HVVH cho trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên vẫn còn một số GV vẫn chưa nắm được đầy đủ nội dung, khái niệm HVVH cũng như mục tiêu GD HVVH cho trẻ mẫu giáo. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến vẫn mang nặng tính hành chính, hình thức, thiếu sự chủ động tham gia từ phía các đối tượng được tuyên truyền.
Trong hoạt động GD, các trường MN đã đưa hoạt động GD HVVH vào nhà trường nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ lồng ghép, tích hợp, phong trào và hình thức. Việc tổ chức các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống, GD đạo đức, lối sống VH cho trẻ chưa phù hợp, ít chú trọng đến những giá trị nhân văn truyền thống. Nội dung chương trình hiện nay còn nặng về cung cấp kiến thức, chưa chú ý thực hành,
vận dụng kiến thức vào thực tiễn HVVH trong trường học.
Nhiều trường chưa xây dựng được kế hoạch chi tiết, cụ thể cho hoạt động, chưa có những giải pháp tích cực trong việc tổ chức thực hiện GD HVVH cho trẻ. Đội ngũ GV nhà trường mới được tập huấn nâng cao trình độ tổ chức hoạt động, chưa có quy định bắt buộc từ phía BGH nhà trường. Một bộ phận GV chưa quan tâm đến GD HVVH cho trẻ, chủ yếu chú trọng về chuyên môn và nội dung học chính khóa.
BGH nhà trường chưa xây dựng được bộ quy tắc ứng xử trong trường học; chưa có những tiêu chí kiểm tra đánh giá và kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động; chưa có các hình thức khen thưởng kịp thời; công tác QL còn lỏng lẻo, việc kiểm tra đánh giá chưa được thường xuyên. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và XH, đặc biệt là đối với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường thiếu chặt chẽ. GD HVVH trong gia đình chưa được quan tâm đúng mức, cá biệt có những PH thiếu gương mẫu, thiếu kiến thức và kỹ năng trong việc GD nên đã có những hành vi thiếu VH
trong gia đình, thiếu tôn trọng GV gây ảnh hưởng xấu đến nhận thức, hành vi của trẻ. Vì vậy, Hiệu trưởng các trường MN cần có những biện pháp QL hoạt động GD HVVH một cách hợp lý và khoa học, tạo sự chuyển biến mới trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động GD HVVH nói riêng và công tác GD toàn diện cho trẻ nói chung.
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀNH VI VĂN HÓA CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH