Những mối đe dọa chính vào rừng đặc dụng Khu BTTN NgọcLinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng của khu BTTN ngọc linh, tỉnh quảng nam (Trang 75 - 79)

3. Ý nghĩa khoahọc và thực tiễn

3.1.5. Những mối đe dọa chính vào rừng đặc dụng Khu BTTN NgọcLinh

3.1.5.1. Định cư và phong tục tập quán người dân trong vùng

Tổng số thôn của 5 xãtrong vùng có rừng đặc dụng quy hoạch Khu BTTN Ngọc Linh là 24 thôn với 122 nóc, trong đó có 2 thôn nằm trong ranh giới quy hoạch là thôn 5 Trà Dơn và thôn 2 Trà Tập (thôn 2 Trà Tập có 2 Nóc).

Theo kết quả điều tra, phỏng vấn tổng số hộ của 2 thôn sống trong ranh giới quy hoạch Khu BTTN Ngọc Linh là 78 hộ gia đình với 346 nhân khẩu. Đặc điểm thành phần dân tộc các thôn chủ yếu là dân tộc Ca Dong (chiếm 100%), phong tục tập quán còn lạc hậu. Ngƣời dân chủ yếu sống dựa vào rừng, dựa vào các tài nguyên thiên nhiên sẵn có từ rừng. Phát triển kinh tế phục vụ đời sống chủ yếu là phát nƣơng làm rẫy trồng Lúa, Ngô, Sắn và chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm nhƣ Trâu, Bò, Heo, Dê, gà..., và bẫy thú, hái lƣợm sản phẩm lâm sản từ rừngvới mục đích tự cung tự cấp lƣơng thực, thực phẩm cho chính họ. Vì vậy việc tác động vào tài nguyên rừng trong Khu BTNT không thể tránh khỏi, đây là mối đe dọa thách thức lớn đến tài nguyên rừng cũng nhƣ công tác quản lý bảo vệ rừng trong khu vực. Các cấp chính quền cần phải có định hƣớng chiến lƣợc cho công tác di dời định cƣ cộng đồng dân cƣ trong vùng ranh giới khu bảo tồn để đảm bảo cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững.

3.1.5.2. Săn bắt động vật hoang dã

Theo kết quả PRA cho thấy trong 2 thôn nằm trong ranh giới Khu BTTN Ngọc Linh có khoảng 15 hộ gia đình chuyên bẫy và săn bắt thú rừng, qua khảo sát họ là những ngƣời đàn ông trong gia đình chuyên vào rừng đặt bẫy với những loài có giá trị thực phẩm và thƣơng mại cao thì đem bán còn lại làm thực phẩm tự cung cấp cho gia đình và bà con trong thôn bản. Đây là mối đe dọa thách thức lớn đến tài nguyên động vật rừng trong khu rừng đặc dụng.

Tài nguyên động vật rừng đã suy giảm một cách nhanh chóng so sánh với sau 10 năm trƣớc, theo kết quả PRA cho thấy hiện tại một số loài động vật quý hiếm không còn nhìn thấy nữa nhƣ Gấu, Báo gấm...., chỉ có một số ngƣời hay đi rừng thỉnh thoảng mới gặp đƣợc các dấu tích nhƣ dấu chân, vết cào trên cây...

Tài nguyên thực vật rừng của khu vực Ngọc Linh là các khu rừng già chức năng đặc dụng đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt cho nên không có sự biến động nhiều về diện tích tài nguyên rừng. Vì vậy sự suy giảm tài nguyên động vật rừng nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động săn bắn. Qua đó ta có thể thấy sức ép lớn đối với quần thể động vật hoang dã đơn thuần chỉ là săn bắn, đặc biệt đối với thú lớn, các loài có giá trị thực phẩm và thƣơng mại nhƣ Hổ, Gấu, Mang, Báo gấm,...

3.1.5.3. Thu hái lâm sản ngoài gỗ

Hầu hết các lâm sản rừng đƣợc cộng đồng địa phƣơng thu hái tự do, theo kết quả PRA tại thôn 2 và 4 xã Trà Tập cho thấy tình trạng khan hiếm của lâm sản rừng sau 10 năm (bảng 3.15). Khai thác không bền vững của cộng đồng địa phƣơng có thể dẫn tới tình trạng tuyệt diệt của một số loại lâm sản trong địa bàn. Do vậy, tuyên tuyền, hƣớng dẫn ngƣời dân địa phƣơng thay đổi quan niệm, biết sử dụng bền vững nhằm tái tạo và phát triển nguồn tài nguyên rừng đang ngày cạn kiệt.

[

Bảng 3.15. Tình trạng săn bắn và khai thác sử dụng lâm sản

Lâm sản Nơi thu hái Mùa thu hái Đối tƣợng thu hái Phƣơng pháp Bán Sử dụng Tổ chức thu hái Tình trạng Năm 2008 Năm 2018 Măng Rừng tre nứa 11-12 Đàn ông,

phụ nữ Đào Không Có Cá nhân +++ +++ Mây Rừng giàu

& TB

Quanh

năm Đàn ông Chặt Có Có Cá nhân +++ + Sa nhân Rừng giàu

& TB 6-7

Đàn ông,

phụ nữ Hái Có Không Cá nhân ++ + Trám Rừng già 9-10 Thanh

niên Hái Có Không Cá nhân ++ + Tre nứa Rừng tre nứa Quanh năm Đàn ông Chặt Không Có Cá nhân +++ +++

Ƣơi Rừng già 7-8 Thanh

niên Hái có Không Cá nhân +++ + Bời lời Rừng giàu

& TB Quanh năm Đàn ông, phụ nữ Chặt có Không Cá nhân ++ + Mật ong Rừng giàu & TB 7-8 Thanh

niên Trèo Có Không Cá nhân +++ + Chồn rừng Quanh

năm Đàn ông Bẫy Không Có Cá nhân +++ ++ Gà rừng Nƣơng rẫy, rừng Quanh năm Đàn ông Bẫy Không có Cá nhân +++ +++

Gấu Rừng già Quanh năm Đàn ông Bẫy có Có Cá nhân ++ + Khỉ Rừng giàu

& TB

Quanh

năm Đàn ông Bẫy có Có Cá nhân +++ ++ Lơn

rừng

Nƣơng rẫy, rừng

Quanh

năm Đàn ông Bẫy Không Có Cá nhân +++ ++ Mang Nƣơng rẫy,

rừng

Quanh

năm Đàn ông Bẫy Không Có Cá nhân +++ ++ Nai Rừng già Quanh

năm Đàn ông Bẫy Không Có Cá nhân ++ + Nhím Nƣơng rẫy,

rừng

Quanh

năm Đàn ông Bẫy Có Có Cá nhân +++ ++ Rắn Mọi nơi Quanh năm Đàn ông Bẫy Có Không Cá nhân +++ ++ Sóc rừng Quanh năm Đàn ông Bẫy Không có Cá nhân +++ ++ Sơn

dƣơng Rừng già

Quanh

năm Đàn ông Bẫy Không Có Cá nhân ++ + Vƣợn Rừng già Quanh

ơ

3.1.5.4. Khai thác gỗ trái phép

Tài nguyên gỗ trong khu vực rừng đặc dụng Ngọc Linh có giá trị thƣơng mại cao, có nhiều loại gỗ quý nhƣ Hoàng đàn, Thông Đà Lạt... Diện tích rừng giàu và trung bình chiếm 69,8% diện tích khu bảo tồn với trữ lƣợng gỗ lớn. Nhu cầu về gỗ hiện tại trong khu vực cũng nhƣ ở trên địa bàn huyện Nam Trà My là làm nhà và vật dụng mộc dân dụng, đặc biệt là hàng mỹ nghệ mộc dân dụng đã xuất hiện thành hàng hóa. Hiện nay một số các xƣởng mộc mỹ nghệ đã hình thành trên địa bàn huyện Nam Trà My đây cũng chính là nguyên nhân tiêu thụ các nguồn nguyên liệu gỗ quý đáp ứng nhƣ cầu tiêu dùng cũng nhƣ thƣơng mại của ngƣời dân.

Đối với trong khu vực khu bảo tồn việc khai thác gỗ cung cấp nguyên liệu là không thể vì đây là khu vực chủ yếu là rừng đặc dụng và phòng hộ, và địa phƣơng đã thực hiện tốt chính sách đóng cửa rừng. Vì vậy các nguồn nguyên liệu trên chủ yếu là do khai thác gỗ rừng tự nhiên trái phép, bên cạnh đó giao thông ngày phát triển, đƣờng xã đƣợc sửa chữa nâng cấp thuận lợi cho đi lại, dẫn đến thúc đẩy hoạt động khai thác gỗ trái phép với mục đích thƣơng mại đó cũng là một trong những thác thức lớn đến việc bảo tồn những loài cây gỗ quý hiếm trong khu vực.

3.1.5.5. Phá rừng làm nương rẫy

Do điều kiện địa hình nên phƣơng thức canh tác trên đất dốc là phƣơng thức phổ biến của cộng đồng địa phƣơng tại đây. Theo phƣơng thức canh tác của ngƣời dân địa phƣơng, hộ gia đình thƣờng có các mảnh rẫy canh tác luôn phiên sau thời gian nhất định khi đất bạc màu họ chuyển sang nƣơng khác. Đối tƣợng để canh tác ở đây là nƣơng rẫy cũ, đất trống, rừng non và rừng thứ sinh. Phƣơng thức canh tác nông nghiệp của cộng đồng địa phƣơng trong vùng ít có ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng và mất ít rừng. Đặc biệt là trong khu vực có 2 thôn nằm trong ranh giới đề xuất quy hoạch Khu BTTN Ngọc Linh là thôn 5 Trà Dơn và thôn 2 Trà Tập (thôn 2 Trà Tập có 2 Nóc). Qua kết quả khảo sát vốn đất sẵn có phục vụ cho nông nghiệp đảm bảo duy trì ổn định lƣơng thực trong vùng nếu cộng đồng địa phƣơng biết canh tác bền vững, giảm sức ép tác động vào rừng đặc dụng với việc thay thế đất rừng bằng đất nông nghiệp vùng đệm khu bảo tồn là di dân ra ngoài vùng lõi KBT.

3.1.5.6. Mật độ dân cư

Mặc dù có những hạn chế khi khảo sát tình hình kinh tế xã hội nhƣ tìm hiểu sự đa dạng trong sử dụng tài nguyên rừng giữa các thôn bản. Tuy nhiên qua kết quả PRA cho thấy cách thức sử dụng tài nguyên rừng giống nhau giữa các hộ gia đình điều đó chứng tỏ cộng đồng địa phƣơng từ lâu đời có kiến thức sử dụng lâm sản là nhƣ nhau trong đó bao gồm các loại hộ có điều kiện kinh tế khác nhau. Thực tế cho thấy sức ép

của cộng đồng địa phƣơng đến khu bảo tồn thiên nhiên khi thành lập phụ thuộc vào mật độ dân số của địa phƣơng.

Bảng 3.16. Mức độ tác động tới khu bảo tồn theo mật độ dân cư

Mật độ dân số (ngƣời/km2) Mật độ dân số so với diện tích rừng tự nhiên Mức độ tác động Trà Linh 43 95 Trung bình Trà Cang 38 138 Cao Trà Tập 36 117 Cao Trà Dơn 31 85 Trung bình Trà Leng 20 78 Trung bình

Kết quả bảng 3.16 cho thấy đối với các xã vùng đệm khu bảo tồn xác định mức độ tác động theo mật độ dân số tự nhiên của từng xã và theo diện tích rừng tự nhiên là: Hai xã Trà Cang và Trà Tập có sức ép vào rừng cao; 03 xã Trà Linh, Trà Dơn và Trà Leng có mức độ trung bình, do vậy để hỗ trợ công tác bảo tồn thành công thì các chƣơng trình phát triển vùng đệm phải xác định mục đích cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng của khu BTTN ngọc linh, tỉnh quảng nam (Trang 75 - 79)