Về khoahọc và bảo tồn thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng của khu BTTN ngọc linh, tỉnh quảng nam (Trang 128 - 154)

3. Ý nghĩa khoahọc và thực tiễn

3.3.1. Về khoahọc và bảo tồn thiên nhiên

- Bảo vệ đƣợc các mẫu rừng nhiệt đới ở khu vực Trung Trƣờng Sơn. Trong đó, tồn tại mẫu rừng có loài sâm Ngọc Linh đặc hữu Việt Nam và loài khƣớu Ngọc Linh mới chỉ tìm thấy ở khu vực này.

- Bảo vệ, phục hồi và phát triển đƣợc hệ động, thực vật phong phú điển hình nhất phân bố ở các vùng núi cao của Việt Nam, bao gồm 385 loài thực vật bậc cao có mạch đã ghi nhận bƣớc đầu tại Khu BTTN Ngọc Linh và 676 loài động vật.

- Bảo vệ các nguồn gen quí hiếm, đặc hữu của nhiều loài động thực vật của Việt Nam. Về thực vật có 16 loài ghi trong danh lục các loài thực vật bị đe dọa toàn cầu (IUCN, 2018), 16 loài ghi trong sách đỏ của Việt Nam (2007). Về động vật có 47 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (2007) và 35 loài nằm trong sách đỏ thế giới IUCN 2018 và 38 loài nằm trong nghị định 32. Đặc biệt, đây là nơi phát hiện đƣợc các loài đặc hữu nhƣ khƣớu Ngọc Linh, Sâm ngọc linh… chúng là các loài hiện đang bị đe dọa cấp quốc gia và quốc tế và là mối quan tâm trong công tác bảo tồn.

- Nâng cao độ che phủ và chất lƣợng của rừng, duy trì và tăng cƣờng đƣợc chức năng phòng hộ đầu nguồn các con sông, suối trong khu vực đầu nguồn.

- Bảo vệ đƣợc những giá trị tài nguyên sinh thái tiềm năng cho chiến lƣợc phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Quảng Nam cũng nhƣ của Việt Nam

- Bảo vệ tốt Khu BTTN sẽ đảm bảo cho một hiện trƣờng ổn định cho công tác nghiên cứu khoa học về các mặt địa chất, thổ nhƣỡng, quá trình hình thành vỏ trái đất, khảo cổ, đa dạng sinh học, dân tộc học....

- Khu BTTN là một hình ảnh sinh động cho công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu thiên nhiên đất nƣớc và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác bảo tồn thiên nhiên ở Khu BTTN nói riêng và toàn quốc nói chung.

3.3.2. Về môi trường

- Khu BTTN ở vào vị trí đặc biệt, là đầu nguồn của nhiều sông suối nhỏ chảy vào Sông Tranh đổ ra biển ở Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Cung cấp nƣớc tới tiêu và sinh hoạt cho ngƣời dân ở hạ lƣu. Ngoài ra còn phục vụ cho ngành điện nhƣ thủy điện Sông Tranh.

- Đầu tƣ bảo vệ đƣợc hơn 15.000 ha rừng tự nhiên, trồng đƣợc hàng nghìn cây cảnh quan môi trƣờng khác sẽ tăng hiệu quả phòng hộ đầu nguồn và môi trƣờng trong khu vực.

- Diện tích rừng nói chung của nƣớc ta hàng năm tuy có tăng, nhƣng chất lƣợng rừng tự nhiên vẫn giảm. Đầu tƣ phát triển Khu BTTN bằng công tác quản lý bảo vệ

rừng, khoanh nuôi làm giàu rừng, trồng rừng cây quý hiếm sẽ làm tăng phẩm chất của rừng phát huy vai trò phòng hộ môi trƣờng.

- Bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ môi trƣờng sống của các loài động thực vật trong khu vực. Đây là cơ hội tồn tại và phát triển tăng số lƣợng cá thể của các loài động, thực vật đang đứng trƣớc nguy cơ bị tiêu diệt.

- Dự án còn mang lại hiệu quả tích cực về mặt giáo dục môi trƣờng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng sống của con ngƣời.

3.3.3. Về kinh tế - Xã hội

- Huy động đƣợc lao động nhàn rỗi ở các xã vùng đệm vào các hoạt động trồng rừng, giao khoán bảo vệ rừng và góp phần giảm nghèo cho số hộ nghèo trên địa bàn các xã vùng đệm (hiện tại tỷ lệ hộ đói nghèo trong khu vực chiếm 70,4%).

- Các hoạt động có ngƣời dân tham gia sẽ tạo ra phong trào toàn dân bảo vệ rừng, phát triển kinh tế rừng và sử dụng rừng bền vững. Nâng cao thu nhập của ngƣời dân thông qua các hoạt động của dự án nhƣ trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

- Thông qua các hoạt động tham gia dự án ngƣời dân phần nào nâng cao nhận thức về các giá trị của Khu BTTN, nâng cao ý thức tham gia công tác bảo tồn thiên nhiên. Trong tƣơng lai, công tác bảo tồn của Khu BTTN sẽ gắn liền với quá trình phát triển kinh tế xã hội của ngƣời dân trong vùng.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng của Khu BTTN Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý hiện hành của các bộ, ngành, trung ƣơng và địa phƣơng và cơ sở thực tiễn về điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong khu vực. Quá trình nghiên cứu, xây dựng đã hoàn thành và đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau:

- Những kết quả điều tra và đánh giá đặc điểm tài nguyên rừng của Khu BTTN Ngọc Linh đã khẳng định: Đây là một trong những khu rừng có tính đa dạng sinh học cao, cần đƣợc bảo tồn, gìn giữ và phát triển.

+ Đối với khu hệ thực vật rừng: Trong khu vực đã ghi nhận đƣợc 385 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 260 chi, 122 họ. Trong tổng số 385 loài thực vật đã ghi nhận, có 16 loài ghi trong danh lục các loài thực vật bị đe dọa toàn cầu (IUCN, 2018), 16 loài ghi trong sách đỏ của Việt Nam 2007.

Hiện trạng các loại rừng trong Khu BTTN Ngọc Linh, qua điều tra thực tế đã xác định đƣợc 6 trạng thái rừng rừng tự nhiên đó là: Rừng gỗ TN núi đất LRTX giàu (TXG); Rừng gỗ TN núi đất LRTX TB (TXB); Rừng gỗ TN núi đất LRTX nghèo (TXN); Rừng gỗ TN núi đất LRTX phục hồi (TXP); Rừng tre nứa TN núi đất (NUA); Rừng hỗn giao TN-G (HG2).

Đánh giá đƣợc các chỉ tiêu cơ bản lâm phầncủa 4 trạng thái rừng tự nhiên (N/ha; D1.3; Hvn và M/ha) và đặc điểm của các trạng thái rừng trong Khu BTTN Ngọc Linh.

+ Đối với khu hệ động vật rừng: Kết quả đã ghi nhận tại Khu BTTN Ngọc Linh có 47 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam 2007 và 35 loài nằm trong sách đỏ thế giới (IUCN, 2018) và 38 loài nằm trong nghị định 32. Chúng là các loài hiện đang bị đe dọa cấp quốc gia và quốc tế và là mối quan tâm trong công tác bảo tồn.

Hiện trạng qua phỏng vấn, ghi nhận tại thực địa, các mẫu sƣu tập và nghiên cứu tham khảo tài liệu đã xác định đƣợc 9 loài Thú, 5 loài Chim, 7 loài Bò sát ếch nhái và nhận dạng đƣợc 6 loài Bƣớm tại các tiểu khu trong khu rừng đặc dụng.

- Kết quả Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng của Khu BTTN Ngọc Linh:

+ Quy hoạch về quy mô diện tích vùng lõi Khu BTTN Ngọc Linh: Nằm trên địa bàn 5 xã Trà Leng, Trà Dơn, Trà Cang, Trà Tập và xã Trà Linh thuộc huyện Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam, với tổng diện tích Khu BTTN là 17.190,0 ha.

+ Quy hoạch đƣợc 3 phân khu chức năng, đó là: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chiếm 69,3%; Phân khu phục hồi sinh thái chiếm 30,1%; Phân khu dịch vụ - hành chính chiếm 0,6% của tổng diện tích Khu BTTN Ngọc Linh.

+ Quy hoạch đƣợc quy mô diện tích Vùng đệm Khu BTTN Ngọc Linh: Nằm trên địa bàn 5 xã Trà Leng, Trà Dơn, Trà Cang, Trà Tập và xã Trà Linh thuộc huyện Nam Trà My của tỉnh Quảng Nam, với tổng diện tích vùng đệm Khu BTTN là 29.555,3 ha, có chức năng nhƣ một vành đai bảo vệ, là hàng rào chắn phòng hộ cho vùng lõi của Khu BTTN Ngọc Linh.

+ Quy hoạch du lịch sinh thái: Đã quy hoạch đƣợc 2 tuyến du lịch sinh thái kết hợp với du lịch mạo hiểm đỉnh Ngọc Linh.

+ Quy hoạch Trung tâm bảo tồn phát triển và cứu hộ sinh vật: quy hoạch bƣớc đầu là Vƣờn thực vật với quy mô 22,5 ha.

+ Quy hoạch các trạm QLBV rừng, đƣờng tuần tra và hệ thống PCCC: Tổng số trạm QLBV rừng là 5 trạm, đƣờng tuần tra và hệ thống PCCC là 60 km, 4 chòi canh lửa và 3 hồ chứa nƣớc đƣợc bố trí phù hợp trong Khu BTTN.

Hình 3.9. Bản đồ quy hoạch tổng thể Khu BTTN Ngọc Linh

+ Bộ máy tổ chức Khu BTTN Ngọc Linh: Cơ cấu tổ chức gồm có Ban lãnh đạo, 2 phòng tổng hợp, hạt kiểm lâm, dƣới đó là các bộ phận chức năng và các trạm trực

thuộc với tổng số biên chế là 58 cán bộ, đảm bảo cho công tác vận hành quản lý và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Khu BTTN Ngọc Linh.

- Kết quả Quy hoạch các chƣơng trình hoạt động của Khu BTTN Ngọc Linh: Đã đề xuất đƣợc 7 chƣơng trình hoạt động, đƣợc xây dựng cụ thể với những bƣớc đi phù hợp với khả năng đầu tƣ của Nhà nƣớc chắc chắn sẽ làm cơ sở đáng tin cậy cho việc đƣa phƣơng án vào thực thi.

- Trên cơ sở các chƣơng trình hoạt động, đã đề xuất đƣợc 6 giải pháp để triển khai các hoạt động. Các giải pháp không chỉ định hƣớng cho sự tồn tại và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng của khu vực mà còn tạo điều kiện để xây dựng các dự án thu hút vốn đầu tƣ, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, gắn liền cuộc sống và thu nhập của ngƣời dân với công tác quản lý bảo vệ rừng, sử dụng rừng và đất rừng theo hƣớng bền vững.

Các giải pháp Bảo tồn và phát triển bền vững Khu BTTN Ngọc Linh có kết hợp chặt chẽ với Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong vùng, góp phần nâng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học trong cộng đồng dân cƣ, thu hút cộng đồng và các thành phần kinh tế tham gia thực hiện các chƣơng trình hoạt động của rừng đặc dụng trong Khu bảo tồn nhằm đảm bảo mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững trong khu vực.

2. Đề nghị

- Khu BTTN Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam là khu rừng đặc dụng có tính đa dạng sinh học cao vì vậy đề nghị các cấp có thẩm quyền cần triển khai ngay Đề án thành lập Khu BTTN, dự án đầu tƣ bảo tồn và phát triển bền vững Khu BTTN Ngọc Linh. Trên cơ sở đó triển khai phƣơng án quy hoạch với mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững, có cơ sở để đầu tƣ vào các chƣơng trình hoạt động và thực hiện kế hoạch dài hạn của Khu BTTN Ngọc Linh.

- Trong thời gian tới hoạt động của Khu BTTN Ngọc Linh cần chú trọng ƣu tiên thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học để phát hiện thêm những loài động, thực vật quý hiếm bổ sung vào danh lục động, thực vật trong vùng, phục vụ công tác bảo tồn đƣợc tốt hơn. Bên cạnh đó nghiên cứu phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây đa mục đích và cây dƣợc liệu có giá trị kinh tế cao cho vùng đệm phục vụ ngƣời dân cũng nhƣ các hoạt động nâng cao sinh kế của ngƣời dân sống gần khu bảo tồn.

- Nghiên cứu đề tài xây dựng báo cáo luận văn cần phải có kinh phí để nghiên cứu và điều tra thực địa. Vì vậy trong khuôn khổ Nhà trƣờng đề nghị trƣờng nâng cao hơn nữa các dự án nâng cao năng lực có các nguồn kinh phí hỗ trợ nhiều hơn cho công tác nghiên cứu và thực hiện đề tài của sinh viên, học viên trong trƣờng, với mục tiêu sản phẩm của các đề tài nghiên cứu có thể đƣợc áp dụng nhiều trên thực tế./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng việt

[1] Bộ Nông nghiệp & PTNT (Thông tƣ số 78/2011/TT-BNNPTNT, ngày 11 tháng 11 năm 2011), “Quy định chi tiết thi hành Nghị định số 117/2010/NĐ- CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng”, Hà Nội;

[2] Bộ NN&PTNT-Nƣớc Đức ở Việt Nam (2011), “Kỷ yếu Hội nghị Hội nghị vùngvề phát triển rừng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu”, Hà Nội. [3] Chính phủ Việt Nam/Quỹ Môi trƣờng Toàn cầu (1994), “Kế hoạch hành động

đa dạng sinh học Việt Nam”, Hà Nội;

[4] Cục Kiểm Lâm (2008). “Danh sách rừng đặc dụng Việt Nam”: Quy hoạch đên năm 2020. Danh sách soạn thảo để trình Chính phủ, Hà Nội;

[5] IUCN 2018. Danh sách đỏ của IUCN về các loài bị đe dọa. Phiên bản 2018-1. <http://www.iucnredlist.org>

[6] Nguyễn Huy Dũng, Vũ Văn Dũng (2005), “Bảo tồn đa dạng sinh học ở việt nam- mối liên hệ với phát triển bền vững và biến đổi khí hậu:. Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Hà Nội;

[7] Nguyễn Huy Dũng, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Quốc Dựng (2013) “Báo cáo Rà soát, đánh giá và đề xuất các khu bảo tồn trên cạn”. Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Hà Nội;

[8] Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn (2002), “Đa dạng sinh học”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội;

[9] Phân viện Điều tra, Quy hoạch rừng Trung Trung Bộ - Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (2016), “Báo cáo Quy hoạch Bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng nam giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2030", Thừa Thiên Huế;

[10] Richard B. Primack (Võ Quý, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng dịch),1999. “Cơ sở sinh học Bảo tồn”. NXB KH&KT Hà Nội;

[11] Thủ tƣớng Chính phủ (Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004), "Về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam)", Hà Nội;

[12] Thủ tƣớng Chính phủ (Quyết đinh số 18/2007/QĐ-TTg, ngày 05 tháng 02 năm 2007), “Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006- 2020”, Hà Nội;

[13] Thủ tƣớng Chính phủ (Nghị định số 117/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010), “Về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng”, Hà Nội;

[14] Thủ tƣớng Chính phủ (Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012),

“Phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, giai đoạn 2011-2020”, Hà Nội;

[15] Trung tâm Tài nguyên và Môi trƣờng - Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (2013), “Báo cáo Quy hoạch Bảo tồn và phát triển bền vững Khu BTTN Ngọc Linh, tỉnh Kon Tum đến năm 2020", Hà Nội;

[16] Trƣơng Hồng Quang (2011), Viện Khoa học pháp lý Bộ tƣ pháp, Bài viết “Phƣơng hƣớng hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học”; [17] Viện Điều tra Quy hoạch rừng (2007), “Báo cáo Dự án Rà soát hệ thống rừng

đặc dụng Việt Nam”;

[18] Vũ Văn Dũng (1996), “Vietnam Forest Tree”, Agriculture Publishing House; [19] WWF, 2002. “Đề xuất chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn Việt Nam 2003

- 2010”. Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

[19] DANIDA (1997). Study on Socio-economic root causes of Biodiversity loss in two distinct eco-region of Vietnam. Case study of Babe National Park and NaHang Nature Reserve in the Mountainous North and Yok Don National Park in the Central Highlands.

[20] Government of SRV/GEF (1994) Biodiversity action plan for Vietnam. Hanoi: Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Global Environment Facility. [21] IUCN (1994) Guidelines for protected area management categories. Gland: IUCN.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Một số hình ảnh các trạng thái rừng trong Khu BTTN Ngọc Linh

Rừng gỗ TN núi đất LRTX giàu (TXG) Rừng gỗ TN núi đất LRTX TB (TXB)

Rừng gỗ TN núi đất LRTX nghèo (TXN) Rừng gỗ TN núi đất LRTX p.hồi (TXP)

Phụ lục 2: Hình ảnh minh họa mẫu vật Hệ động vật trong Khu BTTN NgọcLinh

Rồng đất (Physignathus concincinus) Sóc đen (Ratufa bicolor)

Khỉ vàng (Macaca mulatta siamica) Mèo rừng (Felis silvestris)

Phụ lục 3: Một số hình ảnh minh họa cho phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng và các bên liên quan

Phỏng vấn thợ rừng về một số loài thực vật Phỏng vấn thợ săn về một số loài động vật

Phụ lục 4: Một số mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn thực địa

Mẫu 01: PHIẾU ĐIỀU TRA TẦNG CÂY CAO

Số hiệu ÔTC:...; Khoảnh:...; Tiểu khu:...

Vị trí ÔTC (chân, sƣờn, đỉnh):...; Tọa độ VN2000): X...; Y...

Trạng thái rừng:...

Loại rừng (SX, PH, ĐD):...

Độ tàn che:...

Diện tích ÔTC:...

Ngày điều tra:...

Ngƣời điều tra:...

TT Tên loài cây C1.3 (cm) D1.3 (cm) Hvn (m) Phẩm chất (a, b, c) G (m2) V cây đứng (m3) 1 ... n Tổng Mẫu 02: PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH Số hiệu ÔTC...

Trạng thái rừng:...

Tên loài cây bụi chủ yếu:...

Chiều cao trung bình của cây bụi:...

Tên loài thảm tƣơi chủ yếu:...

Độ nhiều:...

Ngày điều tra:...

Ngƣời điều tra:...

Ô dạng bản TT Tên loài tái sinh Chất lƣợng Tổng Cấp chiều cao (m) < 1,0 1,0 – 3,0 > 3,0 Cộng Tốt Tr/bình Xấu ………..

Mẫu 03: PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN THỰC VẬT RỪNG

1. Họ, tên ngƣời đƣợc phỏng vấn………..Nam/Nữ………..tuổi………… 2. Địa chỉ: Thôn……. Xã…….…………Huyện: Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam 3. Ông/bà vào rừng mấy lần trong 1 tháng:………..………

4. Mục đích của Ông/bà vào rừng làm gì:……… 5. Ông/Bà nhận thấy rừng trong vùng nhƣ thế nào?

- Hiện nay:………

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng của khu BTTN ngọc linh, tỉnh quảng nam (Trang 128 - 154)