Đối với các đối tượng khác có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 96 - 113)

8. Kết cấu luận văn

3.4.2. Đối với các đối tượng khác có liên quan

* Đối với NHCSXH Việt Nam

- Tham mưu Chính phủ trong việc tạo nguồn vốn cho vay từng thời kỳ. - Nghiên cứu bổ sung các ràng buộc pháp lý trong văn bản thõa thuận giữa Ngân hàng và cấp hội, ban hành cơ chế về trách nhiệm của Ban đại diện HĐQT, BXDGN xã, phường ở các địa phương và việc kiểm tra giám sát của HĐND và UBND tỉnh, thành phố đối với việc cho vay.

trình cho vay trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế và tạo điều kiện cho cơ quan liên quan.

- Phối hợp tốt với Trung ương Hội đoàn thể trong việc chỉ đạo khắc phục những hạn chế đảm bảo hành lang thuận lợi trong việc triển khai cho vay.

- Thường xuyên kiểm tra kiểm soát việc thực hiện các kế hoạch được giao, kiểm tra thực tế ở các cơ sở.

* Đối với chính quyền địa phương

- Tham mưu cho chính quyền kiện toàn thành phần và hoạt động của Ban giảm nghèo để ổn định cán bộ, phân công cán bộ trực tiếp phụ trách công tác tín dụng chính sách.

- Chính quyền địa phương cần phối hợp giải quyết khó khăn, vướng mắc cùng với ngân hàng, tổ chức hội đoàn thể, Tổ TK&VV khi thực hiện tín dụng chính sách của Chính phủ trên địa bàn, đặc biệt là công tác thu hồi nợ xấu và xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan vì đây chính là chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước cho các đối tượng thụ hưởng.

- Vai trò của các cấp ủy, chính quyền địa phương hết sức quan trọng trong quá trình triển khai và thực hiện các chính sách hỗ trợ cho vay hộ nghèo tại địa phương. Chính phủ cần tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền trong việc rà sót, đánh giá, bình xét hộ nghèo ở các địa phương sao cho đảm bảo đúng người, đúng việc; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ cho vay trên các địa phương và báo cáo kịp thời cấp trên các vướng mắc trong quá trình thực hiện nhằm đảm bảo vốn được cho vay đúng đối tượng và sử dụng hiệu quả.

* Đối với Hội, đoàn thể nhận ủy thác

Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra giám sát của Ban đại diện, HĐQT, Hội đoàn thể về kiểm tra và kiểm soát nội bộ; chú trọng công tác đào tạo cán bộ nhằm hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát đạt được hiệu quả tối đa.

- Các Hội đoàn thể cần phân công, phân nhiệm rõ ràng đối với cán bộ Hội đoàn thể các cấp được giao tham gia công tác quản lý vốn vay để từ đó có chính sách khen thưởng, động viên kịp thời.

- Phối hợp các chương trình hoạt động của Hội đoàn thể với chương trình ủy thác từ đó có thể phát huy hết vai trò của Hội đoàn thể các cấp. Duy trì các buổi sinh hoạt tổ vay vốn theo định kỳ sao cho phù hợp theo quy chế nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh.

- Xem chỉ tiêu quản lý vốn tín dụng hộ nghèo là một trong những chương trình thi đua chính. Thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ, các cấp Hội đoàn thể xem xét khen thưởng kịp thời để động viên những nơi làm tốt nhiệm vụ của mình từ đó sẽ nâng cao khả năng phát triển giữa các khu vực, mang lại hiệu quả cao trong việc giám sát và kiểm tra.

- Nâng cao vai trò của Hội đoàn thể trong việc xây dựng và củng cố mạng lưới tổ TK&VV vì Tổ TK&VV có vai trò quyết định trong việc chuyển tải tín dụng hộ nghèo trong điều kiện ngân hàng cho vay biên chế cán bộ có hạn, là cấu nối giữa ngân hàng và hộ nghèo. Cần chọn những Tổ trưởng tâm huyết, có đạo đức, có trách nhiệm đối với hộ nghèo và tăng cường công tác đào tạo cho Ban quản lý tổ vay vốn và việc này được tiến hành hằng năm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày các giải pháp và kiến nghị để tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay hộ nghèo cũng như hoạt động cho vay các chương trình khác của PGD Ngân hàng CSXH huyện Phù Cát trên phương diện tiếp cận các mục tiêu, yêu cầu và nội dung cần hoàn thiện. Các giải pháp và kiến nghị được đưa ra dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng và phát hiện các nguyên nhân hạn chế của kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay hộ nghèo.

KẾT LUẬN

Một ngân hàng để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay, yêu cầu tất yếu của Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Chính sách xã hội nói riêng đó là ngày càng nâng cao chất lượng KSNB, nhằm quản lý chặt chẽ nguồn vốn, ngăn ngừa các hành vi gian lận, sai sót, làm giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động. Chính vì vậy, việc hoàn thiện KSNB là một điều tất yếu và cần được thực hiện ngay.

Đề tài: “Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay hộ nghèo tại

Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định” được lựa chọn để nghiên cứu và viết luận văn tốt nghiệp đã được những kết quả trong việc đưa ra một cái nhìn tổng quát và hệ thống công tác kiểm soát hoạt động cho vay hộ nghèo trong ngân hàng gắn liền với việc đánh giá và duy trì ở mức rủi ro có thể chấp nhận được.

Thứ nhất, đề tài đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về KSNB của Ngân hàng; chứng minh rằng xây dựng được hệ thống KSNB tốt góp phần hoàn thành các mục tiêu hoạt động, sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả. Đồng thời hệ thống KSNB tốt sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Thứ hai, đề tài đã tập trung đánh giá thực trạng KSNB của ngân hàng, nhất là việc đi sâu đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của 5 thành phần cấu thành hệ thống KSNB (bao gồm môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; thông tin và truyền thông; giám sát); chỉ ra được những nguyên nhân khách quan cũng như nguyên nhân chủ quan dẫn tới tồn tại, hạn chế của KSNB của PGD NHCSXH huyện Phù Cát.

Thứ ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng và từ những nguyên nhân đã tìm ra khi nghiên cứu về thực trạng KSNB hoạt động cho vay hộ nghèo của PGD

NHCSXH huyện Phù Cát, đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp cho mỗi thành phần cấu thành hệ thống KSNB (môi trường kiểm soát; đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát; thông tin và truyền thông; giám sát) để hoàn thiện KSNB của PGD NHCSXH huyện Phù Cát. Ngoài ra, chương này cũng đã nêu lên một số kiến nghị đối với Ngân hàng CSXH Việt Nam để PGD Ngân hàng CSXH huyện Phù Cát có thể thực hiện tốt hơn hiện nay.

Trong quá trình nghiên cứu, do trình độ hiểu biết và kiến thức có hạn nên luận văn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Rất mong được quý thầy cô và các anh các chị và các bạn góp ý để tôi có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài này và bổ sung những kiến thức còn thiếu sót.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo cáo Kết quả hoạt động năm 2016 - 2019 và các tài liệu khác của PGD Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phù Cát.

[2] Bộ môn kiểm toán, Khoa kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2006), NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

[3] Cẩm nang chính sách và nghiệp vụ đối với hộ nghèo xuất bản năm 2005.

[4] Giáo trình Ngân hàng với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam - Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

[5] Hệ thống văn bản nghiệp vụ NHCSXH xuất bản năm 2006.

[6] Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực số 400 đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ.

[7] Nguyễn Thị Liên Diệp (2003), Quản trị học, NXB Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

[8] Phan Thị Thu Hà (2004) - Ngân hàng Thương mại. NXB Thống kê.

[9] Lâm Thị Hồng Hoa chủ biên (2002), Giáo trình kiểm toán Ngân hàng.

[10] Phan Thị Minh Khải (2018), tại trường Đại học Quy Nhơn, “ Hoàn thiện kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần cômg thương Việt Nam chi nhánh Phú Tài”

[11] Nguyễn Ngọc Bích Quyên (2007), tại Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh “Giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”.

[12] Nguyễn Thị Ngọc Thư (2010), tại Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM”.

[13] Trần Thị Thùy Trang (2013), tại Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh, “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng trong Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam”.

[14] Lưu Ngân Tuyết (2018), tại trường Đại học Quy Nhơn, “ Tăng cường kiểm soát nội nộ hoạt động cho vay học sinh sinh viên tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định”

[15] Ngô Trí Tuệ và các đồng tác giả (2004) với đề tài cấp bộ “Xây dựng hệ thống KSNB với việc tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam”.

[16] Những vấn đề tiền tệ ngân hàng - nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh.

[17] Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 03/01/1998 quy chế về kiểm tra, kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng.

[18] Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Tổ chức tín dụng.

[19] Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/8/2006 ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của Tổ chức tín dụng.

[20] Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 ban hành Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài

[21] Thời báo kinh tế Việt Nam.

[23] http: //www vbsp.org.vn

Tiếng Anh

[1] Basle Committee (1998), Framework for Internal Control systems in Banking Organisation,

http://www.big.org

http://www.Federalreserve.gov/BoardDocs/Press/general/1998/19980202/

default.htm.

[2] Basle (2000), Internal audit in banking organisations and the relationship of the supervisory authorities with internal external auditors.

http://www.bis.org

http://www.Federalreserve.gov/BoardDocs/Press/general/1998/19980202/

default.htm

[3] Commitee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commision (COSO) (1992), Internal control - Integrated framework.

PHỤ LỤC

Phụ lục 01: Danh sách các đối tượng phỏng vấn

Phụ lục 02: Bảng yêu cầu đối với giấy tờ trong hồ sơ hộ nghèo vay vốn Phụ lục 3. Phiếu khảo sát

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN

STT Họ và tên Năm sinh

Chức danh

Nam Nữ

1 Trần Quốc Quân 10/10/1980 Giám đốc

2 Phan Nguyễn Nguyên 02/07/1974 Phó Giám đốc

3 Bùi Ngọc Thiên 10/01/1978 Trưởng phòng

KH - NV 4 Nguyễn Thị Ngọc Trinh 20/04/1984 Kế toán trưởng

5 Lâm Nguyên Hà 29/08/1980 Thủ quỹ

6 Nguyễn Thị Nữ 08/11/1986 Cán bộ Kế toán

7 Lê Thị Ngọc Điệp 08/04/1979 Cán bộ Tín dụng 8 Trần Văn Trung 12/01/1980 Cán bộ Tín dụng 9 Nguyễn Đức tín 12/05/1994 Cán bộ Tín dụng

10 Lưu Ngân Tuyết 07/09/1992 Cán bộ Kế toán

11 Trương Công Điệp

Phụ lục 02: Bảng yêu cầu đối với giấy tờ trong hồ sơ hộ nghèo vay vốn Thủ tục Mẫu Hợp lệ Số liên Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay Mẫu 01/TD

Mục đích thực hiện phương án trên giấy đề nghị đúng với nội dung của chương trình vay.

Có chữ ký của người vay vốn.

01 Biên bản họp tổ TK&VV (nếu có) Mẫu 10C/TD

Ít nhất 2/3 tổng số thành viên trong tổ tham gia cuộc họp.

Biên bản có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên của: Hội đoàn thể, tổ trưởng, thư ký cuộc họp. 01 Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn Mẫu 03/TD

Các thông tin của đối tượng vay được ghi đầy đủ, số tiền đề nghị khớp với giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay.

Có đầy đủ chữ ký của tổ trưởng, chữ ký và dấu đỏ của cơ quan chức năng.

Phụ lục 3. PHIẾU KHẢO SÁT

“Về công tác tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay hộ nghèo”

Phần 1. Thông tin chung

Xin Anh/chị vui lòng cho biết đôi điều về bản thân

Câu 1. Giới tính Câu 2. Chức vụ Nam Quản lý Nữ Tín dụng Kiểm soát Câu 3. Thâm niên

< 5 năm 5-15 năm > 15 năm

Câu 4. Họ và tên: ... (có thể từ chối)

Đơn vị:

... Điện thoại: ………..……..… Email ...

Phần 2. Các câu hỏi khảo sát

1. Dưới đây là những phát biểu liên quan đến hoạt động kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay hộ nghèo tại PGD NHCSXH huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Xin Anh/Chị trả lời bằng cách khoanh tròn (hoặc đánh ố ở từng phát biểu. Những con số này thể hiện mức độ Anh/chị đồng ý hay không đồng ý đối với các phát biểu theo quy ước sau:

Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý 1 2 3 4 5

ST T

Tiêu chí đánh giá Mức đánh giá

I Môi trường kiểm soát

1 Ban giám đốc thường xuyên xác định, đo lường, giám sát và kiểm tra những rủi ro ngân hàng mắc

phải 1 2 3 4 5

2 Quyền lực được phân chia đều từ trên xuống,

không ai nắm toàn bộ quyền quyết định 1 2 3 4 5 3 Giao chỉ tiêu cho từng đơn vị, các đơn vị độc lập

và báo cáo kết quả thường xuyên 1 2 3 4 5 4 Gian lận khi được phát hiện Ban giám đốc xử lý

nghiêm, dứt điểm và luôn tìm mọi biện pháp ngăn

chặn gian lận 1 2 3 4 5

5 Cơ cấu tổ chức đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin

cho Ban giám đốc 1 2 3 4 5

6 Tất cả nhân viên đều hiểu trách nhiệm và nhiệm vụ

của mình và tự nguyện tuân theo 1 2 3 4 5 7 Ban giám đốc có trình độ cao, sâu rộng về các lĩnh

vực và bề dày kinh nghiệm phù hợp với nhiệm vụ 1 2 3 4 5 8

Cơ cấu tổ chức có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ giữa các bộ phận, đảm bảo không bị chồng chéo, lỗ hổng,có kiểm soát lẫn nhau

1 2 3 4 5

9 Số lượng cán bộ đáp ứng tốt mức độ công việc 1 2 3 4 5

II Đánh giá rủi ro

1 Tất cả công việc đều có bảng mô tả rõ ràng, chi tiết 1 2 3 4 5 2 Mỗi vị trí công việc đều quy định kiến thức, kỹ

năng cụ thể cần có 1 2 3 4 5

3 Việc bố trí cán bộ tại mỗi chức danh, nhiệm vụ

hoàn toàn hợp lý 1 2 3 4 5

4 Luôn thực hiện tuyển dụng nhân viên theo quy chế 1 2 3 4 5 5 Chương trình đào tạo được xây dựng cho từng cấp

bậc nhân viên 1 2 3 4 5

6 Định kỳ thực hiện đánh giá nhân viên theo tiêu chí 1 2 3 4 5 7 Chính sách khen, thưởng, kỷ luật và việc bình xét

rõ ràng, công khai

1 2 3 4 5 8 Khuyến khích nhân viên sáng tạo 1 2 3 4 5 9 Thường xuyên kiểm tra kiến thức cán bộ định kỳ 1 2 3 4 5

ST T

Tiêu chí đánh giá Mức đánh giá

10 Phẩm chất đạo đức là yếu tố được coi trọng khi đánh giá, quy hoạch

cán bộ trong ngân hàng

1 2 3 4 5

11 Ban giám đốc có thiết lập văn hóa kiểm soát và làm cho nhân viên

thấy rõ tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ

1 2 3 4 5

12 Nhân viên hiểu vai trò của mình trong quá trình

kiểm soát nội bộ 1 2 3 4 5

III Hoạt động kiểm soát

1 Các chốt kiểm soát trong quy trình tín dụng hoàn toàn đảm bảo nguyên tắc phân công, phân nhiệm,

bất kiêm nhiệm, ủy quyền 1 2 3 4 5

2 Các hoạt động tín dụng đều theo nguyên tắc hai tay 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 96 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)