Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng của khu BTTN ngọc linh, tỉnh quảng nam (Trang 81)

3. Ý nghĩa khoahọc và thực tiễn

3.2.1. Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững

3.2.1.1. Quan điểm quy hoạch

(1) Quy hoạch khu BTTN Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam phải đảm bảo đúng tiêu chí Khu BTTN theo quy định hiện hành và phù hợp với quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nƣớc và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh và cấp huyện.

(2) Quy mô khu BTTN phải đảm bảo đủ hệ sinh thái rừng trong khu vực và không gian sinh sống cho các loài động vật hoang dã. Quy hoạch phải đảm bảo tính thống nhất, khoa học trong mọi hoạt động của khu BTTN, không gây những tác động tiêu cực đối với tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái tự nhiên:

(3) Bảo tồn và duy trì môi trƣờng sống tự nhiên của các loài động thực vật quý hiếm, có sự tác động phù hợp của con ngƣời.

(4) Phục vụ nghiên cứu khoa học, giám sát môi trƣờng và giáo dục cộng đồng, phục vụ cho công tác quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên.

(5) Tạo điều kiện cải thiện đời sống ngƣời dân sống trong và xung quanh khu rừng Đặc dụng, phù hợp với mục tiêu bảo tồn.

(6) Việc phân chia các phân khu chức năng cần đảm bảo đƣợc mục tiêu bảo tồn hệ sinh thái, phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch sinh thái nhằm tạo nguồn thu nhập cho cộng đồng dân cƣ, đồng thời đáp ứng một phần vốn cho công tác bảo tồn.

3.2.1.2. Đề xuất phương án quy hoạch

Hệ sinh thái rừng trên khu vực Khu BTTN Ngọc Linh là hệ sinh thái rừng rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới, đặc trƣng cho vùng Trung Trƣờng Sơn Việt Nam có lịch sử địa chất lâu dài với các loài động, thực vật đặc hữu đã và đang có nguy cơ tiêu giảm do tác động của con ngƣời. Vì vậy, việc lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhằm phát huy tốt khả năng bảo tồn và phát triển bền vững các giá trị hiện có là yêu cầu cấp thiết.

a) Các phƣơng án bảo tồn phát triển

Sau khi điều tra phân tích thực trạng khu vực nghiên cứu, đã đề xuất 2 phƣơng án quy hoạch, cụ thể nhƣ sau:

- Phương án 1:

Quy hoạch bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng trên toàn bộ diện tích rừng, đất rừng đƣợc giao quản lý bảo vệ với diện tích là 32.665,1 ha, trên địa bàn 5 xã thuộc huyện Nam Trà My (Trà Leng, Trà Dơn, Trà Tập, Trà Cang, Trà Linh), bao gồm: rừng đặc dụng (ĐD) 14.882,9 ha; rừng phòng hộ (PH) 10.748,5 ha; rừng sản xuất (SX) 4.653,7 và đất ngoài 3 loại rừng (N3LR) là 2.308,0 ha.

Hình 3.4. Sơ đồ quy hoạch Khu BTTN theo phương án 1

Ưu điểm: Công tác quản lý bảo vệ rừng, đất rừng trên địa bàn huyện đƣợc tinh gọn về chủ quản lý, thuận lợi cho công tác quản lý của đơn vị chủ quản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Nhược điểm: Về quy mô diện tích quy hoạch khu BTNT Ngọc Linh không tuân thủ theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Chính phủ về phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nƣớc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Khu vực quản lý phân tán không tập trung,việc xác định ranh giới khu bảo tồn trên thực địa không rõ ràng. Các chủ rừng nhƣ: Hộ gia đình, UBND xã, Khu BTTN... nằm xen kẽ với nhau dẫn đến việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn.

[

- Phương án 2:

Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng trên diện tích rừng, đất rừng với diện tích là 17.190,0 ha, trên địa bàn 5 xã thuộc huyện Nam Trà My (Trà Leng, Trà Dơn, Trà Tập, Trà Cang và Trà Linh), bao gồm: rừng đặc dụng (ĐD) 14.882,9 ha; rừng phòng hộ (PH) 1.231,2 ha; rừng sản xuất (SX) 266,6 và đất ngoài 3 loại rừng (N3LR) là 809,3 ha.

Hình 3.5. Sơ đồ quy hoạch Khu BTTN theo phương án 2

Ưu điểm: Về quy mô diện tích quy hoạch khu BTNT Ngọc Linh phù hợp theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Chính phủ về phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nƣớc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Quy mô, diện tích Khu BTTN Ngọc Linh đƣợc tập trung và có ranh giới phân cách rõ ràng rất thuận lợi cho công tác quản lý bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng.

Nhược điểm: Là vùng có tính đa dạng sinh học cao, tập trung chủ yếu nguồn tài nguyên động, thực vật rừng quý hiếm trong khu vực. Vì vậy mức đội tác động ảnh hƣởng trực tiếp đến khu rừng đặc dụng là rất lớn, gây khó khăn cho công tác quản lý. b) Lựa chọn phƣơng án phát triển bền vững

Qua kết quả PRA, kết quả ý kiến của một số đơn vị chuyên ngành cũng nhƣ đơn vị chủ quản, đơn vị chủ đầu tƣ, sau khi cân nhắc đánh giá ƣu nhƣợc điểm của từng phƣơng án. Kết quả phƣơng án quy hoạch khu BTTN Ngọc linh tỉnh Quảng Nam về ranh giới khu bảo tồn và các phân khu chức năng đƣợc lựa chọn theo Phương án 2.

Phƣơng án này không những đáp ứng mục tiêu chính là bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng, các giá trị về đa dạng sinh học và các loài động thực vật hiện có; đồng thời giải quyết các mục tiêu không kém phần quan trọng về các vấn đề nhƣ phòng hộ, bảo vệ môi trƣờng, phát triển hệ sinh thái rừng, du lịch sinh thái; hỗ trợ sinh kế phát triển kinh tế cho ngƣời dân sống xung quanh khu BTTN... Phƣơng án sẽ gắn kết đƣợc với các quy hoạch chuyên ngành khác, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển tổng thể kinh tế, xã hội của địa phƣơng trên cơ sở sử dụng tài nguyên hợp lý và bền vững.

3.2.1.3. Quy hoạch Khu BTTN Ngọc Linh

- Căn cứ Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Chính phủ về phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nƣớc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Căn cứ Quyết định số 1332/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc thành lập BQL Khu BTTN Ngọc Linh trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam;

- Căn cứ Quyết định số 120/QĐ-UBND ngày 10/01/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam về Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020;

a) Quy mô, diện tích Khu BTTN Ngọc Linh

- Quy mô, diện tích Khu BTTN Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam với tổng diện tích là 17.190,0 ha, nằm trên địa bàn hành chính của 5 xã: Trà Leng, Trà Dơn, Trà Tập, Trà Cang và Trà Linh (25 tiểu khu và 124 khoảnh), thể hiện tại bảng 3.17:

Bảng 3.17. Diện tích quy hoạch Khu BTTN Ngọc Linh

TT Tiểu khu Khoảnh Diện tích (ha) Tổng 5 xã 25 tiểu khu 124 khoảnh 17.190,0

1 Trà Cang 6 tiểu khu 28 khoảnh 3.268,9

856 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 934,4 857 1, 2, 3, 4 557,4 858 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 1.223,2 859 1, 2 204,4 862 1, 6 197,2 863 1, 2, 3, 5 152,3

2 Trà Dơn 5 tiểu khu 28 khoảnh 4.506,1

802 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 1.295,8

803 1, 2, 3, 4 519,5

804 1, 3, 4, 5, 6, 7 916,9

805 2, 3, 4, 5, 6 754,7

806 1, 2, 3, 4, 5, 6 1.019,2

3 Trà Leng 3 tiểu khu 21 khoảnh 3.302,2

793 1, 2, 3, 4, 5, 6 854,7

795 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 1.012,7 796 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 1.434,8

4 Trà Linh 4 tiểu khu 23 khoảnh 2.902,6

882 1, 2, 3, 4, 5 877,6

883 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 882,3

884 1, 3, 4, 7 240,5

886 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 902,2

5 Trà Tập 7 tiểu khu 24 khoảnh 3.210,2

823 1, 2, 3, 4 581,1 824 1, 2, 3, 4, 5 744,7 825 1, 2, 3 576,7 826 5, 6 227,9 828 1, 2, 3, 4 362,8 830 1, 2, 3, 6 508,2 832 1, 2 208,9

b) Hiện trạng các loại đất, loại rừng trong Khu BTTN Ngọc Linh

Căn cứ kết quả kiểm kê rừng năm 2016 (Quyết định số 4379/QĐ-UBND ngày 13/12/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam) và kết quả rà soát thực địa năm 2018 trên địa bàn 5 xã huyện Nam Trà My, hiện trạng sử dụng loại đất, loại rừng trong Khu BTTN Ngọc Linh đƣợc thể hiện tại bảng 3.18 và bảng 3.19:

Bảng 3.18. Hiện trạng sử dụng đất đai phân theo đơn vị hành chính

TT Trạng thái các loại đất, loại rừng

Diện tích (ha) Đơn vị hành chính (xã) Trà Linh Trà Cang Trà Tập Trà Dơn Trà Leng Tổng cộng 17.190,0 2.902,6 3.268,9 3.210,2 4.506,1 3.302,2 1 Đất có rừng 15.058,8 2.865,2 2.941,6 2.413,0 3.865,3 2.973,6 1.1 Rừng tự nhiên núi đất 15.058,8 2.865,2 2.941,6 2.413,0 3.865,3 2.973,6 a Rừng gỗ 14.762,8 2.812,5 2.898,5 2.304,1 3.775,1 2.972,7 - Rừng gỗ TN núi đất LRTX giàu (TXG) 6.946,1 2.161,5 1.467,2 777,3 1.360,3 1.179,9 - Rừng gỗ TN núi đất LRTX TB (TXB) 5.049,0 262,7 931,8 1.030,2 1.608,9 1.215,5 - Rừng gỗ TN núi đất LRTX nghèo (TXN) 2.761,0 388,3 499,6 489,9 806,0 577,3 - Rừng gỗ TN núi đất LRTX p.hồi (TXP) 6,7 6,7

b Rừng tre nứa TN núi đất (NUA) 4,4 3,5 0,9

c Rừng hỗn giao TN-G (HG2) 291,6 52,7 43,2 105,5 90,2 1.2 Rừng trồng

2 Đất trống 2.092,1 36,2 324,7 776,1 626,5 328,6

3 Các loại đất khác 39,2 1,2 2,5 21,0 14,4

Bảng 3.19. Hiện trạng sử dụng đất đai phân theo chức năng rừng

TT Trạng thái các loại đất, loại rừng Diện tích (ha) Chức năng ĐD PH SX N3LR Tổng cộng 17.190,0 14.882,9 1.231,2 266,6 809,3 1 Đất có rừng 15.058,8 13.675,9 1.175,6 206,3 0,9 1.1 Rừng tự nhiên núi đất 15.058,8 13.675,9 1.175,6 206,3 0,9 a Rừng gỗ 14.762,8 13.445,6 1.175,6 141,7 - Rừng gỗ TN núi đất LRTX giàu (TXG) 6.946,1 6.639,5 306,6 - Rừng gỗ TN núi đất LRTX TB (TXB) 5.049,0 4.526,7 522,3 - Rừng gỗ TN núi đất LRTX nghèo (TXN) 2.761,0 2.272,8 346,6 141,7 - Rừng gỗ TN núi đất LRTX phục hồi (TXP) 6,7 6,7

b Rừng tre nứa TN núi đất (NUA) 4,4 3,5 0,9

c Rừng hỗn giao TN-G (HG2) 291,6 230,3 61,2

1.2 Rừng trồng

2 Đất trống 2.092,1 1.203,5 55,6 60,3 772,7

3 Các loại đất khác 39,2 3,4 35,7

Kết quả số liệu 2 bảng (3.18 và 3.19) cho thấy:

+ Đất có rừng: Diện tích chiếm 87,6% so với tổng diện tích tự nhiên của Khu BTTN Ngọc Linh, bao gồm các loại rừng tự nhiên núi đất (Rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng hỗn giao).

+ Đất trống: Diện tích chiếm 12,2% so với tổng diện tích tự nhiên trong vùng, bao gồm: Trạng thái đất trống có cây gỗ tái sinh và đất trống không có cây gỗ tái sinh.

+ Các loại đất khác: Diện tích chiếm 0,2% so với tổng diện tích tự nhiên trong vùng, bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất chuyên dùng, mặt nƣớc, giao thông...

- Diện tích đất lâm nghiệp 95,3% so với tổng diện tích tự nhiên, trong đó: + Đất rừng đặc dụng chiếm 90,9% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp. + Đất rừng phòng hộ chiếm 7,5% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp. + Đất rừng sản xuất chiếm 1,6% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp. - Diện tích đất ngoài lâm nghiệp chiếm 4,7% so với tổng diện tích tự nhiên. c) Quy hoạch các phân khu chức năng

(i) Cơ sở pháp lý để quy hoạch các phân khu chức năng:

Căn cứ Điều 14 của Quyết định 186/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng;

Căn cứ Chƣơng 2, mục 1, điều 7, 8, 9 của Nghị định 117/2010/NĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ “Quy định quy hoạch rừng đặc dụng” và điều 2, điều 3 của Thông tƣ 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 “Quy định chi tiết thi hành Nghị định 117”.

Căn cứ vào kết quả điều tra bổ sung về đa dạng sinh học động, thực vật năm 2018 của khu vực nghiên cứu.Các phân khu chức năng đƣợc quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế.

- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Là bộ phận của khu rừng đặc dụng đƣợc xác lập có diện tích vừa đủ để bảo vệ nguyên vẹn hệ sinh thái tự nhiên, đáp ứng yêu cầu chủ yếu là duy trì quy luật phát triển tự nhiên của rừng và hệ sinh thái tự nhiên; đƣợc quản lý, bảo vệ chặt chẽ vì mục đích bảo tồn nguyên vẹn, kết hợp tổ chức thực hiện các chức năng khác của rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật.

- Phân khu phục hồi sinh thái: Là bộ phận của khu rừng đặc dụng đƣợc xác lập để khôi phục các hệ sinh thái nhằm đáp ứng yêu cầu chủ yếu là phục hồi rừng và các hệ sinh thái tự nhiên. Phân khu này đƣợc quản lý có tác động bằng một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh và bảo tồn kết hợp với tổ chức thực hiện các chức năng khác theo quy định của pháp luật.

- Phân khu dịch vụ - hành chính: Là bộ phận của khu rừng đặc dụng đƣợc xác lập chủ yếu để xây dựng các công trình làm việc, sinh hoạt của Ban quản lý khu rừng đặc dụng, nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, cứu hộ và phát triển sinh vật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí và tổ chức thực hiện các chức năng khác theo quy định của pháp luật.

(ii) Các tiêu chí để quy hoạch các phân khu chức năng: - Tiêu chí phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:

(1) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bao gồm từ 70% trở lên các mẫu sinh thái đại diện trong khu bảo tồn.

(2) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt phải có các loài sinh vật đặc hữu hoặc quý hiếm đặc trƣng cho khu bảo tồn.

(3) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện diện tích đủ lớn để duy trì bền vững về các mặt sinh học (diện tích tối thiểu trên 1.000 ha), trong đó còn ít nhất là 80% diện tích là các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị đa dạng sinh học cao.

(4) Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cƣ so với diện tích phân khu phải nhỏ hơn 2%

(5) Có ranh giới rõ ràng, dễ nhận biết ngoài thực địa

(6) Xa nơi tập trung dân cƣ và các khu vực có các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội có nguy cơ tác động tới các giá trị tự nhiên và đa dạng sinh học.

- Tiêu chí phân khu phục hồi sinh thái:

(1) Phân khu phục hồi sinh thái bao gồm hầu hết các hệ sinh thái đã bị tác động cần phải phục hồi.

(2) Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cƣ so với diện tích phân khu phải nhỏ hơn 5%

(3) Có ranh giới rõ ràng, dễ nhận biết ngoài thực địa.

- Tiêu chí phân khu hành chính dịch vụ:

(1) Phân khu hành chính – dịch vụ bao gồm hầu hết các hệ sinh thái đã bị tác động, hoặc các danh lam thắng cảnh có thể tổ chức dịch vụ du lịch.

(2) Có đủ mặt bằng để xây dựng các công trình sinh hoạt của ban quản lý, cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí.

(3) Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cƣ so với diện tích phân khu phải nhỏ hơn 10%

(5) Có ranh giới rõ ràng, dễ nhận biết ngoài thực địa.

(iii) Quy hoạch các phân khu chức năng:

* Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

- Đặc điểm rừng và đa dạng sinh học: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt tập trung hầu hết diện tích rừng, đặc biệt là các kiểu rừng còn ít bị tác động, trạng thái rừng giàu và trung bìnhchiếm 69,8%. Đây cũng là vùng phân bố chủ yếu của hầu hết các loài thực vật quý hiếm nhƣ: Sâm ngọc linh, Thông Đà Lạt, Hoàng đàn giả....Số lƣợng động vật còn lại trong Khu BTTN cũng phân bố chủ yếu ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, đặc biệt là các loài đặc hữu, quý hiếm đang bị đe doạ nhƣ Mang Lớn, Sơn dƣơng, Vƣợn má hung, Gà lôi trắng, Khƣớu Ngọc Linh…

- Chức năng: Bảo vệ nghiêm ngặt toàn bộ tài nguyên rừng và đất rừng, cảnh quan và các tài nguyên sinh học, di tích lịch sử của phân khu.

Thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học về rừng, về động thực vật, về địa lý, về cảnh quan khí hậu thuỷ văn theo các chƣơng trình đã đề ra của Khu BTTN. Các hoạt động nghiên cứu, thám hiểm sẽ đƣợc thiết kế trên một số tuyến nhất định, còn phần lớn diện tích sẽ đƣợc giữ yên tĩnh cho động vật sinh sống; Giáo dục và đào tạo về bảo tồn thiên nhiên: Các trƣờng đại học, trung học chuyên nghiệp và phổ thông đƣợc tiến hành các hoạt động thực tập về địa chất, rừng và sinh học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng của khu BTTN ngọc linh, tỉnh quảng nam (Trang 81)