Thực trạng tình hình quản lý khu rừng đặc dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng của khu BTTN ngọc linh, tỉnh quảng nam (Trang 73 - 75)

3. Ý nghĩa khoahọc và thực tiễn

3.1.4. Thực trạng tình hình quản lý khu rừng đặc dụng

3.1.4.1. Quá trình hình thành Khu BTTN Ngọc Linh

Dự án nghiên cứu khả thi Khu BTTN Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam đƣợc xây dựng năm 2000 do Tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế tại Việt Nam và Viện Điều tra, Quy hoạch rừng, đây là cơ sở đầu tiên để hình thành KBTTN Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam.

Năm 2014 Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nƣớc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong đó có quy hoạch thành lập Khu BTTN Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam với diện tích là 17.190 ha (Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Chính phủ) với mục đích thành lập là bảo vệ rừng tự nhiên, các loài Sâm Ngọc Linh, Khiếu Ngọc Linh, Mang Lớn.

Ngày 13 tháng 4 năm 2016 UBND tỉnh Quảng Nam Quyết định về việc thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn thiên Ngọc Linh trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam (Quyết định số 1332/QĐ-UBND). Có chức năng quản lý, bảo vệ, bảo tồn và phát triển diện tích rừng đặc dụng trong phạm vi Khu BTTN Ngọc Linh theo các quy định của pháp luật; bảo vệ nguyên vẹn nguồn gen động thực vật quý hiếm đặc hữu, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hoá, lịch sử, cảnh quan; duy trì tác dụng phòng hộ của rừng; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ môi trƣờng sinh thái; giáo dục môi trƣờng theo quy hoạch và pháp luật. Ban quản lý Khu BTTN Ngọc Linh có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, có kinh phí hoạt động, đƣợc mở tài khoản theo quy định của pháp luật.

3.1.4.2. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý KBTTN Ngọc Linh:

Ban quản lý Khu BTTN Ngọc Linh mới đƣợc thành lập theo Quyết định 1332/QĐ-UB ngày 13 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Nam, hiện tại có 16 cán bộ, trong đó có 02 công chức, 12 viên chức và 02 hợp đồng. Cán bộ của khu bảo tồn chủ yếu đƣợc đào tạo tại các cơ sở trong nƣớc, trình độ trên đại học 02 ngƣời, 10 ngƣời có trình độ đại học, còn lại là trung cấp và sơ cấp.

- Ban giám đốc gồm: 1 giám đốc, 1 Phó giám đốc. - Phòng ban chức năng:

+ Phòng Tổ chức hành chính: 02 ngƣời + Phòng kỹ thuật: 4 ngƣời

+ Trạm Quản lý bảo vệ: 01 trạm (Tăck Pỏ) có 08 ngƣời.

3.1.4.3. Công tác quản lý bảo vệ rừng:

Trong năm qua công tác quản lý bảo vệ rừng luôn đƣợc xác định là nhiệm vụ quan trọng của Ban quản lý khu bảo tồn. Lực lƣợng quản lý bảo vệ rừng đã thực hiện tốt phƣơng châm bám dân, bám rừng, quản lý bảo vệ rừng tận gốc, liên tục tuần tra, tổ chức truy quét các đối tƣợng phá rừng trái phép. Thƣờng xuyên củng cố tổ chức, điều động bổ sung lực lƣợng cho các vùng trọng yếu, đặc biệt là khu vực trọng điểm những khu vực có điểm nóng về các hoạt động khai thác trái phép tài nguyên rừng. Kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm những hành vi săn bắt, khai thác trái phép tài nguyên rừng, lấn chiếm đất rừng làm nƣơng rẫy.

Hiện nay do mới thành lập, có 01 trạm QLBVR Tăck Pỏ có 8 cán bộ kiểm lâm. Cán bộ tại các trạm là lực lƣợng bảo vệ rừng nòng cốt ở cơ sở, đƣợc giao thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là tuần tra bảo vệ rừng, ngăn chặn vi phạm, tuyên truyền, vận động nhân dân các xã tham gia vào công tác bảo vệ rừng.

Ban quản lý Khu BTTN Ngọc Linh chỉ đạo, phân công cho các cán bộ kiểm lâm phụ trách tới từng thôn, bản, bám dân, bám rừng, phối hợp với chính quyền địa phƣơng, ban lâm nghiệp xã, tổ đội bảo vệ rừng tuyên truyền vận động nhân dân kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất nƣơng rẫy đúng quy định và thực hiện an toàn lửa rừng, đốt dọn nƣơng rẫy đúng kỹ thuật. Thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc các trạm bảo vệ rừng nêu cao tinh thần cảnh giác, tập trung cao độ vào các điểm nóng về cháy rừng, thƣờng xuyên theo dõi tình hình thời tiết cũng nhƣ các yếu tố gây cháy rừng để có phƣơng án PCCCR

3.1.4.4. Mối quan hệ giữa khu bảo tồn với cộng đồng địa phương

Ban quản lý khu bảo tồn Ngọc Linh với chính quyền các xã trong vùng Khu BTTN thƣờng xuyên tổ chức giao ban, gặp gỡ trao đổi với chính quyền địa phƣơng và Ban lâm nghiệp các xã để tìm ra phƣơng pháp bảo vệ rừng hiệu quả nhất; Phối hợp với các dự án để lồng ghép công tác tuyên truyền bảo vệ rừng. Trong năm qua Khu bảo tồn tổ chức từ 5 hội nghị bảo vệ rừng và tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết tại các thôn bản của các xã trong vùng.

chế độ chính sách về lâm nghiệp, hỗ trợ vốn thông qua các chƣơng trình, dự án góp phần phát triển kinh tế xã hội, phát huy tiềm năng du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng ngƣời dân địa phƣơng. Ngoài ra, Ban quản lý còn phối kết hợp với các địa phƣơng tổ chức các lớp tập huấn về công tác phòng chống cháy rừng, thƣờng xuyên cùng nhau giải quyết các vấn đề tranh chấp cũng nhƣ xâm phạm đến tài nguyên rừng của ngƣời dân các xã với Khu bảo tồn.

3.1.4.5. Các hoạt động nghiên cứu đa dạng sinh học

Do vị trí khu rừng đặc dụng thành lập Khu BTTN là khu vực An ninh quốc phòng nên rất ít có các hoạt động nghiên cứu đa dạng sinh học ở Khu BTTN Ngọc Linh, đặc biệt là các đoàn khảo sát có thành phần ngƣời nƣớc ngoài. Chính vì vậy khu Ngọc Linh tiềm ẩn một giá trị to lớn về đa dạng sinh học. Phần lớn các đợt nghiên cứu chỉ là các Viện nghiên cứu, các trƣờng đại học, các sinh viên Việt nam thực tập. Tính đa dạng sinh học cũng đã đƣợc một số các nhà nghiên cứu ở Việt nam khảo sát để xây dựng kế hoạch thành lập khu bảo tồn và kế hoạch đầu tƣ cho khu bảo tồn. Trong năm 2017, 2018, đƣợc sự tài trợ của Dự án“ Lồng ghép bảo tồn đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý rừng bền vững cảnh quan Trung trƣờng Sơn Việt Nam” (dự án BCC-GEF) và Dự án Trƣờng Sơn Xanh, đã và đang làm rõ hơn về đa dạng sinh học và quản lý bền vững trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng của khu BTTN ngọc linh, tỉnh quảng nam (Trang 73 - 75)