Thực trạng phát triển kinh tế trangtrại ở Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 30 - 31)

L Ờ IC ẢM ƠN

1.2.5.Thực trạng phát triển kinh tế trangtrại ở Việt Nam trong thời gian qua

Trong những năm qua, kinh tế trang trại ở nước ta đã phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô diện tích, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao tỷ suất

nông sản hàng hóa, tạo ra nhiều hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Chủ các trang trại đã chủ động đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất, đã tổ chức chuyên môn hóa kết hợp với sản xuất kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài để tạo nguồn vốn đầu tư. Đặc biệt, chủ trang trại đã biết

lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất, phẩm chất tốt và phù hợp với điều

kiện của địa phương mình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của trang trại. Các trang trại đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở nhiều vùng, nhằm làm cho nền nông nghiệp nước ta ngày càng có nhiều thay đổi tích cực hơn, đưa đời sống người nông dân nông

thôn thoát khỏi cảnh đói nghèo. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, vướng

mắc cần tháo gỡ để mở đường cho kinh tế trang trại phát triển và thực sự trở thành mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. Những khó khăn trong việc sản xuất trang trại thường gặp là:

- Về đất đai: Mặc dù chủ trang trại có nhiều cố gắng tích cực trong việc mở

rộng diện tích canh tác, những việc tích tụ, tập trung ruộng đất vẫn còn diễn ra rất

chậm. Một số nơi chủ trang trại đã được phép thuê đất của hợp tác xã, chính quyền,

nông, lâm trường để sản xuất nhưng vẫn chưa được hưởng đầy đủ các quyền lợi của

mình trong việc sử dụng đất. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ

trang trại vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Vì vậy, các chủ trang trại vẫn chưa thực

sự yên tâm đầu tư sản xuất kinh doanh và chưa mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa

học – kỹ thuật vào sản xuất nên hiệu quả sử dụng đất chưa cao.

- Về vốn: Thực tế cho thấy, vốn đầu tư của các trang trại đang còn ở mức rất

thấp, do vậy không đủ vốn đầu tư vào sản xuất, mua sắm máy móc cũng như đầu tư

vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, hạn và lãi suất cho vay của Nhà nước hiện

nay vẫn chưa phù hợp với việc đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Hơn thế nữa, thủ tục

cho vay vẫn còn quá phức tạp, gây khó khăn cho các chủ trang trại.

- Về khoa học – kỹ thuật: Cũng từ việc thiếu vốn và sự vướng mắc trong chính

sách đất đai nên các chủ trang trại chưa thể đầu tư vào lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, chưa áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, mà chủ yếu theo đường lối thủ công, sử

dụng nhiều lao động nên năng suất thấp, chất lượng sản phẩm làm ra chưa đạt yêu cầu

nhất là đối với xuất khẩu ra nước ngoài. Hầu hết các chủ trang trại phải bán sản phẩm ở dạng thô, chưa qua chế biến nên giá thấp, chưa thể cạnh tranh trên thịtrường.

- Về các chủ trang trại: Thực tế các chủ trang trại ở nước ta đều có trình độ văn

hóa không quá cao cũng như chưa có trình độ chuyên môn. Vì vậy, việc nắm bắt

những kiến thức khoa học – kỹ thuật cũng như những thông tin về thị trường còn nhiều

hạn chế và chưa kịp thời. Việc điều hành công việc sản xuất kinh doanh của các chủ

trang trại chủ yếu còn dựa vào kinh nghiệp là chính, sự lụa chọn hướng sản xuất kinh doanh chưa căn cứ trên cơ sở khoa học, nhất là rất yếu kém trong khâu tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Về phía Nhà nước: Chưa có sự quy hoạch rõ ràng, đồng bộ trong việc phát

triển kinh tế trang trại; việc đưa ra các chỉ tiêu để xác định trang trại còn nhiều điều chưa hợp lý; quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại

còn diễn ra chậm gây khó khăn cho các chủ trang trại trong việc sử dụng đất của

mình.[8], [14]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng phát triển kinh tế trang trại tại huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh (Trang 30 - 31)