Các giá trị nổi bật và sự cần thiết quy hoạch Khu BTTN NgọcLinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng của khu BTTN ngọc linh, tỉnh quảng nam (Trang 79 - 81)

3. Ý nghĩa khoahọc và thực tiễn

3.1.6. Các giá trị nổi bật và sự cần thiết quy hoạch Khu BTTN NgọcLinh

3.1.6.1. Tiềm năng phát triển du lịch

Khu BTTN Ngọc Linh có khí hậu mát mẻ, cảnh quan núi non hùng vĩ, với những khu rừng còn nguyên vẹn sự hoang sơ, có những ngọn núi, dòng sông, thác suối tuyệt đẹp đổ nƣớc trắng xoá và đặc biệt là núi Ngọc Linh hùng vĩ với độ cao hơn 2.600 mét đƣợc coi là "Mái nhà của Tây Nguyên" lƣu giữ hệ động thực vật phong phú cùng nhiều hang động kỳ bí, hoang sơ đầy quyến rũ…

Đây còn là vùng đất cƣ trú của đồng bào các dân tộc thiểu số Xê Đăng, Ca Dong, Mơ Nông… với những giá trị văn hóa mang đậm sắc thái vùng miền, thể hiện rõ nét qua đời sống sinh hoạt và các lễ hội truyền thống nhƣ cúng máng nƣớc, lễ mừng lúa mới, lễ cúng lúa kho, lễ hội cồng chiêng, đám cƣới cổ, mừng nhà mới... Ngoài ra, còn có các địa danh đi vào lịch sử nhƣ Khu căn cứ Nƣớc Là, các trò chơi, diễn xƣớng; những phong tục, tín ngƣỡng, nghi lễ; các loại hình nghệ thuật biểu diễn dân ca, hát múa, nhạc cụ… Đặc biệt, lợi thế độc đáo của Nam Trà My chính là thƣơng hiệu Sâm Ngọc Linh đang dần đƣợc nhiều ngƣời biết đến, hứa hẹn sẽ là điểm nhấn trong chiến lƣợc phát triển của địa phƣơng. Tất cả yếu tố đó đã tạo lập cơ sở vững chắc giúp Nam Trà My xây dựng chiến lƣợc thu hút đầu tƣ, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái văn hóa về nguồn.

Ngoài ra, nơi đây còn bảo tồn, lƣu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số nhƣ: lễ hội cồng chiêng; lễ hội mừng lúa mới, đâm trâu đầy chất dân gian, lãng mạn, khát khao có cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc. Những mái nhà rông cao vút nhƣ lƣỡi rìu chém ngƣợc lên trời xanh, những ngôi nhà mồ nhƣ một khu triển lãm nghệ thuật hoang dã từ ngàn xƣa với những nét kiến trúc, điêu khắc, hội họa đặc sắc. Đến nơi đây chúng ta còn bắt gặp những thửa ruộng bậc thang lƣợn sóng của đồng bào dân tộc, màu sắc của trang phục thổ cẩm và vang vọng tiếng cồng chiêng, tiếng đàn Krông Puk, đàn Tơ Rƣng, đàn Nƣớc, đàn Môi... hòa lẫn nhịp chày giã gạo của các thiếu nữ tạo nên bức tranh sáng đẹp, rung động lòng ngƣời.

Đây chính là thế mạnh để góp phần gây dựng nên sự nổi tiếng của một khu du lịch đầy tiềm năng. Những giá trị về cảnh quan môi trƣờng, những giá trị truyền thống là điều kiện thuận lợi cho Khu BTTN Ngọc Linh phát triển đa dạng các loại hình du lịch nhƣ: du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch cồng đồng làng bản,... Tuy nhiên, cho đến nay một số tài nguyên du lịch chƣa đƣợc quản lý và khai thác đã và đang bị xuống cấp, vấn đề bảo vệ, tái tạo tài nguyên du lịch cần phải đƣợc đặt ra trong giai đoạn tới. Khi dự án đầu tƣ đƣợc xây dựng, một số điểm, tuyến du lịch sinh thái sẽ đƣợc hình thành, cùng với việc khôi phục và phát triển các bản sắc văn hóa độc đáo của các dân tộc sẽ góp phần thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nƣớc, từ đó tăng thu nhập, cuộc sống của ngƣời dân đƣợc cải thiện, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng của huyện Nam Trà My nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung.

3.1.6.2. Một số các giá trị nổi bật khác

Ngọc Linh là dãy núi cao thứ hai của Việt Nam sau dãy Hoàng Liên Sơn ở phía Bắc và cao nhất trong các dãy núi của miền Nam Việt Nam. Đây chính là nóc nhà của Tây Nguyên nên có giá trị to lớn về An ninh quốc phòng.

Khu BTTN Ngọc Linh nằm ở trung tâm vùng sinh thái dãy Trƣờng sơn là một trong những vùng sinh thái đƣợc ƣu tiên toàn cầu về tính đa dạng cao của sinh học. Trong các kiểu thảm ở khu vực Ngọc Linh nổi bật là Kiểu rừng kín thƣờng xanh á nhiệt đới núi trung bình độ cao 1.800m – 2.600m có lớp thảm mục dầy đây là sinh cảnh của một số loài động thực vật quý hiếm đặc hữu của Việt Nam đƣợc phát hiện mà nơi khác không có nhƣ Sâm Ngọc Linh và khƣớu Ngọc Linh.

Khu BTTN Ngọc Linh có tính đa dạng sinh học cao, bƣớc đầu ghi nhận đƣợc 1.767 loài trong đó có 676 loài động vật có xƣơng sống, 1.091 loài thực vật bậc cao có mạch. Trong số các loài ghi nhận có 87 loài nằm trong sách đỏ Việt nam (thực vật có 40 loài, động vật có 47 loài); 60 loài nằm trong sách đỏ thế giới (thực vật có 25 loài, động vật có 35 loài) và 49 loài nằm trong nghị định 32 của Chính phủ về cấm và hạn

chế khai thác (thực vật có 11 loài, động vật có 38 loài). Đặc biệt, đây là nơi phát hiện đƣợc các loài đặc hữu nhƣ Khƣớu Ngọc Linh, Sâm Ngọc Linh… chúng là các loài hiện đang bị đe doạ ở cấp quốc gia và quốc tế, là mối quan tâm trong công tác bảo tồn.

Các khu rừng đặc dụng của Khu BTTN Ngọc Linh với diện tích 17.190 ha là vùng đầu nguồn các con sông lớn nên có giá trị phòng hộ đầu nguồn cung cấp nƣớc cho sinh hoạt và tƣới tiêu cho ngƣời dân ở vùng hạ lƣu các con sông và cung cấp nƣớc cho các thuỷ điện hoạt động.

Giá trị to lớn và lâu dài của Khu BTTN đối với nền kinh tế trong khu vực cũng nhƣ của tỉnh Quảng Nam chính là các giá trị mà Khu bảo tồn mang lại trong việc duy trì cân bằng sinh thái và môi trƣờng, chống lũ lụt, xói lở đất, các hệ thống giao thông trong vùng... Những đóng góp này của Khu bảo tồn làm giảm các tác động và những rủi ro của thiên tai, góp phần vào chiến lƣợc phát triển kinh tế lâu dài của tỉnh.

Khu bảo tồn là hiện trƣờng cho công tác nghiên cứu các hiện tƣợng tự nhiên.... Đây thực sự có tiềm năng lớn cho công tác nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên và xã hội góp phần khẳng định những giá trị to lớn của Khu bảo tồn đối với hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai.

Khu BTTN Ngọc Linh sẽ là trƣờng học ngoài thực địa lớn cho học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh ở các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên nói riêng và trên toàn quốc nói chung. Hơn nữa với hiệu quả mang lại, đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền giáo dục về lòng yêu thiên nhiên môi trƣờng của cộng đồng.

Khu BTTN Ngọc Linh nằm trên địa phận hành chính của 5 xã vùng sâu, vùng xa thuộc huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam, hiện có nhiều dân tộc chung sống nhƣ Xê Đăng, Ca Dong, Mơ Nông…từ lâu đời nhƣng vẫn giữ đƣợc nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Tóm lại, từ những lý do nêu trên, việc quy hoạch để xây dựng Khu BTTN Ngọc Linh tỉnh Quảng Nam là chính đáng và rất cần thiết, đáp ứng đƣợc mục tiêu chiến lƣợc bảo vệ đa dạng sinh học của quốc gia và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên rừng của khu BTTN ngọc linh, tỉnh quảng nam (Trang 79 - 81)