Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 52 - 59)

8. Kết cấu luận văn

2.2.2. Kết quả khảo sát

PGD Ngân hàng CSXH huyện Phù Cát cho vay ủy thác thông qua các TCCT-XH cụ thể là Tổ TK&VV đang hoạt động ở các thôn, xã, thị trấn do các TCCT-XH thành lập để đảm bảo vốn đến tận tay người vay, nhằm định hướng sản xuất cho người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, đồng thời sử dụng sức ép của những thành viên trong Tổ TK&VV thay thế cho tài sản thế chấp tạo sự đoàn kết để phát huy tối đa việc sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích. Các TCCT-XH thường xuyên đôn đốc người vay trả gốc và trả lãi đúng hạn. Do đó khi có những vấn đề phát sinh như người vay sử dụng nguồn vốn sai mục đích hoặc nợ chây ì thì PGD Ngân hàng CSXH huyện Phù Cát sẽ thuận lợi hơn các ngân hàng khác là có sự tham gia của chính quyền địa phương và các tổ chức hội. Khi người vay vốn có dấu hiệu bất thường, tổ trưởng các Tổ TK&VV sẽ thông báo ngay cho ngân hàng thông qua CBTD và cùng phối hợp với ngân hàng tìm cách thu hồi vốn. Trường hợp người vay gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan, ngân hàng có thể xem xét gia hạn nợ hoặc cho khoanh nợ, xóa nợ theo hướng dẫn của Chính phủ, đối với những trường hợp rủi ro do nguyên nhân chủ quan ngân hàng phải phối hợp với TCCT-XH và chính quyền địa phương cùng đôn đốc để thu nợ.

Qua kết quả khảo sát, ta thấy Ban Giám đốc là những người có trình độ chuyên môn cao về các lĩnh vực nên sẽ dự đoán được những rủi ro ngân hàng thường mắc phải. Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động của nhân viên tại PGD, tùy theo mức độ vi phạm mà Ban Giám đốc sẽ xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Quyền hạn và trách nhiệm của mỗi nhân viên PGD được phân chia đều, không ai nắm toàn bộ quyền quyết định, nhiệm vụ được phân công cho mỗi nhân viên không mâu thuẫn và không trùng lặp với người khác, vị trí khác nhằm tạo ra tính độc lập trong công việc và nâng cao khả năng kiểm soát, giám sát lẫn nhau.

mỗi bộ phận nhưng số lượng cán bộ nghiệp vụ vẫn chưa đáp ứng tốt khối lượng công việc và quy mô của PGD nên vẫn bị chồng chéo và tồn tại nhiều lỗ hỏng khó kiểm soát. Vì vậy, khi tổ trưởng nghiệp vụ hoặc Phó giám đốc kiêm nhiệm phụ trách xã thì một cán bộ cùng lúc đảm nhiệm nhiều công việc từ khâu tiếp xúc khách hàng cho đến khi trình lên lãnh đạo để ký quyết định giải ngân. Như vậy quyết định cho vay không khách quan, khó khăn trong nhận diện rủi ro tiềm năng và có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

2.2.2.2. Đánh giá rủi ro

Hiện nay PGD Ngân hàng CSXH huyện Phù Cát đã xây dựng mục tiêu để đánh giá hoạt động cho vay hộ nghèo nhưng vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro xảy ra cụ thể như người vay bỏ địa phương sang địa phương khác sinh sống vẫn còn xác định được tung tích hoặc xác định được nơi cư trú mới; khách hàng còn khả năng trả nợ; những trường hợp không có mặt tại địa phương, biệt tích dưới 2 năm không được đề nghị xóa nợ kể cả trường hợp có đầy đủ xác nhận của UBND xã và công an xã. Thời hạn 2 năm liền được tính từ ngày được biết tin tức cuối cùng của người đó; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiền của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Đối với các khoản nợ do PGD Ngân hàng CSXH huyện Phù Cát cho vay từ năm 2003 trở lại đây, phải nâng cao trách nhiệm của cán bộ PGD từ khâu cho vay đến khâu đôn đốc, thu hồi nợ, đồng thời có biện pháp phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức hội nhận ủy thác, đặc biệt là tổ TK&VV để thực hiện đôn đốc, thu hồi nợ kịp thời, tránh tạo tâm lý ỷ lại, trốn tránh nợ lây lan trong các hộ vay khác. Trường hợp đến hạn trả nợ khách hàng không trả được nợ do nguyên nhân chủ quan: chây ỳ, có khả năng trả nợ nhưng không trả, bỏ đi khỏi địa phương...

tượng, hồ sơ vay không đủ điều kiện, thiếu chặt chẽ, tính pháp lý còn chưa đảm bảo như còn tẩy xoá, ghi 2 màu mực. Tại PGD chưa chủ động trong công tác xử lý nợ bị rủi ro, còn phụ thuộc vào hồ sơ do tổ TK&VV, Tổ chức Hội nhận ủy thác gửi ngân hàng, trước khi đề nghị xử lý rủi ro chưa thẩm định kỹ tình hình thực tế của khách hàng dẫn đến việc xử lý không đúng đối tượng, xác định sai biện pháp xử lý nợ bị rủi ro mà người vay được hưởng (người vay chết, người thừa kế không có khả năng trả nợ nhưng đề nghị khoanh nợ...), đề nghị khoanh nợ cho các chương trình vay từ nguồn vốn địa phương ...

2.2.2.3. Hoạt động kiểm soát

Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngày càng được chú trọng: Các quy định về phong cách và không gian làm việc được quy định trong Bộ quy chuẩn. Do đó, Ban Lãnh đạo và nhân viên tại PGD Ngân hàng CSXH huyện Phù Cát được đánh giá theo các chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Việc đánh giá tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và ứng xử của các nhân viên được xem xét trong việc bình bầu các danh hiệu thi đua hàng năm.

Quá trình tuyển dụng được chuẩn bị cẩn thận từ tiêu chí tuyển dụng và cách thức thi tuyển. Các ứng viên được lựa chọn là những người có trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng. Đối với tất cả các ứng viên mới vào ngành đều được trải qua các khóa đào tạo nhân viên mới do trung tâm đào tạo tổ chức nhằm hiểu rõ quy chuẩn đạo đức và quy tắc ứng xử VBSP để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp với khách hàng.

Từ khi thành lập năm 2003 đến nay PGD Ngân hàng CSXH huyện Phù Cát luôn đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của ngân hàng và các cán bộ tổ chức hội nhận ủy thác lên hàng đầu. Định kỳ hàng năm ngân hàng đều tổ chức tập huấn cho cán bộ theo từng chuyên đề: chuyên đề tín dụng, kế toán, công nghệ thông tin. Bên cạnh đó, PGD Ngân hàng CSXH huyện Phù Cát cũng tổ chức tập huấn cho cán bộ tổ chức hội, cho đội ngũ tổ

trưởng Tổ TK&VV về các nghiệp vụ ngân hàng phát sinh như tổ chức thu lãi tháng, huy động tiết kiệm tổ, phát hành biên lai thu lãi,… (100% tổ trưởng Tổ TK&VV được hỏi đều đồng tình). Ngoài ra, PGD cũng cử cán bộ đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ như học thạc sĩ, học các chứng chỉ về nghiệp vụ ngân hàng. Tuy mỗi cán bộ được đào tạo dưới nhiều hình thức nhưng chất lượng đội ngũ cán bộ vẫn được đảm bảo, điều này đã góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro phát sinh.

Giám đốc PGD thực hiện việc luân chuyển cán bộ đặc biệt là CBTD phụ trách địa bàn đang quản lý, để tránh lạm dụng quyền hạn làm thất thoát vốn vay hay những kẻ hở tạo cơ hội cho việc lợi dụng chiếm đoạt vốn dựa vào những mối quan hệ được tạo lập lâu dài, đồng thời tạo điều kiện cho cán bộ tiếp cận những công việc mới giúp tăng kỹ năng làm việc được đa dạng.

Dựa vào kết quả công việc của mỗi cán bộ mà xây dựng chế độ đánh giá khen thưởng và kỷ luật. Định kỳ mỗi quý, năm các cá nhân, tập thể được bình xét công khai khen thưởng; đối với các cán bộ có thành tích làm việc tốt sẽ được khen thưởng kịp thời nhằm tạo động lực cho các đồng nghiệp khác nổ lực phấn đấu. Sau mỗi đợt bình xét thi đua, hội đồng thi đua khen thưởng đều tổ chức họp tổng kết, kiểm điểm, đánh giá để kịp thời chỉnh sửa tiêu chí chấm điểm, chỉ tiêu, cách thức,… và rút kinh nghiệm cho các đợt thi đua tiếp theo.

Hầu hết các văn bản được ban hành về các quy trình nghiệp vụ nhưng chưa cụ thể, chi tiết. Đồng thời cũng chưa có quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm, công việc của nhân viên, đặc biệt là quy định nhiệm vụ tạm thời cho nhân viên làm thay nhân viên nghỉ phép hay nghỉ việc. Việc đào tạo cán bộ được chú trọng nhưng quản lý từng nhân viên thì chưa chặt chẽ, cụ thể là bảng theo dõi đào tạo cho từng nhân viên chưa được xây dựng mà mới chỉ tổng hợp nhu cầu đào tạo từ nhân viên đăng ký nên đôi khi một nhân viên đào tạo lặp lại một nghiệp vụ, một nội dung. Các sáng kiến mang lại hiệu quả có

đề ra tiêu chuẩn khen thưởng nhưng để được công nhận thì thủ tục phức tạp.

2.2.2.4. Hệ thống thông tin và truyền thông

Để cán bộ, tổ viên tổ TK&VV, các đối tượng thuộc diện được thụ hưởng hiểu đúng và đầy đủ chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, Hội đoàn thể các cấp đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng và Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi và các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Phối hợp với đài truyền hình làm phóng sự tuyên truyền cho các chính sách tín dụng, các Tổ TK&VV, các hộ vay vốn điển hình. Tham mưu cho UBND cấp xã, thị trấn tuyên truyền các chính sách tín dụng ưu đãi đặc biệt là chương trình cho vay hộ nghèo trên đài truyền thanh của xã. Cộng tác với phóng viên báo Bình Định định kỳ hàng quý, năm có bài, ảnh gửi các báo. Công khai các chính sách tín dụng cho vay hộ nghèo tại các điểm giao dịch, phát tờ rơi tuyên truyền cho những chương trình triển khai mới. Phát động trong đội ngũ cán bộ gửi bài và ảnh về hoạt động của PGD Ngân hàng CSXH huyện Phù Cát trên các báo, đài. Tổ chức tuyên truyền vào các hội nghị, tham mưu cho HĐT tuyên truyền vào các buổi sinh hoạt hội viên của hội. Thông qua các hình thức thông tin tuyên truyền, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước được đông đảo người dân biết, từ đó người vay vốn cũng có trách nhiệm hơn trong vấn đề trả nợ, góp phần giảm thiểu nợ quá hạn phát sinh mới.

Có thể khẳng định rằng công tác tuyên truyền của PGD Ngân hàng CSXH huyện Phù Cát và Hội đoàn thể các cấp đã giúp cho người dân nhất là hộ nghèo nắm được chủ trương, chính sách, có cơ hội tham gia giám sát việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi; xóa bỏ mặc cảm tự ti, tâm lý trông chờ ỷ lại; phát huy nội lực phấn đấu giảm nghèo và vươn lên khá, giàu.

giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro; mạng lưới trong hệ thống được thông suốt cho phép các đơn vị có thể trao đổi, thu thập dữ liệu, phân tích mức độ tín nhiệm vay vốn, phục vụ tốt cho công tác cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm bớt rủi ro.

Với hệ thống thông tin hiện đại, mạng lưới máy tính được củng cố, nâng cấp cả về công suất và chất lượng truyền tin là một hỗ trợ rất lớn đối với việc cải tiến công tác thông tin báo cáo, thống kê giữa NHCSXH và NHNN, giữa các phòng giao dịch với chi nhánh và hội sở giúp cho việc chỉ đạo, điều hành của toàn bộ hệ thống được nhanh nhạy, chính xác và kịp thời hơn.

Bên cạnh đó, công tác truyền thông vẫn còn một số hạn chế như hệ thống thông tin báo hỗ trợ chưa nhiều cho hoạt động kiểm tra nội bộ. Các mẫu biểu báo cáo chưa nhiều, chưa hoàn toàn chính xác và đủ thông tin cho BGD ra quyết định vì đa phần vẫn đang trong giai đoạn vừa làm vừa hoàn thiện. Ngân hàng chưa quan tâm đến việc cải tiến và phát triển hệ thống thông tin, việc thu thập thông tin từ bên ngoài hạn chế, hệ thống nhận diện, cảnh báo rủi ro chưa hiệu quả. Việc nhận thông tin phản hồi thông qua các cuộc thăm dò ý kiến, góp ý,… chưa nhiều. Vì vậy, các cấp lãnh đạo sẽ không có thông tin đánh giá về việc điều hành để có biện pháp điều chỉnh, thay đổi thích hợp, nhân viên chưa mạnh dạn đưa ra ý kiến sáng tạo, cải tiến, những nghi ngờ về sai phạm. Còn đối với bên ngoài thì ngân hàng không có thông tin đánh giá của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng như nhu cầu của khách hàng để thay đổi hoặc cung cấp những sản phẩm dịch vụ tốt hơn.

2.2.2.5. Giám sát

Giám sát là một trong những công tác được ngân hàng chú trọng hàng đầu nhằm hạn chế những tiêu cực phát sinh, đảm bảo nguồn vốn vay đến đúng đối tượng thụ hưởng. Hàng năm, phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ đã tham mưu cho Ban Lãnh đạo PGD Ngân hàng CSXH huyện Phù Cát xây

dựng các đề cương kiểm tra như hoạt động của Tổ TK&VV, tổ giao dịch lưu động cấp xã. Các thành viên của phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ tham gia góp phần phát hiện ra những tồn tại sai sót trong hoạt động của đơn vị.

Về công tác kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác được Hội đoàn thể các cấp được chú trọng. Trong đó tập trung kiểm tra việc tổ chức thực hiện các nội dung nhận ủy thác, kiểm tra hoạt động của Tổ TK&VV, kiểm tra người vay sử dụng vốn,…. PGD cũng thường xuyên phối hợp cùng chính quyền địa phương và các TCCT-XH thực hiện công tác kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không và phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ phụ trách chương trình và phụ trách địa bàn thực hiện kiểm tra theo chuyên đề hoặc kiểm tra lồng ghép với các nội dung, chương trình công tác Hội theo định kỳ. Qua công tác kiểm tra đã kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục, xử lý những trường hợp bình xét cho vay chưa đúng đối tượng, cho vay ké; thu lệ phí sai quy định; sử dụng phí ủy thác và hoa hồng chưa đúng; chấn chỉnh công tác thống kê, theo dõi, báo cáo kết quả hoạt động ủy thác của Hội cấp tỉnh, huyện, cấp xã; công tác lập và lưu giữ hồ sơ, sổ sách của Tổ TK&VV…

Bên cạnh đó, giám sát viên tại ngân hàng chưa được đào tạo bài bản, thiếu kinh nghiệm. Việc cải tiến và đánh giá chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ chưa thường xuyên. Phòng Kiểm tra KSNB chưa thực hiện nhiệm vụ đánh giá hiệu quả của các thủ tục kiểm soát và đưa ra đề xuất cải tiến nhằm nâng cao chất lượng của công tác giám sát nghiệp vụ nói chung và nghiệp vụ tín dụng cho vay hộ nghèo nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 52 - 59)