Nội dung của hoạt động cho vay hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 26)

8. Kết cấu luận văn

1.3.2. Nội dung của hoạt động cho vay hộ nghèo

1.3.2.1. Một số khái niệm

Nghèo đói là một vấn đề kinh tế xã hội phức tạp, đa phương diện và không thuần tuý. Nghèo không chỉ phản ánh sự thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu phương tiện sản xuất và sinh hoạt… mà còn phản ánh sự thiệt thòi trên bình diện sức khoẻ, giáo dục, địa vị xã hội.

Có rất nhiều khái niệm về nghèo đói được đưa ra ở mỗi quốc gia khác nhau ở từng thời kỳ. Dưới đây là một số khái niệm về nghèo đói.

- Tại Hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Thái Lan năm 1993, các

quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao cho rằng: "Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận"

- Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen, Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo như sau: "Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại".

1.3.2.2. Đối tượng cho vay

- Hộ nghèo có tên trong Danh sách hộ nghèo được Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo chuẩn hộ nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kỳ- Hộ nghèo không được vay vốn bao gồm:

- Hộ nghèo không được vay vốn bao gồm:

 Hộ không còn sức lao động, hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án; hộ lười biếng không chịu lao động; hộ mắc các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp...

 Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như: Già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp.

1.3.2.3. Mức cho vay

Mức cho vay đối với từng hộ nghèo được xác định căn cứ vào: nhu cầu vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả nợ của hộ vay. Mỗi hộ có thể vay vốn một hay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa đối với một hộ nghèo do Hội đồng quản trị NHCSXH quyết định và công bố từng thời kỳ. Hiện nay, mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo là 100 triệu đồng/hộ.

Lãi suất cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Hiện nay lãi suất cho vay là 6,6%/năm. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

1.3.2.4. Nội dung của hoạt động cho vay hộ nghèo

- Xây dựng kế hoạch: Hàng năm NHCSXH Trung ương xây dựng kế hoạch dựa vào tỷ lệ hộ nghèo do Bộ LĐTB&XH công bố và kế hoạch của các chi nhánh NHCSXH tỉnh để có cơ sở xây dựng nguồn vốn cho vay hàng năm.

- Tiến hành phân bổ nguồn vốn: Sau khi nguồn vốn được Thủ tướng chính

phủ phê duyệt; NHCSXH Trung ương phân bổ nguồn vốn cho vay hộ nghèo về các chính nhánh NHCSXH tỉnh. Căn cứ nguồn vốn được thông báo, chi nhánh NHCSXH tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh thông báo phân bổ nguồn vốn về các địa phương để triển khai cho vay dưới các tổ TK&VV.

- Công tác triển khai cho vay:

+ Các tổ TK&VV tiến hành họp bình xét cho vay đúng đối tượng, mục đích sử dụng vốn rõ ràng và lập danh sách trình tổ chức hội nhận ủy thác cũng như UBND xã xác nhận, gửi NHCSXH để hoàn thiện hồ sơ cho vay.

+ Giải ngân: Sau khi NHCSXH nhận được hồ sơ đề nghị vay vốn của tổ

TK&VV gửi lên; NHCSXH tiến hành kiểm tra hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định, thông báo lịch giải ngân cho UBND xã, tổ chức hội nhận ủy thác, tổ TK&VV và người vay biết.

Công tác thu nợ, xử lý nợ: Hàng tháng NHCSXH về tại trụ sở UBND xã để giao dịch với khách hàng, ngoài công tác cho vay, thu nợ gốc, thu lãi, tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay; đồng thời còn xử nợ bị rủi ro, gia hạn nợ cũng như thông báo các chính sách tín dụng mới để chính quyền, tổ chức hội nhận ủy thác và tổ TK&VV điều nắm bắt để triển khai tuyên truyền đến người dân.

- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát:

năm HĐQT NHCSXH trung ương và Ban đại diện HĐQT các cấp từ tỉnh xuống huyện đều xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát dưới cơ sở về các chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân như cũng như việc triển khai cho vay các nguồn vốn ưu đãi hiệu quả ra sao để có giải pháp phù hợp nhằm chính sách của Đảng và Nhà nước đến với hộ nghèo một cách bền vững và hiệu quả. Đối với công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức hội nhận ủy thác và tổ TK&VV là việc làm thường xuyên với nhiều lần trong năm để theo dõi, kiểm tra việc bình xét cho vay, sử dụng nguồn vốn vay để chấn chỉnh các tồn tại sai phạm nếu có.

- Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi người vay bắt đầu nhận tiền vay cho đến khi trả hết nợ gốc và lãi đã được thoả thuận ghi trong hợp đồng tín dụng hoặc sổ vay vốn. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

- Gia hạn nợ vay là việc tổ chức tín dụng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc hoặc lãi vốn vay vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng.

- Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian mà trong thời hạn cho vay đã được NHCSXH và người vay thoả thuận, tại cuối mỗi khoảng thời gian đó, người vay phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho NHCSXH.

- Tổ Tiết kiệm và vay vốn là tổ chức do các tổ chức chính trị - xã hội hoặc cộng đồng dân cư tự nguyện thành lập trên địa bàn hành chính của xã và được UBND cấp xã chấp thuận bằng văn bản.

1.3.2.5. Hồ sơ và phương thức cho vay a) Phương thức cho vay

NHCSXH áp dụng phương thức cho vay trực tiếp có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay qua Tổ chức Chính trị - xã hội.

Vay thông qua hộ gia đình

- Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ NHCSXH.

- Người vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải gia nhập và là thành viên của tổ TK&VV tại thôn, ấp, bản, buôn (gọi chung là thôn) nơi hộ gia đình đang sinh sống, được Tổ bình xét đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH gửi UBND cấp xã xác nhận.

- Việc cho vay của NHCSXH được thực hiện ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị - xã hội theo cơ chế hiện hành của NHCSXH.

b) Hồ sơ cho vay

- Các thành viên hộ gia đình từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thỏa thuận và lập Giấy ủy quyền (mẫu

số 01/UQ) cho 01 trong số các thành viên là đại diện đứng tên người vay và thực hiện các giao dịch với NHCSXH trước sự chứng kiến của Trưởng thôn (Giấy ủy quyền được nộp cho Ban quản lý Tổ Tiết kiệm và vay vốn).

- Tự nguyện gia nhập Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại nơi cư trú hợp pháp;

- Viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD) và kê khai các thông tin vào Sổ vay vốn gửi Ban quản lý Tổ TK&VV.

- Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD). - Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu số10/TD).

- Thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04//TD).

1.3.2.6. Quy trình cho vay hộ nghèo tại đơn vị

Nguồn: tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phù Cát

Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay hộ nghèo thông qua hộ gia đình

- Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị vay

(1) Người đề nghị vay viết giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD). - Bước 2: Phân tích tín dụng

(2)Tổ TK&VV nhận hồ sơ xin vay của người vay, tiến hành họp tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Trường hợp người vay chưa là thành viên của Tổ TK&VV thì Tổ TK&VV tại thôn đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập Tổ mới nếu đủ điều kiện. Nếu chỉ có từ 1 đến 4 người vay mới thì kết nạp bổ sung vào Tổ cũ kể cả Tổ đã có 50 thành viên. Sau đó lập danh sách hộ đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) kèm giấy đề nghị vay vốn, trình UBND cấp xã xác nhận.

(3) UBND xã kiểm tra, xác nhận các hộ có tên trên đang cư trú hợp pháp tại xã, thuộc đúng đối tượng cho vay vào mẫu giấy số 03/TD và gửi lại cho Tổ

TK&VV.

(4) Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ TK&VV gửi toàn bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay.

- Bước 3: Quyết định tín dụng

(5) NHCSXH nhận được hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phòng tín dụng (Tổ trưởng Tổ tín dụng) và Giám đốc phê duyệt cho vay. Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp xã. (6) UBND xã thông báo đến Ban giảm nghèo.

(7) Ban giảm nghèo thông báo đến các Tổ TK&VV.

(8) Tổ TK&VV thông báo kết quả xét duyệt và lịch giải ngân cho thành viên vay vốn của tổ mình.

- Bước 4: Giải ngân

(9) NHCSXH tiến hành giải ngân trực tiếp đến từng đối tượng trong danh sách vay vốn được duyệt.

- Bước 5: Giám sát

Giám sát tín dụng là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này.

Công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay hộ nghèo huyện Phù Cát gắn liền với các giai đoạn của quy trình cho vay.

- Bước 6: Thanh lý hoặc xử lý nợ đến hạn

Đến hạn cuối cùng, khách hàng hoàn trả lại số tiền vay tại điểm giao dịch xã, ngân hàng thực hiện thu hết gốc và lãi của khoản vay, kết thúc quy trình cho vay.

Nếu người vay có khó khăn khách quan chưa trả được nợ thì được Ngân hàng Chính sách xã hội cho gia hạn nợ.

Thủ tục gia hạn nợ: Người vay viết Giấy đề nghị gia hạn nợ (mẫu số 09/TD) được Tổ trưởng Tổ TK&VVvà Hội đoàn thể cấp xã chấp nhận, trình UBND cấp xã ký rồi gửi NHCSXH nơi cho vay xem xét cho gia hạn nợ.

Thời gian cho gia hạn nợ: tuỳ từng trường hợp cụ thể, ngân hàng có thể cho gia hạn một hay nhiều lần cho một khoản vay, nhưng thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ.

Trường hợp người vay không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được NHCSXH cho gia hạn nợ thì chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn.

Sau khi chuyển nợ quá hạn, ngân hàng nơi cho vay phối hợp với chính quyền sở tại, các TCCT-XH, Tổ TK&VV và tổ chức, hộ nghèo đã được vay vốn để thu hồi nợ. Trường hợp, người vay có khả năng trả nợ thì xem xét chuyển hồ sơ sang cơ quan pháp luật để xử lý thu hồi vốn theo quy định của pháp luật.

1.3.3. Sai sót, rủi ro trong hoạt động cho vay hộ nghèo

Sự phối kết hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước, Ngân hàng, các TCCT-XH và Tổ TK&VV kết thành mô hình quản lý kênh tín dụng chính sách phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác là một mô hình quản lý vừa tận dụng được tiềm lực to lớn về nhân tài, vật lực, vừa là một giải pháp thực tế tiết kiệm chi phí quản lý xã hội, vừa là một giải pháp chiến lược lâu dài, quyết định sự phát triển bền vững, có hiệu lực và hiệu quả cao đối với hoạt động của NHCSXH. Tuy nhiên vì đây là mô hình mới, vẫn đang trong quá trình vừa thực hiện vừa hoàn thiện nên lỗ hỏng còn nhiều, việc phối kết hợp giữa các bên chưa ăn khớp, nhiều phần công việc chồng lấn, các tổ chức là độc lập nên việc kiểm tra chéo bị hạn chế. Cụ thể như sau:

vay do tổ chức hội đảm nhận 100%, ngân hàng kiểm tra, đối chiếu theo kế hoạch, chương trình, thu lãi do tổ đảm nhiệm,... trong khi đó trình độ khách hàng vay vốn không đồng đều, đa phần dân trí thấp.

- Các TCCT-XH, ban quản lý tổ được tập huấn các nghiệp vụ ủy thác, ủy nhiệm nhưng không có chuyên môn nghiệp vụ nên hạn chế nhiều. Đây chính là lý do dễ dẫn đến việc chiếm dụng vốn, vay hộ, vay ké, sử dụng vốn vay sai mục đích... làm cho các món vay rủi ro cao, dẫn đến nguy cơ mất vốn và nợ xấu.

- Bộ phận kiểm toán nội bộ cũng cần cân nhắc các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng, bao gồm các chính sách, nguyên tắc, quy định pháp luật, hướng dẫn về tổ chức và quản trị ngân hàng. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng kiểm tra tuân thủ.

- Một số ngân hàng đã thiết kế các bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ chuyên trách là một phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, song hoạt động kiểm toán nội bộ không vì thế mà giảm đi đối với các hoạt động và đơn vị được giám sát chuyên trách đó. Ngược lại, lúc này cần có sự tách bạch, làm rõ hơn phạm vi hoạt động của hai bộ phận để tránh sự chồng chéo, lãng phí nguồn lực.

- Rủi ro khách hàng không trả nợ do nguyên nhân khách quan: khách hàng vay vốn, hộ gia đình vay vốn bị mất năng lực hành vi dân sự; người lao động bị tai nạn nghề nghiệp trong quá trình lao động ở nước ngoài; ốm đau thường xuyên, mắc bệnh tâm thần, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi nương tựa; chết; mất tích hoặc bị tuyên bố là chết, mất tích mà không còn tài sản để trả nợ, không có người thừa kế hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng.

- Người vay cố tình sử dụng vốn sai mục đích (vay ké, xâm tiêu), cố tình gian lận trong quá trình vay.

- Cán bộ ngân hàng gian lận, cấu kết với người vay, cố tình thực hiện cho vay vốn sai đối tượng, sai mục đích nhằm trục lợi.

- Cho vay sai đối tượng: người vay không thuộc đối tượng cho vay theo quy định.

- Sai sót do giải ngân nhầm người.

1.4. Đặc điểm kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay hộ nghèo trong Ngân hàng Chính sách xã hội

1.4.1. Nội dung kiểm soát

- Kiểm soát trước cho vay

Đối với chương trình cho vay hộ nghèo ủy thác qua các TCCT-XH, Tổ TK&VV; cán bộ ngân hàng khi nhận được hồ sơ vay vốn, tiến hành kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, danh sách người vay sau khi được Tổ TK&VV bình xét và đề nghị được UBND phê duyệt theo mẫu số 03/TD, đơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 26)