Đặc điểm tài nguyên động vật rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng của khu BTTN ngọc linh, tỉnh quảng nam (Trang 65 - 73)

3. Ý nghĩa khoahọc và thực tiễn

3.1.3. Đặc điểm tài nguyên động vật rừng

3.1.3.1. Khu hệ động vật rừng

Kế thừa kết quả nghiên cứu chuyên đề Hệ động vật Khu BTTT Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum năm 2013, bƣớc đầu đã thống kê đƣợc 91 loài thú thuộc 28 họ, 11 bộ; 194 loài chim thuộc 33 họ, 11 bộ; 24 loài bò sát thuộc 7 họ, 1 bộ, 41 loài lƣỡng cƣ thuộc 6 họ, 1 bộ và 326 loài bƣớm thuộc 11 họ, 1 bộ. Với tổng số 676 loài động vật, trong đó có 47 loài ghi trong sách đỏ Việt Nam và 35 loài ghi trong danh lục đỏ thế giới và 38 loài nằm trong nghị định 32.

Bảng 3.11. Thành phần loài động vật có xương sống trên cạn Khu BTTN

Lớp Số bộ Số họ Số loài SĐVN/SĐTG/NĐ32 Thú 11 28 91 25/20/24 Chim 11 33 194 10/8/9 Bò sát 1 7 24 7/2/5 Ếch nhái 1 6 41 3/5/- Bƣớm 1 11 326 2/-/- Cộng 25 85 676 47/35/38

Nguồn tài liệu: Kết quả điều tra chuyên đề Hệ động vật Khu BTTT Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum, năm 2013.

Khu hệ động vật có xƣơng sống trên cạn của khu bảo tồn có yếu tố đặc hữu khá cao: Ít nhất có 15 loài, phân loài đặc hữu Việt Nam và đặc hữu Đông Dƣơng,trong đó, 6 loài đặc hữu hẹp cho vùng Trung Bộ, Việt Nam đó là: Mang trƣờng sơn (Muntiacus truongsonensis); Chà vá chân xám (Pygathrix cinemarea); Khƣớu Ngọc linh (Garrulax ngoclinhensis); Gà lôi vằn (Lophura nycthemera); Thằn lằn đuôi đỏ (Scincella rufocaudata); Ếch da cóc (Paa verrucospinosa) và 9 loài đặc hữu cho Trung bộ Việt

Nam, miền Nam Lào, miền Đông Camphuchia đó là: Vƣợn má vàng (Hylobates gabriellae); Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis); Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes); Trĩ sao (Rheinardia ocellata); Khƣớu đầu xám (Garrulax vassali); Khƣớu đầu đen (Actinodura sodangerum) Khƣớu mỏ dài (Jabouilleia danjoui); Trèo cây mỏ vàng (Sitta solangiae) và Rùa hộp trán vàng (Cistociemmys galbifrons).

a) Khu hệ thú

(i)Thành phần loài

Kết quả điều tra và tham khảo các nguồn tài liệu đã nghiên cứu trƣớc đây đến nay đã ghi nhận tại Khu BTTN Ngọc Linh 91 loài thú thuộc 28 họ, 11 bộ

Bảng 3.12. Cấu trúc thành phần loài ghi nhận được ở các điểm nghiên cứu

TT Tên bộ Số họ Số loài

1 Bộ nhiều răng (Scandenta) 1 1

2 Bộ Cánh da (Dermoptera) 1 1

3 Bộ Linh trƣởng (Primates) 3 8

4 Bộ Thỏ (Lagormopha) 1 1

5 Bộ Chuột voi (Erinaceomorpha) 1 1

6 Bộ Chuột chù (Soricomopha) 2 7

7 Bộ Dơi (Chiroptera) 5 19

8 Bộ Tê tê (Pholidota) 1 1

9 Bộ Ăn thịt (Carnivora) 6 21

10 Bộ Móng guốc ngón chẵn (Artiodactyla) 3 6

11 Bộ Gặm nhấm (Rodentia) 4 25

Tổng 28 91

Nguồn tài liệu: Kết quả điều tra chuyên đề Hệ động vật Khu BTTT Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum, năm 2013. (ii)Các loài Thú có giá trị bảo tồn cao

Các loài thú nguy cấp, quý, hiếm là những loài có giá trị bảo tồn cao, cần ƣu tiên bảo vệ và bảo tồn trong các khu bảo tồn thiên nhiên. Chúng bao gồm: các loài đặc hữu của Việt Nam, các loài đang bị đe dọa diệt vong trong nƣớc liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam và các loài đang bị đe dọa diệt vong trên toàn cầu liệt kê trong Danh lục Đỏ IUCN hay những loài thuộc NĐ 32/2006/NĐ-CP. Trong số các loài ghi nhận đã xác định đƣợc 31 loài đang bị đe doạ diệt vong, trong đó thuộc Sách đỏ Việt Nam (2007) có 25 loài trong đó bậc CR có 3 loài, EN có 8 loài, VU có 12 loài, LR có 3 loài, DD có 1 loài; Danh lục đỏ (IUCN, 2018) có 20 loài trong đó CR có 1 loài, EN có 3 loài, VU có 9 loài, DD có 4 loài và NT có 3 loài; và thuộc Nghị Định 32/2006/NĐ-CP có 24 loài trong đó nhóm IB có 15 loài và nhóm IIB có 9 loài.

Yếu tố đặc hữu hẹp của khu hệ thú Khu BTTN Ngọc Linh khá cao, ghi nhận 7 loài có vùng phân bố hẹp ở dãy Trƣờng sơn bao gồm Chà vá Chân xám (Pygathrix cinerea); Vƣợn má vàng (Nomascus gabriellae); Thỏ vằn (Nesolagus timminsi); Mang lớn (Muntinacus vuquangensis); Mang trƣờng sơn (Muntiacus truongsonensis) và 2 loài chuột mới đƣợc phát hiện Chuột chù răng trắng sô-kô-lốp (Crocidura sokolovi) và Chuột chù Zai-sê (Crocidura zaisevi).

Đáng chú ý hiện tại Khu BTTN Ngọc Linh nhóm thú có ý nghĩa bảo tồn cao là bộ Linh trƣởng (Primates). Trong thời gian khảo sát cũng nhƣ tham khảo có chọn lọc các báo cáo trƣớc đây, hiện tại ghi nhận đƣợc 7 loài Linh trƣởng (chiếm 36,36% tổng số các loài linh trƣởng ghi nhận đƣợc ở Việt Nam), gồm: Cu li lớn (Nycticebus bengalensis); Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus); Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides); Khỉ vàng (Macaca mulatta); Khỉ đuôi lợn (Macaca leonia); Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea); Vƣợn đen má vàng (Nomascus gabriellae).

b) Khu hệ Chim

(i) Thành phần loài

Qua điều tra khảo sát thực địa và kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu về chim ở Khu BTTN Ngọc Linh, chúng tôi đã thống kê đƣợc 194 loài chim thuộc 33 họ của 11 bộ.

Bảng 3.13. Thành phần, cấu trúc thành phần loài chim

STT Tên Bộ Số họ Số loài Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 1 Bộ Gà (Galliformes) 1 3,0 7 3,6 2 Bộ Gõ kiến (Piciformes) 2 6,1 9 4,6 3 Bộ Hồng hoàng (Bucerotiformes) 1 3,0 3 1,5 4 Bộ Nuốc (Trogoniformes) 1 3,0 1 0,5 5 Bộ Sả (Coraciiformes) 4 12,1 5 2,6 6 Bộ Cu cu (Cuculiformes) 2 6,1 9 4,6 7 Bộ Yến (Apodiformes) 1 3,0 4 2,1 8 Bộ Cú (Strigiformes) 2 6,1 9 4,6 9 Bộ Bồ câu (Columbiformes) 1 3,0 6 3,1 10 Bộ Hạc (Ciconiiformes) 2 6,1 10 5,2 11 Bộ Sẻ (Passeriformes) 16 48,5 131 67,5 Tổng số 33 100,0 194 100,0

Nguồn tài liệu: Kết quả điều tra chuyên đề Hệ động vật Khu BTTT Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum, năm 2013.

(ii) Các loài chim có giá trị bảo tồn cao

Trong số các loài chim ghi nhận đƣợc ở Khu BTTN Ngọc Linh đã xác định có 12 loài chim có giá trị bảo tồn cao đối với Việt Nam và thế giới, chiếm 6,2% tổng số loài chim ghi nhận đƣợc ở Khu BTTN Ngọc Linh. Đặc biệt, loài chim Khƣớu Ngọc Linh là loài đặc hữu Việt nam.

- Nghị định 32/2006/NĐ-CP (2006): có 9 loài, trong đó có 3 loài thuộc nhóm IB và 6 loài thuộc nhóm IIB.

- Sách Đỏ Việt Nam (2007): có 10 loài, trong đó có 6 loài ở bậc VU, 4 loài ở bậc LR cd.

- Danh Lục Đỏ (IUCN, 2018): 8 loài, trong đó 1 loài bậc VU, 7 ở bậc LR nt. Các số liệu phân tích trên đây cho thấy tầm quan trọng của Khu BTTN Ngọc Linh đối với công tác bảo tồn các loài chim đang bị đe dọa diệt vong ở cấp quốc gia và quốc tế, 12 loài chim có giá trị bảo tồn cao đều có số lƣợng cá thể rất ít và hiếm.

c) Khu hệ bò sát ếch nhái

(i) Thành phần loài

Đã ghi nhận 65 loài thuộc 13 họ, 2 bộ, trong đó Lớp bò sát 24 loài thuộc 7 họ, 1 bộ Lớp lƣỡng cƣ 41 loài thuộc 6 họ, 1 bộ.

(ii) Các loài Bò sát ếch nhái có giá trị bảo tồn cao

- Các loài quý hiếm: Trong số những loài lƣỡng cƣ, bò sát ghi nhận ở khu vực nghiên cứu có 15 loài quý hiếm chiếm 23% tổng số loài ghi nhận bao gồm:

+ 10 loài bị đe dọa cấp quốc gia, ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007): 3 loài ở bậc VU – sẽ nguy cấp (Cóc rừng Ingerophrynus galeatus, Rồng đất Physignathus concincinus,Tắc kè Gekko gecko); 5 loài ở bậc EN – nguy cấp (Ếch gai Quasipa spinosa, Ếch cây phê Rhacophorus feae, Rắn ráo thƣờng Ptyas korros, Rắn cạp nong

Bungarus fasciatus, Rắn hổ mang Naja naja); 2 loài ở bậc CR – cực kỳ nguy cấp (Trăn đất Python molurus, Rắn hổ mang chúa Ophiophagus hannah).

+ 7 loài nằm trong sách đỏ thế giới năm 2018.

+ 5 loài nằm trong Nghị Định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 30/3/2006 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trong đó: 4 loài thuộc nhóm IIB (Trăn đất Python molurus, Rắn ráo thƣờng Ptyas korros, Rắn cạp nong Bungarus fasciatus, Rắn hổ mang Naja naja); 1 loài trong nhóm IB (Rắn hổ mang chúa - Ophiophagus hannah).

- Các loài đặc hữu: 3 loài mới phát hiện ở Khu BTTN Ngọc Linh vừa đƣợc công bố gần đây là 3 loài đặc hữu Việt Nam: Cóc mày ngọc linh (Leptobrachiumngoclinhensis); Cóc mày (Leptolalax croceus); Ếch cây sần sƣơng mù (Theloderma nubulosum.

+ Cóc mày Ngọc linh (Leptobrachium ngoclinhensis) đƣợc Nikolai Orlov công bố năm 2005, loài này đƣợc phát hiện ở độ cao 1.700 - 1.900m tại vùng núi Khu BTTN Ngọc Linh và độ cao 1.600m.

+ Cóc mày (Leptolalax croceus) đƣợc Rowley J.J.L. và cộng sự công bố năm 2010. Loài này đƣợc phát hiện ở độ cao 1316m và chỉ mới đƣợc nghi nhận ở Khu BTTN Ngọc Linh.

+ Và gần đây nhất là loài Ếch cây sần sƣơng mù (Theloderma nubulosum) vừa đƣợc Rowley J.J.L. và cộng sự công bố đầu năm 2012. Loài này mới chỉ đƣợc nghi nhận ở Khu BTTN Ngọc Linh.

d) Khu hệ bƣớm

Tổng kết ghi nhận thành phần loài bƣớm trong khu là 326 loài thuộc 11 họ, 1 bộ. Trong đó, số họ bƣớm xanh có thành phần loài nhiều nhất 60 loài (chiếm 18,40% tổng số loài ghi nhận); họ bƣớm có thành phần loài ít nhất là họ bƣớm Ngọc 2 loài (chiếm 0,61%).

Bảng 3.14. Thành phần cấu trúc khu hệ Bướm

TT Tên Việt Nam Tên khoa học Số loài Tỷ lệ %

1 Họ Bƣớm phƣợng Papilionidae 31 9,51 2 Họ Bƣớm cải Pieridae 34 10,43 3 Họ Bƣớm đốm Danaidae 14 4,29 4 Họ Bƣớm mắt rắn Satyriidae 40 12,27 5 Họ Bƣớm rừng Amathusiidae 11 3,37 6 Họ Bƣớm mõm Acraeidae 3 0,92 7 Họ Bƣớm ngọc Nymphalidae 2 0,61 8 Họ Bƣớm giáp Libytheidae 81 24,85 9 Họ Bƣớm ngao Riodinidae 11 3,37 10 Họ Bƣớm xanh Lycaelidae 60 18,40 11 Họ Bƣớm nhẩy Hesperidae 39 11,96 Tổng 100,00

Nguồn tài liệu: Kết quả điều tra chuyên đề Hệ động vật Khu BTTT Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum, năm 2013.

ơ

3.1.3.1. Thông tin ghi nhận hiện trạng một số loài động vật trong Khu BTTN

a) Thông tin ghi nhận một số loài Thú

Cu li lớn (Nycticebus bengalensis): Đã ghi nhận qua qua phỏng vấn ngƣời dân tại Nóc Ông Luyện, Thôn 4, xã Trà Leng. Con vật có bộ mặt và gáy có nhiều lông trắng ngƣời dân soi đèn có gặp tại tiểu khu 793, 795.

Khỉ vàng (Macaca mulatta siamica): Đã ghi nhận trên thực địa qua ngƣời dân nhìn thấy một đàn ở tiểu khu 806 và qua dấu ăn ở tiểu khu 796, tiểu khu 805 và tiểu khu 856. Sọ và xƣơng Khỉ vàng cũng đƣợc quan sát và sƣu tập làm mẫu tiêu bản ở các thôn 4, Trà Leng; thôn 5 Trà Dơn và thôn 4 Trà Tập.

Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis): Trên thực địa ngƣời dân có gặp 1 đàn ở thƣợng nguồn suối Nƣớc Biêu tiểu khu 858, 882. So với khỉ mặt đỏ thì khỉ đuôi dài ít gặp hơn ở thực địa và mẫu xƣơng sọ ở các hộ dân điều tra.

Mèo rừng (Felis silvestris): Đƣợc ghi nhận là rất phổ biến bắt đƣợc của thợ săn ở các xã nhƣ Trà Linh, Trà Cang, Trà Tập... Theo thông tin phỏng vấn thì hàng năm lƣợng Mèo rừng bẫy, bắt đƣợc khoảng 6 - 7 con. Mẫu thu đƣợc tại nhà của ngƣời dân thôn 2 Trà tập.

Mang Lớn (Muntiacus vuquangensis): Ghi nhận mẫu vật trong đợt khảo sát không thu thập đƣợc chỉ qua phỏng vấn ngƣời dân hàng năm thợ săn bẫy bắt đƣợc 1- 2 con vào các tháng mùa mƣa vị trí tại các tiểu khu 886, 883, 882 và 856.

Sơn dƣơng(Capricornis milneedwardsii): Theo ghi nhận phỏng vấn thì số lƣợng Sơn dƣơng có năm đánh bắt đƣợc 10 đến 15 con trên 1 thôn ở xã Trà Dơn, Trà Tập, Trà Cang..., xƣơng của loài này bán đƣợc khoảng 150.000 đồng/kg và 1 sừng bán 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Nai (Rusa unicolor): Đƣợc ghi nhận qua qua phỏng vấn ngƣời dân thấy dấu chân ở các tiểu khu trong khu rừng đặc dụng và theo phỏng vấn Nai thƣờng thấy dấu chân ở tiểu khu 793, 796, 802, 803 và 825.

Sóc đen (Ratufa bicolor): Tại khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, thƣờng xuyên nghe đƣợc tiếng kêu của loài vào sáng sớm và chiều muộn. Bên cạnh đó, trong đợt khảo sát lập ÔTC đo đếm chất lƣợng rừng đã trực tiếp quan sát đƣợc 2 cá thể sóc đen tại khoảnh 6 tiểu khu 806. Khi sóc đang di chuyển trên tán cây cao. Tình trạng của loài tại đây còn khá phổ biến, sóc hoạt động ở tầm cao, khó bẫy bắt.

Sóc bay lớn (Petaurista philippensis): Đƣợc ghi nhận qua qua phỏng vấn ngƣời dân đi rừng nghe đƣợc tiếng kêu của sóc chập choạng tối và phát hiện có con sóc bay đƣợc, xuất hiện các tiểu khu 883, 886, 882, 858, 802, 803 và 825 trong rừng

đặc dụng. Theo thông tin của dân địa phƣơng, loài dễ bị bẫy bắt và săn bắn nếu ngƣời dân phát hiện ra đƣợc nơi ở của chúng.

b) Thông tin ghi nhận một số loài Chim

Gà lôi trắng (Lophura nycthemera): Không ghi nhận đƣợc trực tiếp loài này tại thực địa mà chỉ ghi nhận đƣợc qua phỏng vấn ngƣời dân và tham khảo tài liệu.

Gà lôi hông tía (Lophura diardi): Không ghi nhận đƣợc trực tiếp loài này tại thực địa mà chỉ ghi nhận đƣợc qua phỏng vấn ngƣời dân và tham khảo tài liệu.

Trĩ sao (Rheinartia ocellata): Đã quan sát đƣợc 1 cá thể Trĩ sao khi đi lập ÔTC đo đếm chất lƣợng rừng tại khoảnh 4 tiểu khu 802.

Hồng Hoàng (Buceros bicornis): Không ghi nhận đƣợc trực tiếp loài này tại thực địa mà chỉ ghi nhận đƣợc qua phỏng vấn ngƣời dân và tham khảo tài liệu.

Khƣớu đầu đen (Garrulax millet): Đã quan sát đƣợc 1 đàn Khƣớu đầu đen khoảng 7 cá thể đang kiếm ăn, phát hiện khi khi đi lập ÔTC đo đếm chất lƣợng rừng tại khoảnh 3 tiểu khu 806.

c) Thông tin ghi nhận một số loài bò sát ếch nhái

Cóc rừng (Ingerophrynus galeatus): Không ghi nhận đƣợc trực tiếp loài này tại thực địa mà chỉ ghi nhận đƣợc qua phỏng vấn ngƣời dân và tham khảo tài liệu. Mẫu loài này đƣợc ghi nhận ở rừng thứ sinh đang phục hồi, trên các thảm mục ven suối nhỏ. Loài này ít bị săn bắt nhƣng số lƣợng loài này hiện nay còn rất ít.

Ếch gai (Quasipa spinosa):

Mẫu loài này đƣợc ghi nhận tại các suối trong rừng sâu, phỏng vấn ngƣời dân đêm đi soi đèn và bắt về làm thực phẩm, loài này bị săn bắt mạnh làm thức ăn nên số lƣợng trong tự nhiên còn rất ít. Ghi nhận ngƣời dân đi soi săn bắt tại các suối nhỏ thƣợng nguồn tại các tiểu khu 804, 805, 806 và 796.

Ếch cây phê (Rhacophorus feae): Mẫu loài này đƣợc ghi nhân trên các cành cây khá cao cạnh các suối. Số lƣợng loài này trong trong khu vực nghiên cứu là rất hiếm.Không ghi nhận đƣợc trực tiếp loài này tại thực địa mà chỉ ghi nhận đƣợc qua phỏng vấn ngƣời dân và tham khảo tài liệu.

Tê tê Java: Mẫu loài này đƣợc ghi nhận tại nhà ngƣời dân bắt đƣợc tại thôn 2 Trà Linh, tuy nhiên qua phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng đôi khi họ bắt găp loài này và có sử dụng làm thực phẩm nên số lƣợng cá thể loài này trong tự nhiên bị giảm mạnh. Ghi nhận Khu BTTN Ngọc Linh qua phỏng vấn ngƣời dân bắt đƣợc nhiều trên hầu hết khu vực ven khu rừng đặc dụng.

Tắc kè (Gekko gecko): Tiếng kêu của loài này đƣợc ghi nhận nhiều ở rừng thứ sinh đang phục hồi. Ghi nhận Khu BTTN Ngọc Linh qua phỏng vấn ngƣời dân bắt đƣợc nhiều trên hầu hết khu vực trong khu rừng đặc dụng.

Trăn đất (Python molurus): Loài này phân bố rộng ở hầu hết các dạng sinh cảnh. Tuy nhiên do bị săn bắt quá mức, số lƣợng cá thể của loài này trong khu vực giảm mạnh. Mẫu thu đƣợc ghi nhận của ngƣời dân đi rừng bắt đƣợc tại tiểu khu 805, 806.

Các loài rắn: Rắn ráo thƣờng – Ptyas korros, Rắn cạp nong – Bungarus fasciatus, Rắn hổ mang trung quốc – Naja atra, Rắn hổ mang chúa – Ophiophagus Hannah phân bố ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau từ nƣơng rẫy cho đến rừng thứ sinh. Hiện nay, do bị săn bắt nên loài này trong khu vực còn lại rất ít. Loài này ghi nhận qua phỏng vấn của ngƣời dân có hầu hết các tiểu khu trong rừng đặc dụng.

d) Thông tin ghi nhận một số loài Bƣớm

Tại Khu BTTN Ngọc Linh không ghi nhận đƣợc trực tiếp của một số loài Bƣớm tại thực địa mà chỉ ghi nhận đƣợc qua phỏng vấn ngƣời dân và tham khảo tài liệu mô tả hình thái cá thể và môi trƣờng sống.

Loài bƣớm (Teinopalpus imperialis)(Theo Igarashi (1987). Môi trƣờng sống của loài này là thƣợng nguồn suối trong rừng ở độ cao 1.700m. Con cái đẻ trứng ở mặt trên lá. Ấu trùng thƣờng ăn lá non. Mặc dù trứng đƣợc đẻ trên lá trƣởng thành, ấu trùng vẫn di chuyển đến lá non để ăn. Ấu trùng ở mặt trên của lá và khi không ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng của khu BTTN ngọc linh, tỉnh quảng nam (Trang 65 - 73)