Hiệu quả sử dụng đất của các mô hình trangtrại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 63 - 73)

L Ờ IC ẢM ƠN

3.4.1. Hiệu quả sử dụng đất của các mô hình trangtrại

3.4.1.1. Hiệu quả về kinh tế

* Hiệu quả sử dụng đất

Hiệu quả sử dụng đất là một chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sản xuất nông

nghiệp trên một đơn vị diện tích đất đai, có nghĩa là trên một đơn vị diện tích có bao

nhiêu sản phẩm được tạo ra và đem lại lợi nhuận là bao nhiêu? Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất trang trại nói riêng. Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các mô hình trang trại, tôi đã tiến hành

điều tra, thu thập và phân tích các chỉ tiêu về giá trị sản xuất và lợi nhuận/ha để đánh

giá hiệu quả sử dụng đất. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.8:

Bảng 3.8. Giá trị sản xuất và lợi nhuận của các mô hình trang trại huyện Thạch Hà

năm 2016

Chỉ tiêu Đơn vị

Mô hình trang trại

Chăn nuôi Tổng Hợp NTTS

Giá trị sản xuất Triệu đồng/ha 184,66 21,33 85,38

Lợi nhuận Triệu đồng/ha 120,99 16,43 52,03

Số liệu ở bảng 3.8 cho thấy, trong năm 2016 giá trị sản xuất của các mô hình

Chăn nuôi trên địa bàn huyện Thạch Hà có giá trị cao hơn rất nhiều so với giá trị sản

xuất của các mô hình trang trại tổng hợp và mô hình trang trại Nuôi trồng thủy sản. Cụ

thể, giá trị sản xuất của các mô hình trang trại chăn nuôi là 184,66 triệu đồng/ha cao hơn giá trị sản xuất của các mô hình trang trại tổng hợp 8,65 lần và cao hơn mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản tới 2,16 lần. Nguyên nhân của việc này là do:

- Các trang trại chăn nuôi sử dụng diện tích đất phục vụ cho việc sản xuất ít hơn

rất nhiều so với các trang trại tổng hợp và trang trại nuôi trồng thủy sản. Diện tích

trung bình của một trang trại chăn nuôi trồng sử dụng là 3,18 ha còn trang trại tổng hợp là 21,6 ha và trang trại nuôi trồng thủy sản là 45,6 ha.

- Giá trị sản xuất hàng hóa và dịch vụ của các trang trại chăn nuôi tạo ra để

phục vụ cho xã hội là rất lớn. Do vậy mà giá trị sản xuất/ha của các trang trại chăn nuôi cao hơn rất nhiều so với trang trại tổng hợp và trang trại nuôi trồng thủy sản.

- Trang trại nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện đang trong thời kỳ đầu tư cơ

bản chưa cho thu nhập nên giá trị sản xuất của năm 2016 thấp hơn rất nhiều so với các

mô hình trang trại khác.

- Các trang trại tổng hợp trên địa bàn huyện cũng chỉ mới bước đầu hình thành và phát triển, với lại mức độ đầu tư chưa cao, sự phối hợp giữa các loại hình rừng -

vườn - ao - chuồng trong trang trại chưa thật sự hợp lý và hài hòa nên hiện tại mô hình trang trại này cho thu nhập không đáng kể.

- Cùng với đó là việc trang trại chăn nuôi được chủ trang trại chú trọng đầu tư hơn so với các chủ các trang trại tổng hợp và trang trại nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh chăn nuôi các mô hình truyền thống, chủ trang trại đã kết hợp chăn nuôi gia cầm lấy

thịt và trứng (vịt, ngỗng...), tạo thêm nguồn thu kha khá cho trang trại. Tuy nhiên, rủi

ro và tính không ổn định của mô hình trang trại này khá cao nếu như chủ trang trại

không thực sự nắm vững kiến thức, kỹ thuật nuôi trồng thì thật khó để thành công với

mô hình này, đặc biệt là trong những năm gần đây hạn hán, lũ lụt, dịch cúm gia cầm

lại thường xuyên xảy ra, đe dọa đến sự phát triển của trang trại.

Thực tế điều tra, nghiên cứu ở huyệnThạch Hà cho thấy, dù ở mô hình trang trại

tổng hợp, trang trại nuôi trồng thủy sản hay trang trại chăn nuôi thì loại hình chăn nuôi

vẫn góp một phần khá lớn trong giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ của mỗi trang

trại, bởi vì loại hình chăn nuôi kết hợp với các loại hình khác trong một trang trại

không những giúp giảm bớt chi phí đầu tư mà còn tăng thu nhập khá cao.

Các trang trại tổng hợp có nhiều tiềm năng để phát triển. Bước đầu cho thấy, đây là mô hình khá triển vọng cho việc phát triển kinh tế trang trại. Sự kết hợp trong

đầu tư như phân bón, thức ăn gia súc..., đây là sự tính toán, kết hợp có cơ sở khoa học

nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và giảm bớt được rủi ro do các mô hình độc cây, độc con.

Lợi nhuận/ha của mô hình trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Thạch Hà

năm 2016 cũng cao hơn rất nhiều so với các trang trại kinh doanh tổng hợp và trang trại nuôi trồng thủy sản. Cụ thể, lợi nhuận/ha của trang trại chăn nuôi cao gấp 7,3 lần

so với trang trại tổng hợp và cao gấp 2,3 lần so với trang trại nuôi trồng thủy sản. So

sánh mức độ tăng giữa giá trị sản xuất và lợi nhuận của các mô hình trang trại chăn

nuôi với các trang trại tổng hợp và trang trại nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện

cho thấy cả hai giá trị trên của mô hình trang trại chăn nuôi đều cao hơn rất nhiều nhưng ở mức độ khác nhau. Điều này cho thấy mức độ chi phí (vốn đầu tư) của các

trang trại chăn nuôi là rất lớn.

* Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất của trang trại năm 2016

Trong các chỉ tiêu để phân tích hiệu quả kinh tế của đất đai thì hiệu quả sử dụng

vốn là chỉ tiêu phản ánh khá dõ nét kết quả đạt được của việc đầu tư cho việc sản xuất

kinh doanh của các mô hình trang trại. Hiệu quả sử dụng vốn (giá trị thu được) được

tính bằng giá trị sản lượng hàng hóa nông sản trên tổng số vốn mà các trang trại đã bỏ

ra (chỉ tính vốn lưu động của năm 2016).

Kết quả điều tra và thu thập thông tin về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất của các mô

hình trang trại trên địa bàn huyện Thạch Hà năm 2016 được thể hiện qua bảng 3.9

Bảng 3.9. Hiệu quả sử dụng vốn của các mô hình trang trại huyện Thạch Hà

năm 2016

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Mô hình trang trại

Chăn nuôi Tổng hợp NTTS

1. Giá trị sản lượng hàng

hóa và dịch vụ Triệu đồng 9.634,00 835,80 1.022,00

2. Vốn Triệu đồng 4.019,70 223,60 567,70 3. Hiệu quả sử dụng vốn

(3)=(1)/(2) Lần 2,40 3,74 1,80

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2017)

Số liệu ở bảng 3.9 cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn của mô hình trang trại tổng

hợp trên địa bàn huyện năm 2016 cao hơn rất nhiều so với các trang trại chăn nuôi và trang trại nuôi trồng thủy sản. Hiệu quả sử dụng vốn của các trang trại tổng hợp cao hơn 1,6 lần so với hiệu quả sử dụng vốn của các trang trại chăn nuôi và cao gấp 2,1 lần

so với trang trại nuôi trồng thủy sản. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của các mô hình trang trại tổng hợp đạt cao nhất (3,74 lần), có nghĩa là một đồng vốn bỏ ra đầu tư sản

xuất cho mô hình trang trại tính tại thời điểm năm 2016 sẽ tạo ra 3,74 đồng; tiếp đến là trang trại chăn nuôi và thấp nhất là trang trại nuôi trồng thủy sản với một đồng vốn bỏ

ra chỉ tạo ra được 1,8 đồng. Nguyên nhân của việc này là do vốn đầu tư sản xuất của

các mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản cao hơn rất nhiều so với các mô hình trang trại tổng hợp hay chăn nuôi.

* Hiệu quả chi phí đầutư sản xuất trang trại

Hiệu quả chi phí đầu tư sản xuất là chỉ tiêu cho biết một đồng vốn bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận.

Kết quả của việc điều tra, nghiên cứu về hiệu quả chi phí đầu tư sản xuất của các

mô hình trang trại trên địa bàn huyện Thạch Hà năm 2016 được thể hiện ở bảng 3.10

Bảng 3.10. Hiệu quả chi phí đầu tư của các mô hình trang trại huyện Thạch Hà

năm 2016

Chỉ tiêu Đơn vị tính Mô hình trang trại

Chăn nuôi Tổng hợp NTTS

1. Lợi nhuận Triệu đồng 120,99 16,43 52,03 2. Đầu tư hàng năm Triệu đồng 108,5 20,6 66,7 3. Hiệu quả chi phí đầu tư

(3)=(1)/(2) Lần 1,11 0,79 0,78

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2017)

Số liệu ở bảng 3.10 cho thấy, hiệu quả chi phí đầu tư của mô hình trang trại chăn nuôi đạt giá trị cao nhất (1,11 lần), tiếp theo là mô hình trang trại tổng hợp có hiệu quả chi phí đầu tư đạt ở mức trung bình (0,79 lần) và thấp nhất là mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản, chỉ đạt 0,78 lần. Hiệu quả chi phí đầu tư của trang trại chăn

nuôi cao hơn nhiều so với trang trại nuôi trồng thủy sản và trang trại tổng hợp. Nguyên nhân của việc này là do chi phí đầu tư hàng năm cho quá trình sản xuất của mô hình trang trại chăn nuôi thường thấp hơn trang trại tổng hợp và trang trại nuôi trồng thủy

sản, những năm gần đây giá cả thức ăn cho nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi tăng

mạnh, giá trị con giống cao trong khi giá bán thành phẩm lại không nhiều. Các mô

hình kinh doanh tổng hợp cho hiệu quả chi phí đầu tư ở mức trung bình là do sự kết

hợp trong sản xuất, tận dụng được các sản phẩm trong trồng trọt phục vụ cho chăn nuôi như các loại củ, quả, đồng thời chăn nuôi lại là nguồn cung cấp cho trồng trọt một lượng phân chuồng lớn, làm giảm bớt chi phí đầu tư và mang lại hiệu quả kinh tế khá

3.4.1.2. Hiệu quả về xã hội

Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả xã hội là hiệu quả sử

dụng lao động. Hiệu quả sử dụng lao động của một trang trại tính theo giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ, phản ánh giá trị sản lượng hàng hóa mà một lao động tạo

ra trong một ngày công lao động sản xuất kinh doanh. Qua việc thống kê phân tích,

chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 3.11. Hiệu quả sử dụng lao động của các mô hình trang trại trên địa bàn huyện

Thạch Hà năm 2016

Mô hình trangtrại

Chỉ tiêu Chăn nuôi

Tổng

hợp NTTS

1. Giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ (triệu

đồng) 9.634,00 835,80 1.022

2. Số ngày công lao động (ngày) 18.060 2.775 1.558

3. Hiệu quả sử dụng lao động (3)=(1)/(2) (triệu

đồng/ngày công) 0,53 0,30 0,66

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2017)

Qua bảng 3.11 cho thấy, giá trị hàng hóa mà một lao động tạo ra trong một

ngày của các mô hình trang trại khác nhau trên địa bàn huyện là khác nhau. Cao nhất

là mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản, giá trị hàng hóa mà một lao động làm việc ở

trang trại nuôi trồng thủy sản tạo ra trong một ngày đạt 0,66 triệu đồng/ngày tức 660.000 đồng/ngày. Còn lao động trong trang trại chăn nuôi một ngày tạo ra được 0,53

triệu đồng/ngày tức 530.000 đồng/ngày, thấp nhất là trang tổng hợp đạt 0,3 triệu đồng/ngày tức 300.000 đồng/ngày. Qua quá trình điều tra khảo sát thực tế các mô hình trang trại trên địa bàn huyện cho thấy, một ngày các chủ trang trại trả công cho người lao động thấp hơn rất nhiều so với giá trị mà họ đã tạo ra. Lao động ở các trang trại được chia ra làm hai loại lao động đó là lao động thuê ngoài thường xuyên và lao động

thê ngoài theo thời vụ. Vì vậy, số tiền mà các chủ trang trại trả cho người lao động

chia ra làm hai loại theo tính chất của từng loại lao động khác nhau. Ở hầu hết các

trang trại, đối với lao động thuê ngoài thường xuyên thì chủ trang trại trả từ 100.000 -

120.000 đồng/ngày còn lao động thuê ngoài theo thời vụ thì 120.000 - 150.000

đồng/ngày tùy từng thời điểm. So với thu nhập chung của toàn huyện thì mức thu nhập

của người lao động ở các trang trại này cũng đã đáp ứng được nhu cầu sống của họ.

Xét về lao động của trang trại có thể phân thành: lao động của chủ hộ, lao động thuê ngoài thường xuyên và lao động thuê ngoài theo thời vụ. Các trang trại ở trên địa

bàn chủ yếu là trang trại của hộ gia đình. Vì vậy lao động của chủ hộ chiếm phần lớn

ngày công sản xuất của trang trại, lao động thuê ngoài thường xuyên xấp xỉ gần bằng

với lao động của chủ hộ, lao động thuê ngoài theo thời vụ thì không nhiều. Trong năm

2016, sản xuất trang trại của huyện Thạch Hà đã giải quyết việc làm cho 263 lao động, trong đó lao động của chủ hộ là 33 người, chiếm 12,54% tổng lao động của các trang

trại; lao động thuê ngoài thường xuyên là 29 người, chiếm 11,02% tổng lao động của

các trang trại; lao động thuê ngoài theo thời vụ là 201 người, chiếm 76,42% tổng lao động của các trang trại. Đứng về góc độ phân tích hiệu quả xã hội của quá trính sản

xuất kinh tế mà cụ thể là sản xuất kinh doanh theo mô hình trang trại thì số lượng lao động thuê ngoài càng nhiều thì càng làm cho hiệu quả xã hội càng tăng vì nó giải

quyết được công ăn việc làm cho người dân ở địa phương, góp phần nâng cao thu nhập

và ổn định đời sống cho họ. Tuy nhiên, lao động thuê ngoài càng nhiều thì hiệu quả

sản xuất kinh doanh càng giảm, điều này sẽ làm cho lợi nhuận của các trang trại sẽ

giảm theo.

Thực tế cho thấy, tuy mới được hình thành và phát triển không lâu nhưng việc sản xuất

của các mô hình trang trại trên địa bàn huyện Thạch Hà đã giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi của địa phương, giúp họ tăng thêm thu nhập, góp

phần xóa đói giảm nghèo cho người dân và đồng thời góp phần làm cho kinh tế của

huyện nhà được phát triển hơn. Sự phát triển của các mô hình trang trại trên đại bàn huyện Thạch Hà đã góp phần rất lớn vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa kinh doanh, tạo điều kiện tốt cho các tiến bộ

khoa học – kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phục vụ cho xuất khẩu đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước.

3.4.1.3. Hiệu quả môi trường

Sản xuất trang trại trên địa bàn huyện Thạch Hà đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện môi trường sinh thái, các trang trại tổng hợp, trang trại lâm nghiệp ngày

càng tăng lên về số lượng và diện tích, đây là điều kiện tốt để phủ xanh đất trống, đồi

núi trọc, hạn chế việc xói mòn, rửa trôi ở khu vực đồi núi. Việc phát triển trang trại,

nhất là các trang trại chăn nuôi đã góp phần làm cho môi trường không khí thêm trong sạch, làm cho khí hậu của vùng biến đổi theo hướng tích cực.

Mức đầu tư phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong các trang trại trên

địa bàn huyện cũng là một vấn đề cần quan tâm bởi nó ảnh hưởng rất nhiều tới môi trường xung quanh. Trong nông nghiệp sử dụng phân bón hóa học với mục đích tăng năng suất cây trồng nhưng mặt trái của nó là ô nhiễm đất và làm ô nhiễm nguồn nước do tăng độ phì bởi các nguyên tố N, P, K... Các loại thuốc trừ sâu và diệt cỏ hiện nay là

các chất bền vững dễ bị hấp thụ vào đất, phá hủy cây trồng, xâm nhập vào chuỗi dinh dưỡng, cản trở hoạt động sống của nhiều loài sinh vật.

Theo kết quả điều tra cho thấy, hơn 90% chủ trang trại cho biết tình hình sử

dụng phân bón cho cây trồng như hiện nay giúp tăng năng suất cây trồng, bù đắp lượng dinh dưỡng cho đất chứ không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đất. Một

nửa lượng phân sử dụng cho sản xuất cây trồng là phân chuồng đã ủ mục được tận

dụng từ chất thải của chăn nuôi, điều này giúp giảm chi phí vừa góp phần bảo vệ môi trường đất.

Qua điều tra về thực trạng sử dụng thuốc BVTV và hóa chất tiêu trùng khử độc trong các trang trại trên địa bàn huyện năm 2016, tôi nhận thấy các nhóm thuốc sử

dụng rất đa dạng, sử dụng trị đúng bệnh, đúng liều lượng cho phép.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì sản xuất trang trại vẫn còn tồn tại

những mặt hặn chế như:

- Việc sản xuất trang trại nuôi trồng thủy sản gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường xung quanh do lượng thức ăn dư thừa trong nước thải của các hồ cá đổ ra mương, cống và khu vực xung quanh mà không qua xử lý; về lâu dài nguồn nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 63 - 73)