Tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng của khu BTTN ngọc linh, tỉnh quảng nam (Trang 122)

3. Ý nghĩa khoahọc và thực tiễn

3.2.3. Tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá

3.2.3.1. Tổ chức thực hiện

a) Sở Nông nghiệp & PTNT (ủy quyền cho Chi cục kiểm lâm)

- Tham mƣu với UBND tỉnh và tổ chức thực hiện quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ và phát triển rừng.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện quy hoạch của Ban quản lý khu BTTN Ngọc Linh.

- Phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài chính, hàng năm xây dựng kế hoạch ngân sách phục vụ cho hoạt động của khu BTTN Ngọc Linh theo quy hoạch.

- Phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Nam Trà My thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về lâm nghiệp trên dịa bàn, kiểm tra, giám sát các hoạt động theo kế hoạch của Ban quản lý khu BTTN.

- Hƣớng dẫn Ban quản lý xây dựng, trình duyệt các dự án đầu tƣ theo quy hoạch đƣợc duyệt.

- Ban hành quy phạm, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật theo thẩm quyền và hƣớng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;

b) Sở Kế hoạch và Đầu tƣ

Cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tƣ cho khu BTTN Ngọc Linh thực hiện các nhiệm vụ liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở; Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính kiểm tra, giám sát việc đầu tƣ cho khu BTTN Ngọc Linh.

c) Sở Tài chính

Đảm bảo kinh phí hoạt động thƣờng xuyên đối với các khu rừng đặc dụng, thực hiện các nhiệm vụ liên quan thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở.

d) Sở Tài nguyên và Môi trƣờng

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hƣớng dẫn, kiểm tra Ban quản lý khu BTTN về quản lý đất đai, bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học đối với hệ thống các khu rừng đặc dụng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho Ban quản lý khu BTTN Ngọc Linh.

e) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hƣớng dẫn, kiểm tra Ban quản lý khu BTTN trong việc tổ chức quản lý các hoạt động du lịch sinh thái, bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử, trong khu BTTN Ngọc Linh.

f) Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xem xét, trình UBNDtỉnh về kế hoạch tổ chức biên chế nhân sự cho khu BTTN Ngọc Linh.

g) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện

- Phối hợp với Ban quản lý khu BTTN Ngọc Linh quản lý rừng đặc dụng trên địa bàn theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg, ngày 01/6/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách đầu tƣ phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020 và các quy định hiện hành.

- Chỉ đạo UBND các xã phối hợp với Ban quản lý khu BTTN Ngọc Linh xác định cụ thể diện tích, ranh giới của khu RĐD để cắm mốc và tổ chức việc giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình.

- Chỉ đạo các phòng ban chức năng thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nƣớctheo quy định hiện hành đối với khu BTTN Ngọc Linh.

- Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của phápluật về quản lý rừng đặc dụng trên địa bàn.

i) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã có khu BTTN và vùng đệm

- Phối hợp với Ban quản lý khu BTTN Ngọc Linh quản lý rừng đặc dụng trên địa bàn theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách đầu tƣ phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020 và các quy định hiện hành.

- Trực tiếp quản lý các hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn.

- Cùng với Ban quản lý xác định ranh giới các loại rừng tại thực địa.

- Kết hợp với cơ quan Nhà nƣớc, ban quản lý các dự án thực hiện việc giao, khoán rừng cho cộng đồng, hộ gia đình trong xã. Xác nhận tƣ cách pháp nhân của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân trong các hợp đồng kinh tế với Ban quản lý.

- Quản lý theo dõi việc sử dụng rừng của các hộ nhận rừng. Trực tiếp giải quyết các thủ tục liên quan đến quyền hƣởng lợi theo quy định của chính sách Nhà nƣớc. Phối hợp với Ban quản lý, kiểm tra giám sát việc di dân tự do, tách hộ, việc sử dụng rừng và đất lâm nghiệp. Xử lý các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp theo thẩm quyền. Hoà giải các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn.

- Vận động, tổ chức nhân dân thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừngtrên địa bàn xã.

3.2.3.2. Giám sát đánh giá

a) Giám sát

- Mục tiêu giám sát đánh giá: Nhằm đánh giá kết quả thực hiện các hạng mục công việc trong thực tế so với Quy hoạch đã đề ra và đƣa ra những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo tất cả các hạng mục công việc đều đƣợc thực hiện theo đúng quy hoạch.

- Nội dung giám sát: Giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; giám sát tiến độ thực hiện quy hoạch, giám sát việc thực hiện chế độ chính sách trong bảo vệ và phát triển rừng và đâu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Tất cả các dự án có sử dụng đất của khu BTTN Ngọc Linh đều thuộc đối tƣợng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng trình cơ quan có thẩm quyền theo qui định của pháp luật hiện hành.

b) Đánh giá

- Các chỉ tiêu sau cần đƣợc đánh giá: + Diện tích bảo vệ và phát triển rừng; + Chất lƣợng rừng;

+ Khả năng thành rừng;

+ Chất lƣợng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng; + Thời gian, tiến độ thực hiện;

+ Số hộ gia đình tham gia dự án đƣợc cải thiện đời sống; + Lợi ích kinh tế do dự án bảo vệ và phát triển rừng mang lại.

- Kế hoạch giám sát: Hàng năm tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kịp thời đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của khu BTTN Ngọc Linh.

- Phƣơng pháp thu thập thông tin: kiểm tra các số liệu thống kê, hồ sơ thiết kế trồng, bảo vệ, khoanh nuôi, quản lý bảo vệ rừng... tại hiện trƣờng.

- Thành quả giám sát, đánh giá: thành quả theo dõi đánh giá là báo cáo, biên bản giám sát đánh giá và đề xuất để cải thiện tình hình thực hiện của dự án.

3.2.4. Giải pháp về môi trường

Quy hoạch có xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng nên trong quá trình thực thi cần chú ý một số vấn đề sau:

- Đối với khu vực xây dựng lớn cần phải có đánh giá tác động về môi trƣờng; - Không làm mất hoặc chia cắt các sinh cảnh của các loài động thực vật hoặc làm xáo trộn, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.

- Không gây ô nhiễm môi trƣờng bởi các chất thải xây dựng và các rác thải khác. - Không đổ đất đá, chất thải xuống các sông suối làm nghẽn dòng chảy làm ô nhiễm dòng nƣớc và môi trƣờng, ảnh hƣởng tới đời sống sinh hoạt và sản xuất của cộng đồng địa phƣơng.

3.2.5. Giải pháp về cơ chế chính sách

Do quy hoạch có tính chất đặc thù, có tính chiến lƣợc về BTTN, bảo vệ môi trƣờng và phát kinh tế xã hội ở vùng sâu xa của tỉnh, nên Uỷ ban nhân dân tỉnh cần xây dựng một cơ chế chính sách riêng để thực thi dự án, cụ thể nhƣ sau:

- Về chính sách sử dụng đất đai, tỉnh chỉ đạo Khu BTTN và các ban ngành quy hoạch chi tiết đất nông nghiệp vùng núi để ngƣời dân không phát nƣơng rẫy và canh tác trong Khu BTTN. Uỷ ban nhân dân các huyện, các xã trong vùng có trách nhiệm giải quyết các vấn đề giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai.

- Về chính sách đầu tƣ tín dụng: Ghi riêng nguồn vốn đầu tƣ cho Khu BTTN để dự án chủ động vốn hàng năm chi tiêu đúng với tiến độ đã đề ra; Vì đây là vùng sâu xa, địa hình dốc và phức tạp nên tỉnh có chính sách riêng về định mức trồng rừng các loài cây quý hiếm bản địa; Xây dựng cơ chế cho vay vốn tín dụng với lãi xuất ƣu đãi hoặc không lãi khuyến khích vay vốn phát triển kinh tế xã hội.

- Về chính sách phát triển kinh tế xã hội: Có cơ chế và chính sách ƣu đãi cho ngƣời dân sống trong Khu BTTN tham gia các hoạt động của khu bảo tồn nhƣ miễn giảm các loại thuế, học phí cho con em, lao động công ích, tìm nguồn vốn không hoàn lại xây dựng cơ sở hạ tầng...

3.2.6. Giải pháp kỹ thuật và khoa học công nghệ

3.2.6.1. Về kỹ thuật

- Các chƣơng trình hoạt động đều phải tuân thủ theo các phƣơng án quy hoạch và phải lập dự án đầu tƣ, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các dự án đầu tƣ đều phải xây dựng các giải pháp kỹ thuật cụ thể.

- Chuyển giao, tập huấn kỹ thuật trƣớc khi thực hiện chƣơng trình hoạt động. - Công tác tập huấn không chỉ nhằm vào đội ngũ cán bộ mà phải nhằm vào ngƣời dân địa phƣơng.

- Thăm quan học tập xây dựng các mô hình ở các Vƣờn quốc gia, các Khu bảo tồn khác để rút ra các bài học kinh nghiệm cho các chƣơng trình hoạt động.

3.2.6.2. Về khoa học công nghệ

- Nghiên cứu mô hình quản lý rừng bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng. Điều cần thiết chính là phải đạt đƣợc tiếng nói chung, đạt đƣợc sự đồng thuận giữa ngƣời dân và những ngƣời làm công tác bảo tồn. Kết hợp chặt chẽ giữa “5 nhà: nhà nông, nhà đầu tƣ, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà làm chính sách”.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thƣờng xuyên cập nhật tình hình bảo vệ rừng. Xây dựng hệ thống cảnh báo cháy rừng, hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy phòng chống cháy rừng.

- Ứng dụng công nghệ gen, công nghệ tế bào trong việc tạo, nhân giống nhằm bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng của khu BTTN Ngọc Linh.

- Ứng dụng các nghiên cứu khoa học đã thực hiện có liên quan đến các chƣơng trình hoạt động.

Lồng ghép các giải pháp kỹ thuật, khoa học công nghệ với các kỹ năng tiếp cận xã hội nhằm cùng với chính quyền lôi kéo ngƣời dân địa phƣơng tham gia công tác bảo tồn cũng nhƣ củng cố và xây dựng mối quan hệ với các cơ quan, đoàn thể trong vùng nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nƣớc, các tổ chức phi chính phủ.

3.2.7. Giải pháp giảm thiểu nhằm bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học vùng đệm Khu BTTN Ngọc Linh Khu BTTN Ngọc Linh

3.2.7.1. Giải pháp giảm thiểu về mất rừng do canh tác nương rẫy

- Rà soát diện tích rừng và đất lâm nghiệp còn lại giao về cho chính quyền địa phƣơng để xây dựng biện pháp quản lý rừng có hiệu quả hơn.

- Lực lƣợng kiểm lâm khu bảo tồn tăng cƣờng tham mƣu cho ban quản lý chủ động lập kế hoạch và xác định rõ thời điểm, địa điểm thƣờng xẩy ra vi phạm phá rừng.

- Chính sách ƣu đãi cho ngƣời dân vay vốn làm ăn, hỗ trợ cây con giống, hƣớng dẫn các biện pháp kỹ thuật.

- Mở các trung tâm dạy nghề cho các thanh thiếu niên, phát triển các ngành nghề truyền thống nhƣ đan lác, dệt thổ cẩm.

- Tuyên truyền, giáo dục cho ngƣời dân về lợi ích của ĐDSH, lợi ích của rừng.

3.2.7.2. Giải pháp giảm thiểu về khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giấu lâm sản trái pháp luật

- Tăng cƣờng các đợt tuần tra, truy quét, phá bỏ các loài bẫy trong Khu bảo tồn. Lập các chốt chặn để kiểm tra tại các điểm nóng về phá rừng.

- Lực lƣợng liên ngành phải kiểm tra, quản lý chặt chẽ ngƣời và phƣơng tiện ra vào, kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng; phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để chủ rừng, chính quyền địa phƣơng và các lực lƣợng chức năng thực hiện nhiệm vụ tại khu vực quản lý.

- Thƣờng xuyên kiểm tra theo dõi tại các cơ sở chế biến gỗ trong khu vƣc, xử lý nghiêm đối với những trƣờng hợp sử dụng và tích trữ các loại gỗ không có nguồn gốc, cƣơng quyết đình chỉ những cơ sở không có giấy phép kinh doanh.

- Đối với chủ rừng khi có tình trạng khai thác trái phép mà không phát hiện thì ngoài việc bị xử lý trách nhiệm, chủ rừng còn bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, cần tăng mức hình phạt đối với các trƣờng hợp vi phạm.

- Lực lƣợng chức năng tăng cƣờng kiểm tra việc mua bán, vận chuyển, quảng cáo, kinh doanh động vật hoang dã trên địa bàn; tổ chức ký cam kết không mua bán, kinh doanh động vật hoang dã trái phép với các nhà hàng, quán ăn; quản lý chặt chẽ các trại nuôi động vật hoang dã theo quy định.

3.2.7.3. Giải pháp giảm thiểu về khai thác củi đốt

- Tuyên truyền vận động ngƣời dân ý thức hơn trong việc sử dụng tài nguyên. hạn chế sử dụng củi đốt thay thế nguồn nhiên liệu khác nhƣ rơm rạ, cành lá cây khô.

- Hỗ trợ kinh phí cho ngƣời dân xây dựng các bể bioga, xây dựng các bếp lò nhằm tiết kiệm nhiên liệu.

3.2.7.4. Giải pháp giảm thiểu về chăn thả gia súc trên rừng và đất rừng

Thống kê đầy đủ số gia súc và số hộ chăn thả trong khu bảo tồn, theo dõi, giám sát và kiểm soát chặt chẽ việc ngƣời dân vào chăn thả trong Khu BTTN bằng các phƣơng pháp tuyên truyền vận động và quy hoạch khu vực chăn thả, kiểm dịch định kỳ cho đàn gia súc.

3.2.7.5. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý

- Bổ sung thêm cán bộ chuyên môn về bảo tồn, tăng cƣờng lực lƣợng kiểm lâm và đầu tƣ trang bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, tăng cƣờng phối hợp giữa tất cả các chốt chặn, tăng cƣờng các đợt tuần tra, kiểm soát, truy quét.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý và học hỏi kinh nghiệm của các Khu bảo tồn các Vƣờn quốc gia trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài.

- Cán bộ Khu bảo tồn luôn sâu sát với quần chúng nhân dân địa phƣơng, nắm rõ tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời dân để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

3.3. Hiệu quả của các giải pháp bảo tồn và PTBV khu BTTN

3.3.1. Về khoa học và bảo tồn thiên nhiên

- Bảo vệ đƣợc các mẫu rừng nhiệt đới ở khu vực Trung Trƣờng Sơn. Trong đó, tồn tại mẫu rừng có loài sâm Ngọc Linh đặc hữu Việt Nam và loài khƣớu Ngọc Linh mới chỉ tìm thấy ở khu vực này.

- Bảo vệ, phục hồi và phát triển đƣợc hệ động, thực vật phong phú điển hình nhất phân bố ở các vùng núi cao của Việt Nam, bao gồm 385 loài thực vật bậc cao có mạch đã ghi nhận bƣớc đầu tại Khu BTTN Ngọc Linh và 676 loài động vật.

- Bảo vệ các nguồn gen quí hiếm, đặc hữu của nhiều loài động thực vật của Việt Nam. Về thực vật có 16 loài ghi trong danh lục các loài thực vật bị đe dọa toàn cầu (IUCN, 2018), 16 loài ghi trong sách đỏ của Việt Nam (2007). Về động vật có 47 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (2007) và 35 loài nằm trong sách đỏ thế giới IUCN 2018 và 38 loài nằm trong nghị định 32. Đặc biệt, đây là nơi phát hiện đƣợc các loài đặc hữu nhƣ khƣớu Ngọc Linh, Sâm ngọc linh… chúng là các loài hiện đang bị đe dọa cấp quốc gia và quốc tế và là mối quan tâm trong công tác bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng của khu BTTN ngọc linh, tỉnh quảng nam (Trang 122)