Giải pháp giảm thiểu nhằm bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học vùng đệm Khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng của khu BTTN ngọc linh, tỉnh quảng nam (Trang 126 - 128)

3. Ý nghĩa khoahọc và thực tiễn

3.2.7. Giải pháp giảm thiểu nhằm bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học vùng đệm Khu

3.2.7.1. Giải pháp giảm thiểu về mất rừng do canh tác nương rẫy

- Rà soát diện tích rừng và đất lâm nghiệp còn lại giao về cho chính quyền địa phƣơng để xây dựng biện pháp quản lý rừng có hiệu quả hơn.

- Lực lƣợng kiểm lâm khu bảo tồn tăng cƣờng tham mƣu cho ban quản lý chủ động lập kế hoạch và xác định rõ thời điểm, địa điểm thƣờng xẩy ra vi phạm phá rừng.

- Chính sách ƣu đãi cho ngƣời dân vay vốn làm ăn, hỗ trợ cây con giống, hƣớng dẫn các biện pháp kỹ thuật.

- Mở các trung tâm dạy nghề cho các thanh thiếu niên, phát triển các ngành nghề truyền thống nhƣ đan lác, dệt thổ cẩm.

- Tuyên truyền, giáo dục cho ngƣời dân về lợi ích của ĐDSH, lợi ích của rừng.

3.2.7.2. Giải pháp giảm thiểu về khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giấu lâm sản trái pháp luật

- Tăng cƣờng các đợt tuần tra, truy quét, phá bỏ các loài bẫy trong Khu bảo tồn. Lập các chốt chặn để kiểm tra tại các điểm nóng về phá rừng.

- Lực lƣợng liên ngành phải kiểm tra, quản lý chặt chẽ ngƣời và phƣơng tiện ra vào, kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi phạm trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng; phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để chủ rừng, chính quyền địa phƣơng và các lực lƣợng chức năng thực hiện nhiệm vụ tại khu vực quản lý.

- Thƣờng xuyên kiểm tra theo dõi tại các cơ sở chế biến gỗ trong khu vƣc, xử lý nghiêm đối với những trƣờng hợp sử dụng và tích trữ các loại gỗ không có nguồn gốc, cƣơng quyết đình chỉ những cơ sở không có giấy phép kinh doanh.

- Đối với chủ rừng khi có tình trạng khai thác trái phép mà không phát hiện thì ngoài việc bị xử lý trách nhiệm, chủ rừng còn bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, cần tăng mức hình phạt đối với các trƣờng hợp vi phạm.

- Lực lƣợng chức năng tăng cƣờng kiểm tra việc mua bán, vận chuyển, quảng cáo, kinh doanh động vật hoang dã trên địa bàn; tổ chức ký cam kết không mua bán, kinh doanh động vật hoang dã trái phép với các nhà hàng, quán ăn; quản lý chặt chẽ các trại nuôi động vật hoang dã theo quy định.

3.2.7.3. Giải pháp giảm thiểu về khai thác củi đốt

- Tuyên truyền vận động ngƣời dân ý thức hơn trong việc sử dụng tài nguyên. hạn chế sử dụng củi đốt thay thế nguồn nhiên liệu khác nhƣ rơm rạ, cành lá cây khô.

- Hỗ trợ kinh phí cho ngƣời dân xây dựng các bể bioga, xây dựng các bếp lò nhằm tiết kiệm nhiên liệu.

3.2.7.4. Giải pháp giảm thiểu về chăn thả gia súc trên rừng và đất rừng

Thống kê đầy đủ số gia súc và số hộ chăn thả trong khu bảo tồn, theo dõi, giám sát và kiểm soát chặt chẽ việc ngƣời dân vào chăn thả trong Khu BTTN bằng các phƣơng pháp tuyên truyền vận động và quy hoạch khu vực chăn thả, kiểm dịch định kỳ cho đàn gia súc.

3.2.7.5. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý

- Bổ sung thêm cán bộ chuyên môn về bảo tồn, tăng cƣờng lực lƣợng kiểm lâm và đầu tƣ trang bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, tăng cƣờng phối hợp giữa tất cả các chốt chặn, tăng cƣờng các đợt tuần tra, kiểm soát, truy quét.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý và học hỏi kinh nghiệm của các Khu bảo tồn các Vƣờn quốc gia trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài.

- Cán bộ Khu bảo tồn luôn sâu sát với quần chúng nhân dân địa phƣơng, nắm rõ tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời dân để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng của khu BTTN ngọc linh, tỉnh quảng nam (Trang 126 - 128)